Tuổi, giới
Trong tổng số 210 NCT đ-ợc chọn, ng-ời thấp tuổi nhất là 60; cao tuổi nhất là 89; tỷ lệ nữ giới cao hơn nam: 64,8% so với 35,2%%; tỷ lệ nữ giới ở cả hai nhóm đều cao hơn nam giới, cao hơn hẳn ở nhóm tên 75 (76,6% so với 23,4%). Điều này cũng phù hợp vì các cụ bà có tuổi thọ cao hơn các cụ ông, có ý nghĩa thống kê với p=0,006<0,05; theo khu vực: KV1: 29,5%; KV2: 62,4%; KV3: 8,1% đặc tr-ng cho 3 khu vực có đặc điểm kinh tế xã hội khác nhau của huyện Gia Lâm: khu vực giáp ranh; khu vực thuần nông; khu vực làng nghề truyền thống; số các cụ chủ yếu sống ở khu vực thuần nông.
Tỷ lệ tuổi, giới cũng khá phù hợp so với các nghiên cứu khác của tác giả Trần Đức Thọ – Viện lão khoa: tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới, tập trung cao ở lứa tuổi 60-74 (63,3%). 24
Học vấn
Do hoàn cảnh lịch sử, những NCT hiện nay không có mức học vấn cao; tỷ lệ không biết chữ là 27,6%. Tỷ lệ đạt mức học vấn tối thiểu biết đọc biết viết là 36,7%. Nếu xếp theo tiêu chí chỉ chia ra 3 mức độ: biết đọc biết viết; không biết đọc biết viết; biết nh-ng nay đã quên này thì tỷ lệ biết đọc biết viết là 72,4% t-ơng đ-ơng với nghiên cứu của tác giả L-ơng Chí Thành (71,3%) 24.
Xét theo khu vực: tỷ lệ không biết chữ cao nhất ở khu vực thuần nông:35,1% sau đến khu vực làng nghề: 17,6%; khu vực giáp ranh: 14,5%.
Theo giới: tỷ lệ không biết chữ chữ ở nữ giới cao hơn nam giới (39,7% so với 5,4%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p=0,0001<0,05. Tỷ lệ này cũng khá phù hợp với nghiên cứu của 2 tác giả Bùi Thế C-ờng (65,3% so với 10%) và L-ơng Chí Thành(41,8% so với 6,4%). 921
Theo nhóm tuổi thì tỷ lệ không biết đọc biết viết ở nhóm các cụ trên 75 tuổi cao hơn hẳn so với nhóm 60-74 tuổi (46,8% so với 16,5%), có ý nghĩa thống kê vói p=0,0004<0,05.
Thực trạng về học vấn và khác biệt học vấn này ảnh h-ởng trực tiếp đến hiểu biết về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cho các cụ. Nó là một trong những yếu tố gây cản trở việc tiếp cận, tiếp nhận và theo dõi truyền thông để nâng cao kiến thức về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt là đối với cụ trên 70 tuổi, các cụ bà và các cụ sống ở khu vực thuần nông.
Nghề nghiệp – Hoàn cảnh kinh tế
Hầu hết nghề nghiệp chính của các cụ tr-ớc đây là làm ruộng: 69%; sau đó là công nhân: 23,4%; tỷ lệ làm ruộng cao ở khu vực thuần nông (82,4%) sau đến khu vực giáp ranh và làng nghề; tỷ lệ công nhân cao ở khu vực làng nghề (58,8%) sau đến khu vực giáp ranh và thuần nông (10,7%). Một tỷ lệ nhỏ các cụ là cán bộ trong khu vực nhà n-ớc.
Điều này cũng phản ánh rõ đặc tr-ng của khu vực nghiên cứu: đa phần các sống bằng nghề nông nghiệp; một bộ phận các cụ đi vào các công x-ởng, nhà máy tập trung chủ yếu ở vùng giáp ranh và khu vực làng nghề và trở thành công nhân. Nh- vậy, nghề nghiệp ảnh h-ởng trực tiếp đến kinh tế của ng-ời lao động. Bởi vì, sản xuất nông nghiệp cho đến nay với mức 1,3 sào Bắc bộ/ng-ời. Thu nhập trừ các loại chi phí chỉ đ-ợc khoảng 300,000đ/ng-ời/6 tháng. Cuộc sống hàng ngày của ng-ời nông dân còn ch-a đủ nói gì đến tích lũy cho tuổi già.
Do vậy tự đánh giá hoàn cảnh kinh tế của mình 48,5% các cụ tự thấy hoàn cảnh kinh tế của mình là thiếu thốn. Trong đó, tỷ lệ các cụ có hoàn cảnh kinh tế thiếu thốn nhiều còn khá cao: 21,4%, tỷ lệ này cao ở khu vực thuần nông: 32,1%. Mức kinh tế vừa đủ cao nhất ở khu vực làng nghề: 76,5%; thấp nhất ở khu vực thuần nông: 32,8%. Các cụ sống ở khu vực thuần nông có đời sống kinh tế khó khăn hơn ở các khu vực khác.
Không có sự khác biệt về tuổi trong sự tự đánh giá hoàn cảnh kinh tế của mình. Sự khó khăn về kinh tế cũng là một trong những yếu tố ảnh h-ởng trực tiếp đến khả năng lựa chọn dịch vụ y tế của ng-ời dân nói chung và NCT nói riêng. Có kinh tế thì khi ốm đau, họ mới có khả năng sử dụng loại hình dịch vụ chất l-ợng cao: mời Bác sĩ chuyên môn giỏi, sử dụng thuốc đắt tiền; không ngại khi phải trả tiền dịch vụ xét nghiệm đắt tiền….
2. Thông tin về sức khỏe Tự đánh giá sức khỏe
Các cụ tự đánh giá sức khỏe của mình là kém và rất kém (59,5% và 16,7%); tuổi càng cao thì sức khỏe càng yếu: tỷ lệ sức khỏe rất kém cao ở nhóm tuổi các cụ trên 75 tuổi so với các cụ nhóm tuổi 60-74 (24,7% so với 12%). Tỷ lệ sức khỏe kém cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Đỗ Nguyên Ph-ơng :30,2%- khu vực nông thôn; cao hơn hẳn so với khu vực đô thị: 11,6%; cao hơn so với nghiên cứu của tác giả L-ơng Chí Thành (tác giả đánh giá theo thang điểm riêng thì hầu hết ở mức trên trung bình); t-ơng đ-ơng với nghiên cứu của tác giả Bùi Thế C-ờng (53,8%) tại khu vực nông thôn92118.
Nữ giới tự đánh giá sức khỏe của mình kém và rất kém cao, tỷ lệ này cao hơn nam giới ( 63,9% so với 51,3%) có ý nghĩa thống kê với p= 0,03<0,05. T-ơng tự nh- nghiên cứu của 2 tác giả L-ơng Chí Thành và Bùi Thế C-ờng921.
Về khu vực, tỷ lệ các cụ đánh giá sức khỏe kém cao nhất ở khu vực làng nghề: 76,3%. Phải chăng tại làng nghề do ảnh h-ởng của môi tr-ờng mà sức khỏe của các cụ kém hơn so với khu vực khác. Theo lời đồng chí trạm tr-ởng trạm y tế xã: đoàn khảo sát của TTVSPD thành phố cho biết: nồng độ bụi tại đây cao gấp hơn 2 lần cho phép, nhiệt độ cao hơn các khu vực khác của Thành phố là 10C… Chúng tôi thấy cần phải có nghiên cứu sâu hơn về vấn đề ảnh h-ởng của môi tr-ờng nơi đây tới sức khỏe của ng-ời dân nói chung cũng nh- của NCT nói riêng để có kế hoạch cho công tác chăm sóc sức khỏe một cách hiệu quả và lâu dài.
Đời sống tình cảm
Một trong những đo l-ờng cho sức khỏe đó là sự thoải mái về tinh thần. Vẫn có 25,3% các cụ lo lắng buồn phiền; tỷ lệ cao ở nhóm 60-74, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu tại An Điền -Hải H-ng (31,91%) và nghiên cứu của tác giả Đinh Thế Lập (48%) 717. Phải chăng đời sống tinh thần của các cụ sống ở khu vực ngoại thành Hà Nội đ-ợc thoải mái hơn các cụ khu vực khác.
Từ góc độ giới: tỷ lệ các cụ bà lo lắng cao hơn các cụ ông (28,7% so với 18,9%) không có ý nghĩa thống kê p=0,06>0,05.
Về khu vực: tỷ lệ các cụ lo lắng buồn phiền cao nhất ở khu vực thuần nông: 32,1%, có ý nghĩa thống kê với p=0,0001<0,05.
Đối với ng-ời già thì sự thoải mái về tinh thần là quan trọng và nhạy cảm. Một chút đối sử không khéo của con cháu cũng dễ làm các cụ mất ăn mất ngủ. Ng-ời già th-ờng cả nghĩ.
Nh- vậy, tự đánh giá cả về mặt thể chất và tinh thần thì ng-ời già ở khu vực thuần nông có sức khỏe kém hơn cả. Đây cũng là chỉ báo cho các nhà hoạt động y tế và xã hội quan tâm đến ng-ời già sống ở khu vực này.
Những lý do gì khiến các cụ th-ờng hay lo lắng buồn phiền. Kết quả cho thấy: Đứng hàng đầu vẫn là lý do về kinh tế eo hẹp (48,4%); tiếp đến là các vấn đề trong gia đình, con cháu (34,4%) nh-: con cái ch-a có cuộc sống ổn định, con h-, con cháu bị bệnh…. , sau mới đến vấn đề bệnh tật của mình (28,1%); 1,6% lo lắng về các vấn đề khác.
Không có sự khác biệt về nhóm tuổi, giới, khu vực về vấn đề này.
Giao tiếp, hoạt động
Tỷ lệ các cụ th-ờng xuyên gặp gỡ trò chuyện với bạn bè ng-ời thân là khá cao: 91,9%.
Nhóm các cụ 60-74 có tỷ lệ thăm hỏi trò chuyện với bạn bè, ng-ời thân là khá cao, cao hơn so với nhóm trên 75 (95,5% so với 85,8%) có ý nghĩa thống kê với p= 0,008.
Không có sự khác biệt về giới trong vấn đề này.
Mức độ thăm hỏi tăng dần từ KV3 đến KV1 và KV2 (70,6%; 90,3% và 95,4%) có ý nghĩa thống kê với p= 0,005. Điều này cũng khá phù hợp với nghiên cứu của tác giả Bùi Thế C-ờng: các cụ ở vùng nông nghiệp thuần nông có mức độ thăm hỏi cao nhất.
Một sinh hoạt văn hóa tinh thần d-ờng nh- đ-ợc coi là đặc tr-ng cho ng-ời dân nông thôn Việt Nam: đó là đi lễ chùa/nhà thờ. Nh-ng chỉ có một nửa (50,9%) số các cụ có đi đến lễ chùa/nhà thờ. Phải chăng nếp sống truyền thống này không còn đ-ợc duy trì nh- thời tr-ớc nữa. Và chúng ta có nên phục hồi lại hay không.
Hội ng-ời cao tuổi Việt Nam ra đời đánh dấu một giai đoạn sinh hoạt mới của ng-ời cao tuổi: có tổ chức, có sự quan tâm chỉ đạo của Nhà n-ớc. Phải thừa nhận cho đến nay Hội đã phát triển ở khắp các địa ph-ơng trong cả n-ớc, với các phong trào hoạt động sôi nổi: tập luyện d-ỡng sinh, sinh hoạt văn hóa văn nghệ, quan tâm thăm hỏi khi ốm đau…tỷ lệ 95,2% các cụ có tham gia Hội là con số không có gì ngạc nhiên. Đây cũng là một thuận lợi cho vệc tiếp cận để tuyên truyền, t- vấn về sức khỏe cho các cụ. Không có sự khác biệt về giới, tuổi, khu vực trong vấn đề này.
Cũng nh- các nghiên cứu khác, hình thức sinh hoạt câu lạc bộ TDTT có rất ít ng-ời già tham gia: 9,5%, t-ơng đ-ơng với nghiên cứu của tác giả Bùi Thế C-ờng (9,6%)9.
Đi lại
Đi lại bình th-ờng giúp cho ng-ời già cảm thấy mình không bị phụ thuộc vào ng-ời khác, giúp cho sinh hoạt của các cụ đ-ợc bình th-ờng. Kết quả cho thấy: 57,1% vẫn đi lại bình th-ờng; 41,9% nói đi lại có khó khăn, chỉ có 1,0% không tự đi lại đ-ợc. Nh- vậy đa phần các cụ vẫn tự đi lại đ-ợc, kết quả này cũng t-ơng đ-ơng với nghiên cứu của Viện lão khoa tại ph-ờng Ph-ơng Mai (3,8% không tự đi lại đ-ợc) 25. Tuổi càng cao thì đi lại càng khó khăn: 31,5% ở nhóm 1 so với 59,7% ở nhóm 2; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,002<0,05. Không có sự khác biệt giữa giới, địa điểm về vấn đề này.
Khả năng ăn nhai
Tỷ lệ 42,9% các cụ đ-ợc hỏi ăn nhai không đ-ợc bình th-ờng; gần t-ơng đ-ơng với nghiên cứu của Viện lão khoa tại ph-ờng Ph-ơng Mai (49,1%)25. Nh- vậy tỷ lệ ăn nhai không đ-ợc bình th-ờng là t-ơng đối cao, nó gây ảnh h-ởng trực tiếp đến việc ăn uống từ đó mà ảnh h-ởng tới sức khỏe. Tuổi càng cao thì khả năng nhai bình th-ờng giảm dần: nhóm 1 là 54,1% so với nhóm 2 là 23,3%, có ý nghĩa thống kê với p= 0, 00001. Không có sự khác biệt về giới và địa điểm.
Lý do tại sao ăn nhai không đ-ợc bình th-ờng: 64,2% trả lời là do răng rụng; 26,7% do răng lung lay; 5,8% do sâu răng; 3,3% do viêm lợi. Không có sự khác biệt về tuổi, giới và địa điểm.
Tỷ lệ răng rụng là khá cao, nh-ng tỷ lệ dùng răng giả lại rất thấp: 5,2%; tỷ lệ này thấp hơn hẳn so với các cụ ở ph-ờng Ph-ơng Mai: 28,2%%)25. Thực tế làm răng giả là t-ơng đối đắt so với thu nhập của ng-ời già nên các cụ không có khả năng dùng, nhất là với ng-ời già khu vực nông thôn.
Khả năng nghe nói bình th-ờng
74,3% số các cụ trong mẫu khảo sát vẫn nghe rõ khi nói bình th-ờng, thấp hơn so với nghiên cứu tại ph-ờng Ph-ơng Mai (91,5%); tuy nhiên tỷ lệ không thể nghe so với nghiên cứu này là t-ơng đ-ơng nhau (1,9% so với 1,3%).
Tuổi càng cao khả năng nghe càng giảm: nhóm các cụ 60-74 khả năng nghe bình th-ờng là 84,2% trong khi nhóm các cụ trên 75 là 57,1%; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,00007. Kết quả cũng t-ơng tự nghiên cứu tại ph-ờng Ph-ơng Mai25. Không có sự khác biệt về giới, khu vực.
Khả năng nghe kém ngoài việc gây một số khó khăn cho cuộc sống, nó cũng là một cản trở đối với một bộ phận NCT khi muốn nghe những thông tin tuyên truyền và t- vấn về sức khỏe.
Trong số nghe kém hoặc không nghe thấy gì chỉ có 1,8% sử dụng máy trợ thính. Phải chăng máy trợ thính cũng quá đắt khiến NCT không có khả năng dùng.
Khả năng đọc đ-ợc sách báo
Để đánh giá thị lực của các cụ, câu hỏi gián tiếp thông qua đọc đ-ợc sánh báo (đối với các cụ biết chữ), nhìn một số hình ở khoảng cách bình th-ờng đối với các cụ không biết chữ. 78,1% số các cụ đ-ợc hỏi còn khả năng đọc đ-ợc sách báo, tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu tại ph-ờng Ph-ơng Mai (90,9%). Tuổi càng cao thì khả năng đọc đ-ợc càng kém. Tỷ lệ không đọc đ-ợc ở nhóm các cụ trên 75 cao hơn nhóm 60-74 (35,1% so với 14,2%), có ý nghĩa thống kê với p<0,0001. Tỷ lệ không đọc đ-ợc ở nữ giới cao hơn nam giới (50,6% so với 5,2%), có ý nghĩa thống kê với p= 0,0001
Trong số đọc kém hoặc không đọc đ-ợc chỉ có 28,3% sử dụng kính. Nh- vậy tỷ lệ dùng kính cũng rất thấp.
Khi hỏi về nhu cầu sử dụng dụng cụ trợ giúp thì chỉ có 10,5% trả lời là có. Lý do các cụ không dùng là: 87,0% không đủ tiền mua; 8,7% không muốn dùng; 4,3% là
các nguyên nhân khác. Kết quả này cũng t-ơng tự nh- nghiên cứu tại ph-ờng Ph-ơng Mai: lý do quá đắt không đủ tiền mua là 71,0%. Nh- vậy các dụng cụ trợ giúp nh-: giá của kính, máy trợ thính, nhất là răng giả còn quá đắt so với thu nhập của đời sống các cụ hiện nay, nên các cụ không có khả năng dùng. Ngay các cụ sống ở đô thị, đ-ợc coi là kinh tế khá hơn các cụ nông thôn nh-ng tỷ lệ dùng cũng thấp, ví dụ nh- ở ph-ờng Ph-ơng Mai. 25
Bệnh tật mãn tính
Đây là ý kiến nhận biết chủ quan của ng-ời bệnh. Nó không phải là kết quả khám xét trực tiếp của nhà chuyên môn. Do vậy cũng chỉ xếp thành các nhóm bệnh tật mà không nêu ra tỷ lệ bệnh tật cụ thể. Có tới 70,0% các cụ trả lời là có bệnh, tật mãn tính ảnh h-ởng đến sinh hoạt hàng ngày. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu tại ph-ờng Ph-ơng Mai (62%) với cùng ph-ơng pháp 25.
Trong đó 59,2% là có 1 bệnh; 33,3% có 2 bệnh; 7,5% có 3 bệnh. Không có sự khác biệt về tuổi, giới, địa điểm trong vấn đề này. Phân bố các bệnh mãn tính nh- sau: 59,2% thuộc các bệnh x-ơng khớp; 19% nhóm bệnh mắt; 15,6% thuộc các bệnh đ-ờng hô hấp; 14,3% nhóm tim mạch; 14,3% nhóm bệnh tiêu hóa; 9,5% nhóm bệnh thần kinh; 2% thuộc đ-ờng tiết niệu; 1,4% nhóm nội tiết; 1,4% nhóm chấn th-ơng; 10,9% nhóm khác. Tỷ lệ này đều thấp hơn so với nghiên cứu ở An Lão-Hải Phòng, nghiên cứu của Viện Lão khoa tại 3 miền: Bắc-Trung-Nam. Do nghiên cứu trực tiếp khám bệnh cho ng-ời già nên việc phát hiện ra bệnh sẽ cao hơn2426
Không có sự khác biệt về nhóm tuổi, giới, khu vực trong vấn đề này.