Công tác phòng bệnh bằng vaccine

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn nhâm xuân tiến, huyện đông hưng, tỉnh thái bình​ (Trang 40 - 43)

Việc phòng bệnh bằng vắc xin luôn được cán bộ kĩ thuật coi trọng và đặt lên hàng đâu với mục tiêu phòng hơn chống. Do đặc thù trại nái ngoại chuyên sản xuất con giống nên trại có đủ các loại lợn ở mọi lứa tuổi khác nhau. Chắnh vì vậy

việc theo dõi và thực hiện lịch tiêm phòng vắc xin chắnh xác là rất quan trọng. Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn được thể hiện qua bảng 4.5.

Định kỳ hàng năm vào tháng 4, 8, 12 trại đã tiến hành tiêm phòng toàn bộ đàn lợn bằng vắc xin giả dại Begonia, với liều lượng 2 ml/con, tiêm bắp.

Đối với lợn đực:

- Lợn đực đang khai thác tiêm phòng vào tháng 5, tháng 11 vắc xin dịch tả Coglapest. Tháng 4, 8, 12 tiêm phòng vắc xin lở mồng long móng Aftopor, vắc xin giả dại Begonia.

Bảng 4.6. Lịch phòng bệnh áp dụng tại trại lợn nái

Loại lợn Tuần tuổi Phòng bệnh Vắc xin/ thuốc/chế phẩm Đường đưa thuốc Liều lượng (ml/con) Lợn con

2 - 3 ngày Thiếu sắt Fe + B12 Tiêm 1 3 - 6 ngày Cầu trùng Totrazil Uống 1 16 - 18 ngày Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2

Lợn hậu bị

24 tuần tuổi Tai xanh PRRS Tiêm bắp 2 25, 29 tuần tuổi Khô thai Pavo Tiêm bắp 2 26 tuần tuổi Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2 27, 30 tuần tuổi Giả dại Begonia Tiêm bắp 2 28 tuần tuổi LMLM Aftopor Tiêm bắp 2 Lợn nái

sinh sản

10 tuần chửa Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2 12 tuần chửa LMLM Aftopor Tiêm bắp 2 Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Lợn được tiêm vắc xin ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mãn tắnh khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất.

Trong 6 tháng thực tập tại trại, chúng tôi đã được tham gia vào quy trình phòng bệnh cho đàn lợn.

Kết quả của việc áp dụng quy trình phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho đàn lợn được trình bày qua bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại cơ sở

STT Phòng bệnh Loại lợn Số lượng

lợn (con)

Kết quả (an toàn)

Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 1 Tiêm Fe + B12 phòng bệnh thiếu sắt Lợn con 320 320 100

2 Cầu trùng (uống) Lợn con 165 165 100 3 Tiêm vắc xin dịch tả lợn Lợn con 50 50 100 4 Tiêm vắc xin Mycoplasma Lợn con 65 65 100

5 Auto vắc xin Lợn nái 120 114 95

Qua kết quả bảng 4.7 ta có thể thấy được kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vắc xin. Lợn con sau 2 - 3 ngày tuổi được tiêm Fe + B12 để phòng thiếu sắt, thuốc phòng trị cầu trùng và nâng cao sức đề kháng cho lợn con, 100 % lợn con sau khi sinh sẽ được tiêm. Trong 6 tháng thực tập, chúng tôi đã tiêm Fe + B12 cho 320 lợn con được 3 ngày tuổi và đạt an toàn 100 %, nhỏ thuốc phòng trị bệnh cầu trùng cho 165 lợn con và an toàn 100 %.

Ngoài ra, tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn cho 50 lợn con từ 10 - 15 ngày tuổi và mycoplasmas cho 65 lợn con từ 7 - 10 ngày tuổi, đạt an toàn 100 %.

Trong quá trình thực tập, tại trại xảy ra dịch tiêu chảy cấp (PED), chúng tôi đã tham gia làm auto vắc xin cho 120 lợn nái, tỷ lệ nái xuất hiện tiêu chảy là 114 nái, đạt 95% đạt yêu cầu an toàn của auto vắc xin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn nhâm xuân tiến, huyện đông hưng, tỉnh thái bình​ (Trang 40 - 43)