Chọn điểm, chôn mốc địa chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống định vị toàn cầu xây dựng lưới địa chính cụm 07 xã, thị trấn, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa​ (Trang 46 - 50)

3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

3.2.3. Chọn điểm, chôn mốc địa chính

3.2.3.1. Chọn điểm địa chính

- Đảm bảo góc nhìn xung quanh điểm không bị che khuất là 150o. Trường hợp có hướng bị che khuất khi lập lịch đo phải chọn đủ 5 vệ tinh chung cho các trạm đo đồng thời có quỹ đạo không đi qua hướng đó.

- Cách xa các trạm phát sóng mạnh như trạm vi ba, trạm biến thế điện > 500m. - Từng cặp điểm phải thông hướng với nhau.

- Quy định đánh số hiệu điểm: Để tiện cho việc lưu trữ quản lý và khai thác sau này, điểm tọa độ địa chính được đánh theo cách sau: Đầu tiên là tên viết tắt của cụm từ “địa chính” (ĐC) tiếp theo là tên huyện (TH) cuối cùng là số thứ tự điểm:

ĐC QX-01

Mốc tọa độ địa chính có cấu tạo và được chôn theo quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính. cụm 7 xã, thị trấn Nguyên Bình, Hải Hòa, Hải Nhân, Hải Thanh, Phú Lâm, Phú Sơn và thị trấn Tĩnh Gia

Bảng 3.3: Số điểm thiết kế trên địa bàn khu đo

STT Hạng mục công việc Đơn vị tính Khối lượng

I Điểm khởi tính

1 Tìm, tiếp điểm hạng cao Điểm 6 2 Chôn mốc Điểm 56 3 Đo lưới GPS Điểm 56 4 Tính toán bình sai Điểm 62

II Khối lượng chi tiết

1 Xã Nguyên Bình Điểm 10 2 Xã Hải Hòa Điểm 6 3 Xã Hải Nhân Điểm 11 4 Xã Hải Thanh Điểm 4 5 Xã Phú Lâm Điểm 6 6 Xã Phú Sơn Điểm 12 7 Thị trấn Tĩnh Gia Điểm 2 7 Xã Ninh Hải Điểm 1

Bảng 3.4: Toạ độ các điểm gốc

TT Số hiệu điểm Tọa độ Độ cao

X (m) Y (m) h (m)

TT Số hiệu điểm Tọa độ Độ cao X (m) Y (m) h (m) 2 220413 2152058,740 579428,190 2,584 3 220416 2149161,785 585028,884 92,023 4 220419 2148112,957 571949,341 35,716 5 220431 2153518,681 570785,272 35,165 6 220446 2152073,673 568174,717 84,217

3.2.3.2. Đúc mốc, chôn mốc, xây tường vây, lập ghi chú điểm

Việc đúc mốc đảm bảo bê tông đạt mác 200 (theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453-1995).

Quy cách mốc, tường vây tuân thủ theo Phụ lục 06 - kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính, cụ thể: - Kích thước mốc địa chính: + Đáy dưới: 40.0 cm x 40.0 cm + Đáy trên: 20.0 cm x 20.0 cm + Chiều cao: 50.0 cm - Nắp mốc có kích thước: 20 cm x 20 cm, cao 10 cm.

Hình 3.3: Quy cách mốc địa chính

(Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành năm 2014)

- Chôn mốc: Khảo sát thực địa để chuyển bản thiết kế ra thực địa sau khi chọn điểm theo thiết kế và điều kiện địa hình thực tế, tiến hành đóng cọc đánh dấu hoặc đào hố đánh dấu điểm đã chôn.

- Tất cả các mốc địa chính đều được xây tường vây bảo vệ theo đúng qui cách mốc qui định, bề mặt tường vây ghi chú theo đúng quy trình quy phạm.

Hình 3.4: Sơ đồ chọn điểm, chôn mốc

- Sau khi chôn mốc, xây tường vây xong tiến hành lập biên bản bàn giao mốc theo mẫu trong Phụ lục 08 - kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Lập ghi chú điểm: ghi chú điểm địa chính được lập theo mẫu ở Phụ lục số 07 - kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống định vị toàn cầu xây dựng lưới địa chính cụm 07 xã, thị trấn, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa​ (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)