Tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn và Khái Hưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết luận đề của khái hưng (Trang 26)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn và Khái Hưng

Tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn

Đầu thế kỉ XX, tầng lớp trí thức Tây học ở nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ. Họ tiếp nhận và chiụ ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa phương Tây hiện đại. Vì thế ý thức cá nhân trong họ trỗi dậy mạnh mẽ, trong khi đó chế độ gia đình phong kiến vẫn đầy rẫy những tập tục lạc hậu. Cuộc đối đầu giữa hai phe cũ - mới ngày càng căng thẳng quyết liệt, khó có thể dung hòa. Trước tình hình trên của xã hôi, Tự lưc văn đoàn nhanh chóng cho ra đời nhiều tác phẩm

có nội dung chống lễ giáo phong kiến, đòi giải phóng con người cá nhân. Những tác phẩm này ngay từ khi mới ra đời đã nhận được sự ủng hộ, yêu mến của đại đa số độc giả trẻ tuổi, những người đang khao khát sống cuộc đời tự do. Mở đầu cho cuộc chiến chống lễ giáo phong kiến, giải phóng con người cá nhân là cuốn tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng. Ở tiểu thuyết

này, tuy luận đề chống lễ giáo phong kiến chưa được đặt ra trực tiếp nhưng thông qua những hành động, suy nghĩ của các nhân vật, nhà văn gián tiếp phê phán những tập tục lạc hậu của chế độ đại gia đình. Nhà văn kín đáo lên án sự kìm hãm quyền được yêu, được tự do lựa chọn hạnh phúc lứa đôi. Bởi thế từ khi mới ra đời, tác phẩm nhận được sự chào đón nồng nhiệt của độc giả. Bạn đọc nói chung và thanh niên nói riêng đã tích cực ủng hộ cho Tự lực văn đoàn.

. Đây chính là yếu tố thúc đẩy, cổ vũ nhóm tiếp tục sáng tác các tiểu thuyết có

luận đề chống lễ giáo phong kiến.

Các tiểu thuyết ra đời sau Hồn bướm mơ tiên như Đoạn tuyệt, Nửa chừng

xuân, Lạnh lùng, Gia đình, Thoát ly, Thừa tự đã trực tiếp tấn công vào thành trì

của lễ giáo phong kiến. Các tiểu thuyết này đã phê phán nền luân lí bảo thủ, phê phán những thứ mà phái cũ gọi là truyền thống, gia phong nền nếp. Cụ thể đó là chế độ đa thê với quan niệm “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có môt chồng” trong các tiểu thuyết Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt; là mâu thuẫn muôn đời giữa mẹ chồng nàng dâu với quạn niệm nghiệt ngã “mất tiền mua mâm bà đâm cho thủng” trong Đoạn tuyệt; là chế độ hôn nhân gả bán và tư

tưởng phải “môn đăng hộ đối” trong cả Đoạn tuyệt Nửa chừng xuân; là

nghĩa vụ tam tòng và bổn phận thủ tiết của người đàn bà theo quan niệm “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” trong tác phẩm Lạnh lùng.

Trong các tiểu thuyết luận đề, Tự lực văn đoàn đã dụng công xây dựng các nhân vật lí tưởng nhằm làm sáng tỏ luận đề của mình và thể hiện tôn chỉ, mục đích hoạt động văn chương của nhóm. Theo giáo sư Hoàng Xuân Hãn thì

Tự lực văn đoàn là những cây bút “thấm nhuần văn hóa Pháp”. Các sáng tác

của họ chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây mới mẻ. Họ ca ngợi và cổ vũ cho cái mới, họ đi tiên phong trong công cuộc đổi mới tư duy nghệ thuật lúc bấy giờ. Nhanh chóng nắm bắt xung đột giữa mới và cũ trong xã hội, các nhà văn của Tự lực văn đoàn sử dụng văn chương như một thứ vũ khí chống lại

những nền nếp, ý thức, tư tưởng đã lỗi thời. Bởi thế tiểu thuyết luận đề đã trở thành hình thức văn chương có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu đấu tranh của văn đoàn Tự lực. Tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn đi theo hai hướng:

Thứ nhất là đấu tranh chống lễ giáo phong kiến và giải phóng con người cá nhân; thể hiện những khát vọng về cuộc sống tự do, được hưởng hạnh phúc, được tự do yêu đương: Trong các sáng tác của Tự lực văn đoàn, chúng ta thấy có cái tôi cá nhân mạnh mẽ, luôn khao khát được sống, được yêu, luôn muốn thoát ra khỏi sự ràng buộc của những hủ tục luật lệ khắt khe. Bởi vậy, cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai phe cũ và mới đã diễn ra. Một bên là những thanh niên

trí thức đại diện cho những tư tưởng tiến bộ của thời đại. Một bên là những nhân vật đại diện cho nền luân lí truyền thống luôn khăng khăng giữ lấy quan điểm của mình. Thông qua các tiểu thuyết luận đề, Tự lực văn đoàn phê phán

mạnh mẽ lễ giáo phong kiến đã chà đạp lên quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc chính đáng của cá nhân con người.

Thứ hai là cải cách xã hội: Nội dung cải cách xã hội trong các tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn mang đậm màu sắc cải lương tư sản. Những tiểu thuyết theo hướng này là Gia đình của Khái Hưng, Con đường sáng của Hoàng Đạo. Ở tiểu thuyết Gia đình như đã nói, tác giả Khái Hưng ca ngợi những địa chủ giàu lòng nhân ái, biết quan tâm tới cuộc sống khổ cực của người nông dân. Họ có những việc làm thiết thực nhằm cải thiện cuộc sống của những người dân nghèo. Ở tác phẩm Con đường sáng tác giả Hoàng Đạo lại vẽ lên

bức tranh đẹp về một cuộc sống mới của người nông dân. Ở đó có sân vận động, thư viện…địa chủ và nông dân cùng nhau vui vẻ mỗi khi được mùa. Tuy nhiên, tất cả chỉ là hiện thực giả tạo, là những viễn cảnh không bao giờ có thật. Nó được vẽ lên bởi trí tưởng tượng có phần chủ quan của nhà văn. Hơn nữa cốt truyện và nhân vật được xây dựng một cách quá khiên cưỡng, gượng ép nhằm chứng minh cho luận đề mà nhà văn đã đặt ra. Do đó tiểu thuyết luận đề đi theo hướng này không thu được thành công.

Tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng

Khái Hưng có sáng tác ở nhiều thể loại: kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết. Kịch gồm có Tục lụy (1937), Đồng bệnh (1942). Truyện ngắn gồm những tác

phẩm như: Dọc đường gió bụi (1936), Tiếng suối reo (1937), Đợi chờ (1939), Đồng xu (1939), Đội mũ lệch (1941). Tiểu thuyết chiếm số lượng nhiều hơn so

với hai thể loại trên. Đó là các tác phẩm: Hồn bướm mơ tiên (1933), Nửa chừng

xuân (1934), Gia đình (1935), Trống mái (1936), Thoát ly (1936), Thừa tự

(1940), Hạnh (1940), Những ngày vui (1941), Đẹp (1941) … Trong đó Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Trống mái, Gia đình, Thoát ly, Thừa tự là những cuốn tiểu thuyết có tính chất luận đề.

Chống lễ giáo phong kiến, giải phóng con người cá nhân là cảm hứng chủ đạo và cũng là cảm hứng dồi dào nhất trong suốt sáng tác của Khái Hưng. Bằng hai cuốn tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên và Nửa chừng xuân, Khái Hưng đã trở thành người đầu tiên của Tự lực văn đoàn tấn công vào thành trì của lễ giáo phong kiến. Nếu như Hồn bướm mơ tiên mới chỉ là sự hé mở về một cuộc chiến chống lại tư tưởng bảo thủ của chế độ đại gia đình phong kiến thì đến

Nửa chừng xuân, ngòi bút của nhà văn đã trực diện tấn công vào những phép tắc luật lệ hà khắc, nghiệt ngã của xã hội này. Qua tác phẩm, Khái Hưng đã khẳng định quyền tự do hôn nhân của con người.

Ở các tiểu thuyết Gia đình, Thoát ly, Thừa tự, Khái Hưng tiếp tục đả phá lễ giáo phong kiến. Mỗi tác phẩm khai thác một vấn đề, nhưng đều thể hiện tinh thần phản phong quyết liệt. Trong tiểu thuyết Gia đình, tác giả đi vào mô tả sự rạn nứt của đại gia đình phong kiến do tác động của xã hội tiến bộ. Ở

Thoát ly, nhà văn mô tả rất chân thật và sinh động sự vô nhân đạo của chế độ

đa thê, đồng thời lên án cảnh mẹ ghẻ áp bức hành hạ con chồng. Đến Thừa tự

Khái Hưng lại vẽ lên bức tranh về một gia đình quyền thế mà toàn những kẻ hám lợi, nên ghen ghét thù oán lẫn nhau. Vẫn tiếp nối cảm hứng phê phán chế độ đa thê nhưng ở đây Khái Hưng tập trung vào mối quan hệ dì ghẻ con chồng. Mối quan hệ ấy thể hiện qua vấn đề thừa tự. Lợi ích của việc thừa tự là căn nguyên gây ra những bất hòa, thù hận giữa những người ruột thịt.

Trong tiểu thuyết luận đề, Khái Hưng không chỉ tấn công vào lễ giáo phong kiến, đòi giải phóng con người cá nhân, mà còn gửi gắm vào đó ước mơ cải cách xã hội, mong muốn đem đến cuộc sống mới tốt đẹp hơn cho người dân quê nghèo khổ. Một số nhân vật địa chủ trong tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng vừa ý thức rõ về quyền sống cá nhân, có lối sống mới vừa đặc biệt quan tâm đến đời sống của người nông dân. Họ gần gũi giúp đỡ những người nghèo khổ. Mong ước của họ là cải cách xã hội và thay đổi cuộc sống của những người dân quê. Tiểu thuyết Gia đình là tiếng nói ca ngợi những địa chủ tân học có tấm lòng nhân ái. Họ đã đào giếng, mở trường học, mang đến một cuộc sống văn minh cho người nông dân nghèo.

Khái Hưng tập trung thể hiện xung đột giữa cái mới và cái cũ nên tiểu thuyết luận đề của ông thường có hai kiểu người. Những thanh niên thấm nhuần tư tưởng hiện đại của phương Tây thì coi trọng tự do yêu đương và tự do hôn nhân. Trong khi đó, các bậc phụ huynh đại diện cho tư duy truyền thống lại quan niệm lấy vợ là phải tìm nơi môn đăng hộ đối. Trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân, Khái Hưng đã đả phá mạnh mẽ những tập tục không còn hợp thời,

những thứ từng ngày, từng giờ phong tỏa cuộc sống tự do của con người. Qua các tiểu thuyết của mình, Khái Hưng tố cáo chế độ đại gia đình phong kiến hàng nghàn năm qua đã đặt quy tắc lên trên tự do, đặt luân thường lên trên nhân đạo.

Có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng. Tuy nhiên đa số các ý kiến đều nghiêng về khen ngợi. Giáo sư Hà Minh Đức nhận xét: “Đến Thừa tự, Gia đình, Thoát ly, Khái Hưng bộc lộ mặt mạnh của ngòi bút đi sâu vào cảnh ngộ của những gia đình giàu có, phát hiện ra những mâu thuẫn, những rạn nứt khó hàn gắn do tính chất lỗi thời của lễ giáo phong kiến và quyền lực của đồng tiền gây ra”.

Tiểu kết chương 1

Có thể nói, tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn nói chung và của Khái Hưng nói riêng đã tạo nên những giá trị mới cho văn học nước nhà. Bởi lẽ các nhà văn đã tìm được hướng đi, có mục tiêu đấu tranh, lại mở ra những khát vọng và quyền sống cho cá nhân con người. Đây chính là những điểm cách tân và cũng là đóng góp tích cực của Tự lực văn đoàn cho sự đổi mới của văn

chương Việt Nam những năm 30 của thế kỷ XX.

Với sự đóng góp về cả số lượng và chất lượng tác phẩm, Khái Hưng giữ vai trò là nhà văn trụ cột, có khả năng sáng tạo dồi dào nhất trong nhóm Tự lực văn đoàn. Ông là nhà tiểu thuyết có tài năng và đã góp phần làm cho thể loại này trở thành chủ lực của văn đoàn mình. Sáng tác của Khái Hưng góp phần quan trọng để tạo nên sức hấp dẫn cho văn chương của văn đoàn Tự lực.

Chương 2

CÁC LUẬN ĐỀ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KHÁI HƯNG 2.1. Chống lễ giáo và đại gia đình phong kiến

Chống lễ giáo và đại gia đình phong kiến là sở trường và là địa hạt Khái Hưng gặt hái được nhiều thành công hơn cả. Bởi lẽ ông có rất nhiều thuận lợi.

Thuận lợi thứ nhất là: Khái Hưng đã sống và sáng tác trên tinh thần chống phong kiến quyết liệt của Tự lực văn đoàn. Từ tôn chỉ, mục đích đến các hoạt động sáng tạo của nhóm đều hướng đến việc “làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa”. Với lập trường duy tân cấp tiến của người trí thức tư sản Tây học, các nhà văn của văn đoàn Tự lực đã chống phong kiến rất mạnh mẽ. Giáo sư Thanh Lãng từng nhận xét: “Điều tai ác đáng chú ý hơn cả là Tự lực văn đoàn coi việc đả phá, đàn áp, tiêu diệt Nho giáo như là một trong chín

tôn chỉ mà tất cả mọi người trong văn đoàn hầu như phải uống máu ăn thề với nhau mà triệt để thi hành. Có nhiều nhà văn, nhiều tổ chức đôi khi cũng lên tiếng đả kích Nho giáo rất kịch liệt phũ phàng, nhưng chưa có ai coi việc đàn áp Nho giáo là tôn chỉ cả. Tất cả cái khác, cái mới quyết liệt, cái mới phũ phàng của Tự lực văn đoàn là ở chỗ ấy” [23, tr. 29].

Thuận lợi thứ hai là: Nhà văn đã từng sống nhiều trong môi trường trưởng giả. Sinh ra và lớn lên ở một gia đình quan lại phong kiến, sau này bố mẹ, anh em bên vợ cũng đều là quan lại thời ấy nên ông hiểu rất rõ những xung đột về tiền tài, về nếp sống, tư tưởng, tâm lý của tầng lớp này. Bản thân Khái Hưng từng chịu cảnh dì ghẻ con chồng với bao nhiêu khổ ải khiến ông vô cùng căm ghét. Ta hãy nghe Trần Khánh Triệu, con nuôi của Khái Hưng kể lại: “Sinh trưởng trong một gia đình quan lại nhưng ngay từ tấm bé, theo lời mẹ tôi thuật lại, ba tôi đã phải chịu đựng cảnh hành hạ của bà dì ghẻ khắc nghiệt” [50, tr.150 ]. Mặt khác nhà văn lại được học hành, tiếp xúc với lối sống phóng túng, tự do, bình đẳng của phương Tây. Do đó việc chống lễ giáo và đại gia đình phong kiến đối với Khái Hưng là một lẽ đương nhiên.

Thuận lợi thứ ba là: Khái Hưng rất nghiêm túc trong công việc. Với ông, viết văn là phản ánh những gì trông thấy, nghe thấy, là bộc lộ thành thật những điều

“giấu kĩ ở tận đáy lòng, những nỗi băn khoăn, những sự vui mừng, lo sợ, tức tối, thèm muốn, ghen ghét đang ẩn náu trong khối óc, trong trái tim ta” [15, tr. 6 ].

Những điều kiện trên khiến cho cảm hứng chống phong kiến trở thành nguồn sáng tạo dồi dào và thường trực trong sáng tác của Khái Hưng. Làm báo, ông phê phán lễ giáo và đại gia đình phong kiến quyết liệt. Viết tiểu thuyết, ông mở đầu cho những tiểu thuyết phản phong của Tự lực văn đoàn. Hồn bướm mơ

tiên và Nửa chừng xuân là những tiểu thuyết chống phong kiến đầu tiên của văn đoàn này. Nếu Hồn bướm mơ tiên mới chỉ phác họa và hé mở cuộc chiến

chống chế độ đại gia đình, thì đến Nửa chừng xuân, ngòi bút của Khái Hưng đã trực tiếp chĩa mũi tấn công vào lễ giáo và đạo đức phong kiến (hạnh phúc lứa đôi của Mai và Lộc bị bà mẹ Lộc ngăn trở dẫn đến tan vỡ). Ngoài ra ở Nửa chừng xuân nhà văn còn tái hiện cảnh người dân thôn quê bị cường hào áp bức,

bóc lột.

Ở các tiểu thuyết tiếp theo như: Trống mái, Gia đình, Thoát ly, Thừa tự,

Khái Hưng tiếp tục tấn công vào thành trì của lễ giáo phong kiến. Mỗi tác phẩm khai thác một nội dung, nhưng đều thể hiện tinh thần phản phong quyết liệt, mạnh mẽ. Trống mái biểu dương lối sống tự do, hồn nhiên, khỏe khoắn,

lành mạnh, vượt ra khỏi sự gò bó, tẻ nhạt, nhàm chán của môi trường trưởng giả. Gia đình là bản cáo trạng kết tội xã hội phong kiến về nhiều phương diện. Đó là chế độ quan trường, thói háo danh, tục lệ ma chay, khao vọng, giỗ chạp…Đến Thoát ly, Khái Hưng tiếp tục phê phán chế độ đa thê, quan hệ dì

ghẻ con chồng, đề cao hôn nhân tự do một vợ một chồng. Tác phẩm Thừa tự lại phản ánh mâu thuẫn giữa mẹ kế với con chồng xoay quanh vấn đề thừa tự.

Có thể nói, chống phong kiến là cảm hứng chủ đạo trên suốt chặng đường dài của tiểu thuyết Khái Hưng. Nhà văn đã trở đi trở lại và thu hoạch được nhiều thành công ở chủ đề này. Nhiều bức tranh, nhiều hình tượng nghệ thuật của ông có giá trị hiện thực, giá trị phản phong sâu sắc.

Tiểu thuyết chống phong kiến của Khái Hưng và của các nhà văn khác trong Tự lực văn đoàn giống nhau ở ba điểm sau đây:

Đối tượng Khái Hưng và những người Tự lực hướng đến là môi trường,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết luận đề của khái hưng (Trang 26)