Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn nhâm xuân tiến, huyện đông hưng, tỉnh thái bình​ (Trang 35 - 37)

Trong quá trình thực tập tại trại, chúng tôi đã tham gia chăm sóc lợn nái đẻ, tham gia đỡ đẻ cho lợn, chăm sóc và điều trị cho đàn lợn con theo mẹ đến cai sữa, điều trị lợn nái sau khi sinh.

Quy trình chăm sóc lợn nái chửa, lợn nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa như sau:

* Đối với lợn nái đẻ:

Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng dành cho lợn nái đẻ trước ngày đẻ dự kiến 5 - 7 ngày. Trước khi chuyển lợn lên, chuồng dành cho lợn nái đẻ phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ, để khô. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng.

Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với khẩu phần ăn 1,5 - 3 kg/ngày, chia làm 2 bữa sáng và chiều.

Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm thức ăn hỗn hợp để phân trong trực tràng không quá lớn, tạo điều kiện cho lợn nái đẻ dễ, tránh lợn con bị chết ngạt do ở trong tử cung quá lâu. Mỗi ngày giảm 0,5 kg thức ăn hỗn hợp đến ngày đẻ dự kiến còn khẩu phần ăn là 1 kg/con/ngày. Đối với lợn nái quá gầy thì khẩu phần ăn là 1,5 kg/con/ngày.

Khi lợn nái đẻ được 2 ngày, khẩu phần ăn tăng dần từ 2 - 5 kg/con/ngày chia làm hai bữa sáng và chiều. Điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp nhu cầu của lợn nái.

* Đối với đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa:

Bảng 4.3. Kết quả công tác chăm sóc lợn con tại cơ sở Nội dung công việc Số lượng

(con) Kết quả An toàn (con) Tỷ lệ (%) Bấm nanh 320 320 100 Bấm số tai 320 320 100 Cắt đuôi 320 320 100

Lợn con sau khi đẻ 1 ngày tiến hành bấm nanh, dùng kìm bấm nanh lợn để tránh tình trạng lợn con cắn nhau hoặc cắn vú gây viêm vú cho lợn mẹ. Trong thời gian thực tập chúng tôi đã tiến hành bấm nanh cho 320 con lợn con và tất cả đều an toàn.

Trong khoảng 24 giờ sau khi lợn đẻ cần cắt đuôi cho lợn con để tránh trường hợp cắn đuôi nhau dẫn đến stress và em đã cắt đuôi cho 320 con và an toàn 100%

Bấm số tai theo mã trại và tuần đẻ (vắ dụ: 5735 trong đó 57 là mã trại, 35 là tuần lợn con được đẻ ra). Trong 6 tháng chung tôi đã bấm tai cho 320 con và tất cả đều an toàn.

Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh ký hiệu là 550, cho nhiều lần trong ngày và mỗi lần cho một ắt thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 550 nhằm kắch thắch tắnh thèm ăn. Khi đặt máng ăn nên tạo tiếng động để tạo chú ý và cho lợn con tập liếm láp, không để thức ăn cũ thừa trong máng, mức cho ăn là 10g/con/ngày.

Lợn con được 3 tuần tuổi tiến hành cai sữa.

Lợn con ở đây được cai sữa sớm (3 tuần tuổi) và được cho tập ăn từ 4 - 6 ngày tuổi nhằm nâng cao khối lượng lợn con cai sữa, giảm hao mòn lợn mẹ, tăng sức đề kháng cho lợn con.

Giữ chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với nhiệt độ từng giai đoạn lợn con.

Mỗi ngày tiến hành kiểm tra thường xuyên sức khỏe của lợn để xử lý nhanh nhất các biểu hiện: tiêu chảy, đau chân, thiếu sắt, thiếu sữa, gầy yếu, không đủ ấm... cho lợn uống thuốc kịp thời. Đánh dấu sau khi điều trị cho lợn để theo dõi và kiểm tra dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn nhâm xuân tiến, huyện đông hưng, tỉnh thái bình​ (Trang 35 - 37)