Các tiểu loại nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết luận đề của khái hưng (Trang 70 - 78)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Các tiểu loại nhân vật

Sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp trong những năm 30 của thế kỉ XX, một số trí thức đã nhận thấy sức mạnh của phương Tây và sự lạc hậu của

xã hội ta. Họ không bằng lòng với thực trạng của nước nhà và muốn thoát khỏi tình cảnh lệ thuộc. Họ thấy cần phải nâng cao dân trí, cải tạo xã hội. Nhưng họ không phủ nhận triệt để, không thấy cần thay đổi tận gốc rễ chế độ hiện thời. Bởi thế Tự lực văn đoàn đã dùng báo chí, văn chương, nghệ thuật và các hoạt động xã hội để vận động cải cách trong khuôn khổ một nước thuộc địa. Các tác phẩm văn chương của họ đóng một vai trò không nhỏ trong tiến trình vận động đổi mới. Họ mô tả cuộc đấu tranh mới - cũ, tích cực cổ vũ, quảng bá, nâng cao đời sống mới. Từ những quan niệm mới về con người, Khái Hưng cùng những nhà văn Tự lực không chấp nhận mô hình con người cũ, những con người của

gia đình, họ hàng, làng xã. Đồng thời thế vào đấy, họ tập trung đề cao, khẳng định mẫu hình nhân vật mới. Đó là những con người trẻ tuổi, tân thời, được tiếp thu văn minh phương Tây nên rất trọng tự do cá nhân.

Tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng đã thể hiện một quan niệm, một cách cảm nhận mới về con người. Ở đó nhân vật đã không còn những ước lệ, công thức như trong văn học cổ. Tác giả đã ý thức rất rõ về nhiệm vụ của nhà tiểu thuyết “là chỉ tả ra những cảnh ngộ, những hình trạng, những tính tình của một xã hội, của một thời đại mà thôi” [47, tr. 86]. Trong hành trình sáng tạo, tác giả đã nỗ lực tìm tòi khám phá, mô tả mẫu hình con người ở thời đại của ông.

Nhân vật đại diện cho lễ giáo và đại gia đình phong kiến

Khái Hưng là nhà văn Tây học, được tiếp thu những tinh hoa văn hóa, văn học phương Tây. Hơn nữa, sinh ra trong một gia đình quan lại, Khái Hưng hiểu rõ những xấu xa, bi kịch trong các gia đình quyền thế. Với lập trường duy tân cấp tiến cùng sự trải nhiệm cuộc sống của bản thân, theo Mục đích, Tôn chỉ của

Tự lực văn đoàn, Khái Hưng đã khám phá, miêu tả những mẫu hình nhân vật

đại diện cho lễ giáo và đại gia đình phong kiến.

Dưới cái nhìn của Khái Hưng và các nhà văn Tự lực, lễ giáo phong kiến

cũng như lối sống cũ đã trở nên lạc hậu, lỗi thời. Đó là thế lực cản trở tiến bộ, văn minh cần phải kiên quyết loại bỏ. Tư tưởng, thái độ ấy như một nguyên tắc

cơ bản chi phối tư duy nghệ thuật và sự tìm tòi, khám phá, miêu tả nhân vật của Khái Hưng.

Khái Hưng có sở trường trong việc xây dựng những nhân vật phụ nữ đại diện cho tầng lớp trên. Tuy hoàn cảnh, địa vị, hành động, tính cách mỗi người một khác nhưng họ đều là đại diện của giai cấp phong kiến và tiểu tư sản.

Hình tượng bà Án, biểu tượng của lễ giáo và đại gia đình phong kiến được Khái Hưng khắc họa rõ nét ở tiểu thuyết Nửa chừng xuân. Trong lời giới thiệu

cuốn sách Văn xuôi lãng mạn Việt nam (1930 - 1945) nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung đã nhận xét: “Lực lượng cũ tập trung ở nhân vật bà Án, một mệnh phụ “ở ăn thì nết cũng hay - nói điều ràng buộc thì tay cũng già”. Đây không phải là một chân dung biếm họa đơn giản mà là một hình tượng nghệ thuật chân thực, cho thấy chính những quan niệm, lề thói phong kiến đã giết chết lương tâm, lương tri ở người đàn bà quý tộc này, khiến bà trở thành độc ác, thủ đoạn hèn hạ, một “hung thần” phá hoại hạnh phúc tuổi trẻ” [19, tr. 27]. Đọc tác phẩm, ta thấy nhận xét đó rất đúng. Bởi lẽ bề ngoài bà Án đề cao lễ nghi, tập tục cổ (với những “ngũ luân, ngũ thường”, “tam tòng, tứ đức”) nhưng thực chất bên trong bà đã không còn lòng nhân ái và sự tôn trọng đối với những người ở tầng lớp dưới mình. Nhân vật bà Án được miêu tả khá cụ thể, chân thực, không sơ lược, đơn giản. Con người này luôn có ý thức về quyền hành của kẻ có địa vị và tiền bạc. Đây cũng là một bà mẹ vừa nghiêm khắc vừa xảo quyệt. Mặc dù đã có lúc bà Án nhắc đến chữ nhân của đạo Nho nhưng về bản chất bà chỉ là một kẻ tàn nhẫn, ích kỷ, xa lạ với mọi người.

Những người đàn bà ở tầng lớp trên cũng được Khái Hưng miêu tả, phê phán xác đáng ở tiểu thuyết Gia đình. Trong tác phẩm này Khái Hưng đã miêu tả đủ hết các hạng người. Phụng quá quắt, hợm hĩnh một cách khó chịu. Cô tỏ ra khinh bỉ, lấn át em chỉ vì chồng mình là tri huyện. Nga lại hay ghen tỵ, so bì, không chịu được cảnh kẻ khác giàu có, sang trọng, sung sướng hơn mình. Cô chỉ để tâm đến những hào nhoáng bề ngoài và những danh giá hão huyền. Bởi thế cô chán nản, khổ sở vì mình chỉ là một “cô Tú” trong khi chị mình là một “bà Huyện”. Cô đau đớn khi thấy cha khinh rẻ chồng mình và tha thiết chồng

chị. “Cũng là con, cũng là rể, nàng bảo thế, một đàng thầy coi như viên ngọc quý, một đàng thầy coi như hòn sỏi, hòn gạch, chịu sao được” [29, tr. 299 ]. Lòng ghen tỵ ấy đã lên đến tột cùng. Khi muốn giúp cuộc nhân duyên giữa Bảo và em gái mình, Nga nghĩ thầm: “Bây giờ chị em tử tế với nhau, yêu nhau như chân như tay. Nhưng nay mai nếu nhà chồng nó thần thế, hách dịch hơn nhà chồng mình, biết đâu nó lại không coi mình như rơm, như rác” [47, tr. 654]. Lòng ghen tỵ ấy đã trở thành lòng nham hiểm, đố kỵ sâu sắc. Nếu Phụng và Nga có lòng đố kỵ ghê gớm thì bà Án lại khôn khéo, quỷ quyệt. Bà nhằm vào điểm yếu của Nga và không bỏ lỡ cơ hội để khiêu khích, châm chọc cô. Trong những lần cãi vã giữa Phụng và Nga, bà Án bênh Phụng và dìm Nga ra mặt. Có lúc bà thẳng thẳng thắn bày tỏ thái độ của mình: “Thì cô bảo cậu ấy đi học rồi thi đỗ tri huyện chứ sao, việc gì phải ghen ghét” [47, tr. 527]. Nhìn vào những mẫu người như vậy, nhà nghiên cứu Trương Chính đã nhận xét: “Tôi chưa từng thấy trong Văn học Việt Nam, một nhà văn, kể cả Nhất Linh, đã tả người đàn bà một cách xác đáng như Khái Hưng, ở đây là người với tất cả những cái nhỏ nhen, tinh quái của người” [47, tr. 656].

Bàn về cách xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Thoát ly nhà văn Vu Gia viết: “Lần theo chặng đường tiểu thuyết của Khái Hưng, đến đây chúng ta có thể khẳng định, phê phán lễ giáo phong kiến và nói đến những tầng lớp trên, thì ngòi bút sắc sảo của ông dựng lên được những bức chân dung sinh động đáng cho những người sáng tác sau ông học tập” [10, tr. 81]. Ở tác phẩm này nhà văn xây dựng thành công hình tượng bà Phán, bà mẹ ghẻ ác độc một cách điển hình. Những lời thực lòng, thực dạ trước khi nhắm mắt lìa đời của người con chồng mà bà luôn tìm cách hành hạ, vẫn không làm cho lòng bà dịu lại: “ bà thẳng người lên, thét: À ra con này láo thực. Bà tội lỗi gì với mày mà mày bảo tha lỗi cho bà, hử con kia? Bà quý hóa mày, bà nâng niu mày như hòn ngọc trên tay…” [10, tr. 81+82]. Hành động của bà trước lời trăng trối của đứa con chồng đủ bộc lộ hết những gì bà cho là “quý hóa”, “nâng niu”. Qua Thoát ly

Khái Hưng làm cho hình ảnh người dì ghẻ trong truyện “ngày xửa ngày xưa” như hiện ra sừng sững trước mắt độc giả.

Trong cuốn tiểu thuyết Thừa tự, Khái Hưng miêu tả khá chân thực nhân vật đại diện cho lễ giáo và đại gia đình phong kiến. Nhà văn quan sát, miêu tả tỉ mỉ những cử chỉ, điệu bộ, ngôn ngữ của bà Ba. Ông cũng tỏ ra sắc sảo và có sở trường khi miêu tả những chuyện đời thường, đời tư, những phương diện phức tạp trong cuộc sống hàng ngày.

Tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng cũng tập trung khám phá miêu tả, phê phán khá mạnh mẽ những địa chủ, quan lại trong xã hội đương thời.

Trong Nửa chừng xuân, nhân vật Hàn Thanh là người giàu có, xảo quyệt, tàn ác nhất vùng. “Hắn giàu nhất hàng huyện và thứ nhì, thứ ba trong hàng tỉnh”. Hắn có ba người vợ, mỗi người có một dinh cơ riêng. Hắn là một con cáo già chuyên hà hiếp người dân và không bao giờ “kém cạnh nước gì”. Vì tư thù, hắn có thể sai người đốt nhà người khác. Lão cường hào ấy vừa ngọt nhạt dụ dỗ vừa đe dọa Mai: “Nhà cô mà tôi đã không mua thì tôi đố đứa nào ở vùng này dám mua nổi. Không những thế, còn khốn khổ cực nhục với tôi nữa” [47, tr. 73].

Ở tiểu thuyết Gia đình, Khái Hưng đã lên án mạnh mẽ tầng lớp quan lại

dưới thời Pháp thuộc. Nhân vật tiêu biểu trong đó là huyện Viết. Từ ngày nhậm chức, hắn bắt đầu biến chất, trở thành kẻ tham nhũng, sa đọa. Có lúc chính hắn tự nhận mình có thói quen tàn ác. Nếu như ban đầu làm một việc bất nhân hắn cảm thấy bứt dứt, áy náy thì về sau Viết trơ như đá, vững như đồng khi có những hành vi dã man, tàn ngược. Thấy bạn đồng nghiệp nào hơi có lòng liêm sỉ là hắn liệt ngay vào hạng đạo đức giả. Viết vốn không phải người tốt, lại sống trong môi trường xấu nên càng lún sâu vào tội lỗi. Qua nhân vật này, nhà văn thể hiện một cái nhìn mới về xã hội. Giờ đây thời thế đã ít nhiều có sự thay đổi, người ta không còn nhìn chức tri phủ, tri huyện như xưa nữa. Đúng như An tự nhủ: “Phải, ta bình tĩnh sao được! Thời nay, hai chữ “quan trường” đã trở nên có cái ý nghĩa ghê sợ, huyền bí. Đến ta, ta cũng rùng mình mỗi khi ta nghe kể những câu chuyện về quan, những công trình tàn ác của một vài viên tri huyện, tri phủ bất lương mà mục đích làm quan là đi bóc lột dân quê ngu dại. Ta biết thế mà ta còn đâm đầu vào!...Hừ, chẳng qua chỉ tại vợ ta, chú ta và cậu

ta, chỉ tại gia đình ta cả!” [29, tr. 306 + 307 ]. Cái chức quan tri huyện tri phủ đến thời điểm này đã “rẻ lắm rồi, bị tai tiếng nhiều lắm rồi”.

Như vậy, Khái Hưng đã có đóng góp trong việc sớm đưa vào văn học hình ảnh những con người đại diện cho tầng lớp địa chủ, quan lại phong kiến. Mẫu hình nhân vật này sẽ được các nhà văn Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao tiếp tục phê phán mạnh mẽ sâu sắc hơn.

Nhân vật đại diện cho những con người mới tự do, Âu hóa

Theo điều 7 trong Tôn chỉ của Tự lực văn đoàn (Trọng tự do cá nhân), khi sáng tác tiểu thuyết, Khái Hưng và các nhà văn trong nhóm đã đặt trọng tâm vào khám phá, miêu tả, quảng bá cho mẫu hình con người cá nhân, cá thể. Khái Hưng khá thành công trong xây dựng mẫu hình con người mới, nhất là hình tượng người trí thưc Tây học và những cô gái mới. Tuy là con những ông tuần, bà án, nhưng họ không theo nền nếp Nho gia hay tập tục cổ truyền ông cha để lại mà họ theo mới, họ trọng tự do cá nhân và nếp sống phương Tây.

Những nhân vật trí thức Tây học trong tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng nhận thức rõ họ không còn phù hợp với lối sống và nền luân lí cũ. Đối với họ, tự do, Âu hóa là tân tiến, thức thời. Nhân vật An trong tiểu thuyết Gia đình

không bao giờ quên rằng “nhờ cha sớm hiểu thời thế nên chàng mới nhận được nền học vấn và giáo dục Âu Tây ngày nay” [47, tr. 499].

Giống như các nhà văn trong nhóm Tự lực văn đoàn, cảm hứng chủ đạo

trong các tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng là tập trung thể hiện những mẫu hình con người có khát vọng về quyền sống cá nhân và nếp sống Âu hóa. Trước hết, đó là hình tượng những thanh niên trí thức, những người có quan niệm hôn nhân mới, tình cảm và lối sống mới.

Đối với những con người mới này, hôn nhân là kết quả của tình yêu tự do chứ không còn là môn đăng hộ đối, là phương tiện tiến thân. Trong Nửa chừng xuân Mai và Lộc đến với nhau hoàn toàn tự nguyện. Lộc thừa nhận khi đã yêu

Mai, anh chỉ nghĩ tới hạnh phúc ái tình. Mai cũng khẳng định xa Lộc cô không thể sống được. Mai muốn lấy Lộc bởi cô yêu chàng chứ không phải điều gì khác.

Miêu tả con người cá nhân, cá thể, Khái Hưng rất đề cao đời sống tình cảm. Đây cũng là một đặc điểm cơ bản, nổi bật trong cách nhìn nhận, miêu tả con người mới của Tự lực văn đoàn. Họ cho rằng con người không “sống như

cỏ cây một đời sống tẻ ngắt và khô khan, phẳng lặng như mặt nước ao tù”. “Cái đời sống cần là đời sống bên trong, đời sống của tâm hồn” [20, tr. 502]. “Chính nhà tiểu thuyết có tài là nhà văn đã diễn tả đúng và thấu đáo cái tâm lý uyển chuyển của người, nhà văn chúng mình có một tâm hồn rất phức tạp và giàu có” [20, tr. 503].

Bởi thế những con người mới trong tiểu thuyết của Khái Hưng còn có tâm hồn phong phú, tinh tế, nhạy cảm. Từ những cuốn đầu tay, khi xây dựng nhân vật, nhà văn đã đi sâu miêu tả đời sống nội tâm.

Trong Hồn bướm mơ tiên tác giả miêu tả rất cụ thể những biến động tâm lý nhân vật Ngọc và tiểu Lan: “Ngọc liếc mắt nhìn chú tiểu, thì chú tiểu vừa đi, miệng vừa lâm dâm cầu nguyện, nét mặt có vẻ mặc tưởng trầm tư.

Cái buồn rất hay lây. Đi cùng đường với một người, từ hình dung cho tới tâm hồn, nhuộm tuyền một vẻ ủ ê chán ngán, Ngọc thấy trong lòng bỗng nẩy ra mối buồn vẩn vơ man mác, đoái nghĩ tới những cảnh náo nhiệt phiền phức ở Hà thành.” [47, tr. 13].

Nửa chừng xuân, Khái Hưng miêu tả những rung động tinh tế trong

tâm hồn Mai: “Thung thăng trên con đường đỏ dưới hạt mưa xuân lấm tấm, Mai mơ mộng vẩn vơ (…). Cô hy vọng sẽ sống một đời tương lai tốt đẹp, cô chẳng biết tốt đẹp ra sao, chỉ yên trí nó khác xa với cái đời hiện tại mà thôi. Hai bên lề đường, lá ngô trước gió rung động lao xao. Cô cũng thấy người cô rung động. Cái rung động, cái cảm giác của sự sung sướng hồn nhiên của tuổi thanh niên chứa đầy hy vọng như cái khí lực bồng bột chứa trong cây, phát ra các búp non trên cành tơ mơn mởn” [47, tr. 98].

Trong tiểu thuyết Gia đình, tác giả miêu tả tình cảm của Bảo với mọi

người: “Lòng tốt của người đàn bà An Nam thường chỉ quanh quẩn trong gia đình: bao nhiêu tình thương, bao nhiêu tư tưởng âu yếm người ta để cả vào con cháu. Sao tình thương ấy, mình không ném tung ra khắp bốn phương, vì sự

sung sướng của mình không thể ví như một cái cù lao xanh tốt ở giữa biển khơi đầy sóng gió được. Nó phải như một khu ruộng lúa chín trong một cánh đồng lúa chín lan rộng mênh mông tới bốn phía chân trời” [47, tr. 628].

Trong tiểu thuyết của Khái Hưng, những con người mới còn có tư tưởng nam nữ bình quyền và tinh thần vì cộng đồng. Ở một số tác phẩm Khái Hưng xây dựng hình tượng những con người mới biết cảm thông, giúp đỡ người nghèo và muốn cải thiện đời sống người dân quê. Cô Hiền trong Trống mái vừa không có sự phân chia đẳng cấp, vừa cảm phục tình hữu ái giai cấp của những người dân chài. Cô cũng có tấm lòng cảm thông, giúp đỡ người nghèo, biết ân hận trước những việc làm không hay của mình. Vợ chồng Hạc, Bảo trong Gia đình là chủ ấp. Bảo hoàn toàn tâm đầu ý hợp với chồng. Họ đang thực hiện một

chương trình “cải thiện”. Hai vợ chồng hăng hái lao động và sống vui vẻ, thỏa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết luận đề của khái hưng (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)