8. Cấu tru ́c khóa luận
1.3.3. Kết quả điều tra
1.3.3.1. Kết quả điều tra HS
Theo khảo sát thực tế, chúng tôi đã khảo sát ý kiến của các em HS ở trường THPT Yên Phong số 1 và thấy rằng :
+ Có tới 70% HS các trường phổ thông đã biết đến bài giảng điện tử, 15% các em cho biết rằng biết đến bài giảng điện tử nhưng chưa được học và 15% còn lại là các em HS vẫn còn lạ lẫm với bài giảng điện tử. Như vậy nhìn chung hiểu biết của các em về bài giảng điện tử là khá cao. Đa phần các em HS biết đến bài giảng điện tử E- learning trong trường phổ thông qua các môn học như Ngữ Văn, Địa lý, Sinh, Địa, Tiếng Anh, Giáo dục công dân, Vật lý. Riêng môn Vật lý các em được tiếp xúc qua các bài học trong các chương: Từ trường, Mắt. Các dụng cụ quang,…
+ Khảo sát mức độ cần thiết sử dụng bài giảng điện tử trong bộ môn Vật lý cho thấy mức độ cần thiết chiếm 80%, rất cần thiết là 15% và 5% là không cần thiết. Như vậy cho thấy bài giảng điện tử đã được HS sử dụng như một phương pháp học mới và đang dần phổ biến.
+ Mức độ sử dụng Internet hoặc bài giảng điện tử của HS phổ thông, sử dụng thường xuyên chiếm 40%, sử dụng ít 55% và không sử dụng là 5%
+ Khảo sát cho thấy mức độ sử dụng bài giảng điện tử trong học tập của HS THPT cho thấy rất mong muốn chiếm 5%, mong muốn 50%, bình thường 45% và không mong muốn chiếm 0%.
+ Về khả năng tự học môn Vật lý đa phần các em HS tự hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm 50%, hoàn thành đa số nhiệm vụ 35%, tự hoàn thành ít nhiệm vụ 20%, không có khả năng tự hoàn thành nhiệm vụ 5%. Nhìn chung các em đều có hứng thú với môn vật lý, tinh thần tự giác học khá cao nhưng có một số ít các em không hiểu hoặc do kiến thức quá khó.
Hướng dẫn em tìm hiểu hiện tượng vật lí ở internet/ bài giảng điện tử trước khi học 15%, hướng dẫn em tự học kiến thức mới qua bài giảng điện tử trước khi tới lớp 15%, tổ chức em vận dụng kiến thức trên lớp sau khi học kiến thức ở nhà qua bài giảng điện tử 55%, tổ chức em vận dụng kiến thức trên lớp sau khi học kiến thức làm bài tập, giải thích hiện tượng vật lí trên internet/ bài giảng điện tử 40%.
+ Khảo sát cũng cho thấy học bằng bài giảng điện tử giúp cho em HS tự học tốt hơn 30%, 40% giúp HS hiểu rõ kiến thức Vật lý, 35% hứng thú hơn với bài học, 20% nhớ kiến thức lâu hơn.
+ Những khó khăn trong quá trình lĩnh hội kiến thức khi học với bài giảng điện tử như chưa quen sử dụng bài giảng điện tử 60%, khả năng tự học hạn chế 40%, không thấy khó khăn gì 10%, kiến thức trong bài giảng không rõ ràng 10%
+ Những mong muốn để học với bài giảng điện tử tốt hơn : Phần lớn các em HS muốn nội dung bài giảng sinh động hơn chiếm 55%, tiếp theo đó là GV hướng dẫn cách học với bài giảng điện tử 70%, sử dụng bài giảng điện tử ở nhà làm bài tập 15% và 15% là sử dụng bài giảng điện tử ở nhà học kiến thức mới.
+ Sự cần thiết của việc sử dụng bài giảng điện tử để học phần ĐLH: ở mức độ không cần thiết là 5%, cần thiết 80%, rất cần thiết là 15%. Như vậy nhìn chung sử dụng bài giảng điện tử khi học giúp các em hiểu rõ hơn về các hiện tượng vật lý, giúp các em nắm rõ kiến thức hơn.
1.3.3.2. Kết quả điều tra GV
Theo khảo sát thực tế, chúng tôi đã khảo sát ý kiến của các GV vật lý ở trường THPT Yên Phong số 1 thấy rằng:
+ Khi khảo sát thầy cô đã sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn Vật lí cho HS hay chưa thì có 10% chưa từng, 90% đã từng sử dụng.
Như vậy nhìn chung bài giảng điện tử được GV sử dụng tương đối phổ biến chứng tỏ việc dạy học bằng bài giảng điện tử đang dần trở thành một phương thức dạy học mới.
+ Còn về GV đã thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học môn Vật lí cho HS với những chủ đề, học phần nào thì đa số GV thường sử dụng bài giảng điện tử để dạy học các chương như : Quang hình, chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể… Qua đây có thể thấy GV đang bắt đầu ứng dụng E-Learning trong bộ môn vật lý nhưng do nhiều nguyên nhân nên việc vận dụng vào các chương vẫn còn hạn chế.
+ Đối với việc sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn Vật lí có phù hợp với bối cảnh của trường mình dạy hay không? thì có 90% câu trả lời là có và 10% câu trả lời là không. Vậy hiện nay nhà nước đang tập chung đầu tư cơ sở vật chất cho các trường THPT vì vậy đa số các trường đều được trang bị đầy đủ máy chiếu, thiết bị vi tính… Do đó việc áp dụng E-Leaning trong dạy học vật lí cũng dễ dàng hơn.
+ Về sự cần thiết của việc sử dụng bài giảng điện tử dạy học phần ĐLH thì có 20% cho là không cần thiết, 65% GV thấy cần thiết và 15% rất cần thiết khi sử dụng E-Learning để dạy học chương . Từ đây có thể thấy việc sử dụng bài giảng điện tử dạy học phần ĐLH có ý nghĩa rất lớn. Nó giúp chúng ta cung cấp được các hình ảnh, clip trừu tượng về ĐLH mà ta không thể mô tả rõ cho HS được.
+ Việc thiết kế bài giảng điện tử sử dụng trong dạy học môn Vật lí có những khó khăn sau: nó là hoạt động mới nên GV chưa có kinh nghiệm chiếm 40%, chưa có tài liệu hướng dẫn GV 30%, kỹ năng công nghệ của GV hạn chế 15% và nguồn học liệu để thiết kế bài giảng hạn chế chiếm 15%.
Vậy nhìn chung việc sử dụng E-Learning trong dạy học đang còn gặp một số khó khăn như về học liệu hướng dẫn, tinh thần học hỏi cũng như kỹ năng vi tính của GV vẫn còn hạn chế vì vậy nên chúng ta cần phải đưa ra phương hướng giải quyết để giúp E-Leaning được sử dụng nhiều hơn.
+ Về sử dụng bài giảng điện tử sử dụng trong dạy học môn Vật lí có những khó khăn gì đối với GV thì chủ yếu do GV chưa thành thạo sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học 25% còn nguyên nhân lớn nhất do mất nhiều thời gian chuẩn bị 55% và GV chưa có kỹ năng tổ chức dạy học với bài giảng E-learning 25%. Sử dụng E-learning vẫn đang còn là phương pháp mới với các GV, có một phần GV vẫn còn chưa quen và chưa có kinh nghiệm khi sử dụng nó trong dạy học đây cũng là khó khăn lớn trong việc áp dụng E-Learning. Ngoài còn vì khi tạo bài giảng E- leaning cũng tốn khá nhiều thời gian và công sức của GV.
+ Kết quả khảo sát khi sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn Vật lí, GV thấy có những ưu điểm nào đối với HS thì có 25% ý kiến cho rằng giúp HS hiểu rõ hơn kiến thức Vật lí 25%, 10% giảm thời gian học của HS, 5% giúp HS nhớ lâu kiến thức, 25% phát huy được tính tích cực của HS, 30% phát huy năng lực tự học của HS, 5% giúp HS vận dụng kiến thức vật lí vào cuộc sống, 5% giúp HS phát triển kỹ năng: Giao tiếp, trình bày, lắng nghe, giải quyết vấn đề. Vậy có thể thấy
việc sử dụng E-learning trong dạy học góp phần làm cho tiết học trở nên sinh động tạo hứng thú của HS giúp tiết học hiệu quả hơn.
+ Về HS sử dụng bài giảng điện tử để học môn Vật lí có những khó khăn gì thì nguyên nhân do HS chưa quen với sử dụng bài giảng điện tử chiếm 35%, 10% kỹ năng CNTT hạn chế, 40% do khả năng tự học của HS hạn chế, 15% khó tiếp nhận kiến thức ở bài giảng điện tử.
Nhìn chung thì do các em chưa quen với phương pháp này so với dạy học truyền thống vì vậy nên khả năng tiếp nhận kiến thức của các em vẫn còn hạn chế. Khả năng tự học của HS không cao là khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng bài giảng điện tử để học.
+ Để nâng cao hiệu quả sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học vật lí, cần phải tổ chức cho HS tự học ở nhà với bài giảng điện tử chiếm 20%, hướng dẫn HS sử dụng bài giảng điện tử 45%, nâng cao chất lượng bài giảng điện tử 10% và 25% GV thường xuyên sử dụng bài giảng điện tử để dạy học
Vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học vật lí, trước hết GV cần phải giới thiệu, sử dụng bài giảng trên lớp để cho HS làm quen với phương pháp này sau đó hướng dẫn cho HS sử dụng khi học ở nhà để tạo thành thói quen cho các em.
+ Để nâng cao hiệu quả sử dụng bài giảng điện tử dạy học phần ĐLH nên tổ chức cho HS ở nhà tự học kiến thức mới ở bài giảng điện tử 30%, trên lớp cho HS vận dụng kiến thức sau khi học kiến thức ở nhà 40% và sử dụng bài gảng điện tử trên lớp dạy kiến thức mới 30%.
Vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học chương ĐLH, trước hết GV cần phải giới thiệu, sử dụng bài giảng trên lớp để cho HS làm quen với phương pháp này sau đó hướng dẫn cho HS sử dụng học ở nhà sau khi học xong bài trên cho các em hoặc để tìm hiểu bài trước khi tới lớp.
Kết luận chương 1
Chương mở đầu của khóa luận đã giới thiệu tổng quan về E-Learning. Với nhiều ưu điểm như học mọi lúc, mọi nơi, đào tạo tập trung, tiết kiệm chi phí và thời gian, mở rộng phạm vi giảng dạy… E-Learning mang đến cho người học rất nhiều lợi ích. E-Learning bổ sung rất tốt cho phương pháp học truyền thống do tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, và cũng đưa ra những nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người.
Đối với giáo dục và đào tạo nói chung và bộ môn vật lý nói riêng E-Learning có ảnh hương vô cùng to lớn, nó mở ra một phương thức học mới tân tiến, hiện đại hơn, nó góp phần mở rộng đối tượng, nâng cao trình độ học tập của người học.
Để xây dựng một bài giảng điện tử E-learning cần đề ra các tiêu chí để đánh giá chất lượng như tiêu chí về nội dung, hình thức, kĩ thuật và hiệu quả của nội dung bài học. Hy vọng nó có thể giúp ích trong việc đánh giá bài giảng điện tử.
Phần mềm Ispring suite 8 là một công cụ vô cùng hữu ích và thuận tiện trong việc thiết kế bài giảng điện tử. Nó cho phép hỗ trợ nhiều tương tác, hỗ trợ lời thuyết minh và đa phương tiện giúp người học thu nhận thông tin một cách rõ ràng và cụ thể.
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ