0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Tiến trình tổ chức dạy học bài từ Bài toán về chuyển động ném ngang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ DẠY HỌC PHẦN ĐỘNG LỰC HỌC LỚP 10​ (Trang 51 -51 )

8. Cấu tru ́c khóa luận

2.4.3. Tiến trình tổ chức dạy học bài từ Bài toán về chuyển động ném ngang

1. Mục đích

2. Nội dung hoạt động

Quan sát thí nghiệm khảo sát về chuyển động của vật bị ném

3. Dự kiến sản phẩm của HS

Mô tả hiện tượng và đưa ra hướng phân tích chuyển động của vật.

4. Cách tổ chức

GV chia nhóm sau đó cho các em quan sát thí nghiệm trên lớp.

Hoạt động 2: Học kiến thức về Bài toán về chuyển động ném ngang 1. Mục đích

Hiểu rõ, nắm vững được kiến thức về qũy đạo chuyển động và các công thức của chuyển động ném ngang.

2. Nội dung hoạt động

Tìm hiểu kiến thức của bài qua bài giảng điện tử.

3. Dự kiến sản phẩm của HS

Nắm được các kiến thức:

Phương trình qũy đạo chuyển động trên 2 trục tọa độ và phương trình chuyển động thực của vật ném ngang.

Các công thức tính thời gian rơi và tầm ném xa của vật.

4. Cách thức tổ chức

GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà học kiến thức của bài qua bài giảng điện tử còn HS phải tự giác học bài qua bài giảng.

Hoạt động 3: Giải thích kết quả thí nghiệm trên lớp 1. Mục đích

Sử dụng kiến thức đã học giải thích được hiện tượng vật lý giúp hiểu rõ hơn về bài học.

2. Nội dung hoạt động

Đưa ra các câu hỏi giải thích các hiện tượng vật lý dựa vào đặc điểm của chuyển động ném ngang.

3. Dự kiến sản phẩm của HS

Giải thích được các hiện tượng vật lý dựa vào đặc điểm của chuyển động ném ngang.

4. Cách thức tổ chức

GV đưa ra các câu hỏi sau đó cho HS thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời. Sau khi các nhóm trả lời xong thì cho các em tự nhận xét nhau và cuối cùng GV là người nhận xét tổng kết.

Hoạt động 4: Ứng dụng kiến thức đã học để giải bài tập 1. Mục đích

Ứng dụng được lý thuyết đã học vào việc hiểu và giải được các bài tập.

2. Nội dung hoạt động

Làm bài tập GV giao.

3. Dự kiến sản phẩm của HS

Lời giải các bài tập được giao.

4. Cách tổ chức

Cho các bài tập (có lời giải) và giao cho HS về nhà làm sau khi các em làm xong nếu vẫn còn thắc mắc sẽ có một buổi trên lớp sửa các bài tập mà các em thắc mắc.

Kết luận chương 2

Trong Chương 2, khóa luận đã đưa ra mục tiêu dạy học về các kiến thức vật lý, cách xây dựng bài giảng cũng như tiến trình tổ chức dạy học một cách cụ thể. Đó là điều không thể thiếu khi ta thiết kế để dạy học một bài trong chương ĐLH dưới sự hỗ trợ của bài giảng điện tử.

Dạy học chương ĐLH với sự hỗ trợ của bài giảng điện tử giúp cho HS hiểu rõ và nắm vững kiến thức hơn, giúp các em hiểu rõ hơn các hiện tượng vật lý nhờ vào việc xem các hình ảnh, video thí nghiệm trực quan liên quan đến bài học. Đồng thời đối với các HS tiếp thu chậm thì các em có thể học một bài nhiều lần để nắm rõ được kiến thức trong chương.

Khi HS vừa học ở nhà kết hợp với việc học trên lớp giúp cho các em ghi nhớ kiến thức nhiều lần cũng như có nhiều thời gian trao đổi giúp tăng chất lượng học tập hơn.

Giảm tải việc sử dụng thời gian trên lớp để có thời gian giải đáp các thắc mắc của các em. Tiết kiệm được tối đa chi phí phải dùng trong học tập.

Để sử dụng bài giảng hiệu quả thì chúng ta cần kết hợp việc học trên lớp với học ở nhà.

Khi soạn bài cần phải xác định rõ mục tiêu dạy học nắm vững kiến thức vật lý trong bài và sử dụng nhuần nhuyễn cách tổ chức dạy học tạo hứng thú cho HS.

CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích, đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm

3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài: Thiết kế bài giảng điện tử sử dụng trong dạy học phần ĐLH lớp 10 phù hợp về mặt khoa học, sư phạm và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học sẽ phát huy tính tự học của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản, kiến thức liên môn, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và phát triển năng lực cho HS.

3.1.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm

Trong khuôn khổ của khóa luận, chúng tôi đề cập tới các nội dung kiến thức về bài giảng điện tử trong chương ĐLH lớp 10 có thể thực nghiệm với các HS lớp 11 THPT. Chúng tôi dự kiến chọn trường THPT Yên Phong số 1 – Bắc Ninh để thử nghiệm.

3.1.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tiết đầu tiên, trước khi dạy học bằng E-Learning, hướng dẫn các em biết về dạy học bằng E-learning, phát tài liệu cho HS tìm hiểu trước.

Dự kiến tổ chức dạy học bằng E-Leaning chương ĐLH theo tiến trình đã soạn. Tiến hành dự giờ, ghi chép, theo dõi, nhận xét cách tổ chức hoạt động học của HS trong từng tiết học trên lớp, mỗi tiết dự kiến sẽ trao đổi với GV dạy bộ môn lớp đấy và các thầy cô trong tổ Vật lí của trường THPT Yên Phong số 1 để điều chỉnh tiến trình dạy học dự kiến và rút kinh nghiệm cho các tiết sau. Sau mỗi tiết học, chúng tôi dự kiến sẽ trao đổi với các HS nhằm kiểm chứng các nhận xét của mình về tiết học

3.2. Dự kiến triển khai thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm vào các giờ học Vật lí tự chọn. Dự kiến thực nghiệm lớp khối 10.

Trong tiến trình hoạt động, hoạt động 2 yêu cầu HS phải tự nghiên cứu bài giảng ở nhà còn các hoạt động khác tiến hành trên lớp theo chương trình như sau:

Bảng 3.1. Tiến trình hoạt động thực nghiệm sư phạm

Tên bài Hoạt động giảng dạy Tiết

Bài 1: Ba định luật Niu- tơn(tiết 1)

Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm ở trên lớp: HS làm và quan sát thí nghiệm về định luật I, II Niu – tơn để mô tả lại thí nghiệm và rút ra nhận xét.

Tiết 1

Hoạt động 2: Học kiến thức về Ba định luật Niu – tơn: Tìm hiểu kiến thức của bài qua bài giảng điện tử.

HS tự làm việc ở nhà

Hoạt động 3: Giải thích kết quả thí nghiệm trên lớp: HS giải thích được các hiện tượng vật lý dựa vào định luật I, II Niu-tơn.

Hoạt động 4: Ứng dụng kiến thức đã học để giải bài tập: HS Làm bài tập GV giao.

Tiết 2

Bài 2: Ba định luật Niu- tơn(tiết 2)

Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm ở trên lớp: HS làm và quan sát thí nghiệm về định luật III Niu – tơn để mô tả lại thí nghiệm và rút ra nhận xét.

Tiết 1

Hoạt động 2: Học kiến thức về Ba định luật Niu – tơn Tìm hiểu kiến thức của bài qua bài giảng điện tử.

HS tự làm việc ở nhà

Hoạt động 3: Giải thích kết quả thí nghiệm trên lớp: HS giải thích được các hiện tượng vật lý dựa vào định luật III

Niu-tơn.

Hoạt động 4: Ứng dụng kiến thức đã học để giải bài tập: HS Làm bài tập GV giao. Bài 3: Bài toán về

chuyển động ném ngang

Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm ở trên lớp: HS mô tả hiện tượng và đưa ra hướng phân tích chuyển động của vật.

Hoạt động 3: Giải thích kết quả thí nghiệm trên lớp: HS giải thích được các hiện tượng vật lý dựa vào đặc điểm của chuyển động ném ngang.

Tiết 1

Hoạt động 2: Học kiến thức về Ba định luật Niu – tơn Tìm hiểu kiến thức của bài qua bài giảng điện tử.

HS tự làm việc ở nhà

Hoạt động 4: Ứng dụng kiến thức đã học để giải bài tập: HS Làm bài tập GV giao.

Kết luận chương 3

Trong Chương 3, khóa luận đã đưa ra mục đích, đối tượng, phương pháp thực nghiệm sư phạm để có thể tiến hành kiểm tra đánh giá việc sử dụng E-Learning trong dạy học.

Tuy chưa có điều kiện tiến hành thực nghiệm sư phạm nhưng chúng tôi tin tưởng rằng: kết quả thực nghiệm sẽ khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài là: nếu Thiết kế bài giảng điện tử sử dụng trong dạy học phần ĐLH lớp 10 thì có thể phát huy được tính tích cực tự giác học tập, phát triển năng lực sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của HS, nâng cao kĩ năng làm việc hợp tác.

KẾT LUẬN

Trong cuốn khóa luận này, đã nghiên cứu và trình bày được các kiến thức về bài giảng điện tử, công cụ thiết kế bài giảng điện tử, giới thiệu một số phần mềm như cắt video, Ispring Suite 8…

Bài giảng điện tử giúp cho tất cả mọi người không phân biệt độ tuổi có thể học ở mọi lúc mọi nơi mà không cần phải tới trường. Bài giảng cho phép ta thêm được các hình ảnh, thí nghiệm về bài học góp phần tiết học dễ hiểu hơn. Khi sử dụng bài giảng ta có thể giảm bớt chi phí cho việc học mà chất lượng học vẫn được nâng cao.

Đã thiết kế thành công được các bài giảng điện tử như Ba định luật Niu-tơn, Bài toán về chuyển động ném ngang. Ở chương ĐLH khi sử dụng bài giảng điện tử đã giúp ích cho tôi rất nhiều, có thể thêm các video, hình ảnh… minh họa về các hiện tượng vật lý trong chương giúp cho bài học sinh động, trực uan và dễ hiểu hơn. Ngoài ra tôi còn đưa ra dự kiến thực nghiệm sư phạm.

Ở trong phần trọng tâm của khóa luận, đã áp dụng các lý thuyết, kiến thức vật lý, cũng như các tư liệu hình ảnh, video,… để thiết kế các bài giảng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mai Văn Trinh, Trương Thị Phương Chi (2016), Thiết kế bài dạy – tự học trên lớp với sự hỗ trợ của E-learning. Tạp chí Khoa học Giáo dục số 124, tháng 1 năm 2016.

2. Nguyễn Thế Dũng (2015), Đoán nhận phong cách học tập nhằm nâng cao tính tương tác của môi trường học tập trong E-learning - Detecting learning styles to enhance the interaction of the learning enviroment in e-learning. Tạp chí Thiết bị Giáo dục số đặc biệt tháng 11 – 2015

3. Phạm Thị Phú (2015), Trương Thị Phương Chi (2015), Mô hình dạy - tự học với sự hỗ trợ của e-learning ở trường trung học phổ thông Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 8/2015 VN

4. Trịnh Văn Biều (2012), Một số vấn đề về đào tạo trực tuyến (E-learning)- An overview of online training (E- learning). Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM số 40 năm 2012

5. Nguyễn Văn Hiền (2015) bồi dưỡng GV theo hình thức e-learning ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 6A/2015 VN

6. Phạm Đức Quang (2013), Đôi nét về Chiến lược phát triển e-Learning nửa đầu thế kỉ 21 của Hàn Quốc và APEC. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 88, Tháng 01/2013

7. Phạm Xuân Quế (2007), Ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động nhận thức vật lí tích cực, tự chủ và sáng tạo, NXB Đại học Sư phạm.

8. Đỗ Mạnh Cường (2008), Giáo trình ứng dụng CNTT trong dạy học, NXB Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.

9. Trần Huy Hoàng (2012), Ứng dụng tin học trong dạy học vật lí, NXB Giáo dục. 10. Lương Duyên Bình (tổng chủ biên kiêm chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Tô

Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh, sách giáo khoa vật lý 10 cơ bản, NXB Giáo dục, 2010.

11. Nguyễn Thế Khôi (tổng chủ biên), Phạm Quý Tư (Chủ biên), Lương Tất Đạt, Lê Chân Hùng. Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuấn, Lê Trọng Tường, sách giáo khoa vật lý 10 nâng cao, NXB Giáo dục, 2008

12. http://portal.huc.edu.vn/e-learning-phuong-phap-day-va-hoc-hieu-qua-trong- thoi-dai-cong-nghe-so-1457-vi.htm 13. https://thcs-hoason-hoabinh.violet.vn/present/day-thiet-ke-bai-giang-trinh- chieu-tren-powerpoint-7996136.html 14. https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/quy-trinh-5-buoc-thiet-ke-bai-giang-elearning -3611820.html 15. http://theolympiaschools.edu.vn/page/phuong-phap-hoc-tap-hon-hop-blended- learning-ndash-phuong-phap-hoc-trong-thoi-hoi-nhap-nd6095.html 16. https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/thach-thuc-voi-bai-giang-elearning- 3626764.html 17. https://sites.google.com/site/thptbtx/van-ban-phap- quy/tieuchidanhgiabaigiangdientuelearningthamkhao

CÁC PHIẾU ĐIỀU TRA

Phiếu số 1:

PHIẾU PHỎNG VẤN GV

(Phiếu phỏng vấn phục vụ nghiên cứu khoa học, không có mục đích đánh giá, rất mong thầy (cô) hợp tác và giúp đỡ)

Họ và tên: ... Nam/Nữ:……… Nơi công tác: ... Số năm công tác:………... Xin thầy cô vui lòng cho biết về một số nội dung dưới đây khi thiết kế, sử dụng bài giảng điện tử cho HS trong môn Vật lí.

Câu 1: Thầy cô đã sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn Vật lí cho HS hay

chưa? (Chọn một ý)

A. Chưa từng. B. Đã từng sử dụng.

Câu 2: Thầy cô đã thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học môn Vật lí cho HS với

những chủ đề, học phần nào? (nếu câu hỏi 1 chọn A có thể bỏ qua câu hỏi này)

………

Câu 3: Theo thầy cô, việc sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn Vật lí có

phù hợp với bối cảnh của trường mình dạy hay không? A. Có

B. Không

Ý kiến khác...

Câu 4: Theo thầy cô, việc thiết kế bài giảng điện tử sử dụng trong dạy học môn Vật lí có những khó khăn gì? (Chọn một hay nhiều ý)

A. Là hoạt động mới nên GV chưa có kinh nghiệm. B. Chưa có tài liệu hướng dẫn GV.

C. Kỹ năng công nghệ của GV hạn chế.

D. Nguồn học liệu để thiết kế bài giảng hạn chế.

Câu 5: Theo thầy cô, sử dụng bài giảng điện tử sử dụng trong dạy học môn Vật lí

có những khó khăn gì đối với GV? (Chọn một hay nhiều ý)

A. GV chưa thành thạo sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học. B. Mất nhiều thời gian chuẩn bị.

C. GV chưa có kỹ năng tổ chức dạy học với bài giảng E-learning.

Ý kiến khác ...

Câu 6: Khi sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn Vật lí, thầy cô thấy có

những ưu điểm nào đối với HS? (Chọn một hay nhiều ý)

A. Giúp HS hiểu rõ hơn kiến thức Vật lí B. Giảm thời gian học của HS

C. Giúp HS nhớ lâu kiến thức

D. Phát huy được tính tích cực của HS E. Phát huy năng lực tự học của HS

F. Giúp HS vận dụng kiến thức vật lí vào cuộc sống

G. Giúp HS phát triển kỹ năng: Giao tiếp, trình bày, lắng nghe, giải quyết vấn đề Ý kiến khác:...

Câu 7: Theo thầy cô, HS sử dụng bài giảng điện tử để học môn Vật lí có những khó

khăn gì? (Chọn một hay nhiều ý)

A. HS chưa quen với sử dụng bài giảng điện tử. B. Kỹ năng CNTT hạn chế

C. Khả năng tự học của HS hạn chế.

D. Khó tiếp nhận kiến thức ở bài giảng điện tử.

Ý kiến khác:... ……….. ………..

Câu 8: Theo thầy cô, để nâng cao hiệu quả sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học

vật lí cần phải làm những gì? (Chọn một hay nhiều ý)

A. Tổ chức cho HS tự học ở nhà bằng bài giảng điện tử. B. Hướng dẫn HS sử dụng bài giảng điện tử.

C. Nâng cao chất lượng bài giảng điện tử.

D. GV thường xuyên sử dụng bài giảng điện tử để dạy học. E. Sử dụng bài gảng điện tử trên lớp dạy kiến thức mới.

……….. ………..

Câu 9: Thầy cô đánh giá thế nào về sự cần thiết của việc sử dụng bài giảng điện tử?

(Chọn một ý)

Dạy học phần Điện trường

Dạy học phần Quang Hình Dạy học phần Động lực học A. Không cần thiết. B. Cần thiết. C. Rất cần thiết. D. Không cần thiết. E. Cần thiết. F. Rất cần thiết. G. Không cần thiết. H. Cần thiết. I. Rất cần thiết.

Phiếu số 2:

PHIẾU ĐIỀU TRA HS

(Phiếu phỏng vấn phục vụ nghiên cứu khoa học, không có mục đích đánh giá HS, rất mong các em cộng tác và trả lời trung thực)

Họ và tên: ... Nam/nữ: ... Lớp:... Trường:...

Nhằm cung cấp thông tin về thực trạng học tập bằng bài giảng điên tử trong môn Vật lí. Mong các em vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Các em đã biết đến bài giảng điện tử chưa? (Chọn một ý)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ DẠY HỌC PHẦN ĐỘNG LỰC HỌC LỚP 10​ (Trang 51 -51 )

×