Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn con tại cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn nhâm xuân tiến, huyện đông hưng, tỉnh thái bình​ (Trang 43 - 44)

Trong thời gian thực tập tại trại chúng tôi thường xuyên phải quan tâm đến phòng trị bệnh cho lợn con vì chất lượng đàn con sẽ quyết định lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của công ty. Kết quả điều trị bệnh ở lợn con cụ thể được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8: Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con

Chỉ tiêu

Tên bệnh

Thuốc điều trị Liệu trình

Kết quả Số con điều trị Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%)

Tiêu chảy Tiêm Nor 100: 1ml/10kg TT Tiêm bắp,

Tiêm 1 lần 430 342 79,53

Viêm da Dexa : 2ml/10kg TT + Bôi xanhmetylen Tiêm bắp, ngày/lần. Điều trị từ 3 Ờ 6 ngày 124 103 83,06

Qua bảng 4.8 cho thấy:

Hội chứng tiêu chảy: chúng tôi đã điều trị 430 lợn con bị tiêu chảy trong quá trình thực tập. Tuy nhiên, chỉ thực hiện điều trị khỏi 342 lợn con, đạt 79,53 %. Kết quả đạt như vậy là do sức đề kháng lợn con còn yếu và trong tháng 1 xảy ra dịch tiêu chảy cấp (PED) làm giảm sức đề kháng, gây tổn thất nghiêm trọng cho đàn lợn tại trại.

Bệnh viêm da: chúng tôi đã điều trị 124 lợn con bị viêm da trong quá trình thực tập. Tuy nhiên chỉ thực hiện điều trị khỏi 103 con, đạt 83,06%. Vì do từ sau tết giá lợn giảm mạnh nên lợn con xuất khó khăn, dẫn đến việc lợn bị tồn lại nhiều và không có chỗ để đáp ứng được số lợn con nên phải nhốt quá số lượng lợn trong một ô dẫn đến việc lợn cắn nhau gây xước da và lâu khỏi, dẫn đến việc viêm da lây lan và càng khó để chữa được triệt để.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn nhâm xuân tiến, huyện đông hưng, tỉnh thái bình​ (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)