Môtip nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội dân gian ở kiến thụy, hải phòng (Trang 55 - 56)

7. Đóng góp của luận văn

2.3.2. Môtip nghệ thuật

2.3.2.1. Mô tip xuất thân của nhân vật chính

Về xuất thân của các nhân vật chính ở truyền thuyết Kiến Thụy thường chia làm hai loại:

Xuất thân quyền quý, hoàng thân quốc thích, như: Truyền thuyết về Công chúa Trần Quỳnh Trân (hội Vật cầu đền Mõ), truyền thuyết về Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn (hội Minh thề)…

Xuất thân nhà nghèo, nông dân áo vải, nhưng sau trở thành danh tướng, vua sáng nghiệp, như: truyền thuyết về Phạm Ngũ Lão(hội Chạy đá), truyền thuyết về Yết Kiêu (hội đua thuyền rồng)…

2.3.2.2. Mô tip về sự hóa thân của nhân vật chính

Các nhân vật chính trong truyền thuyết đều có công tích và hành trạng đặc biệt. Để suy tôn những công tích đó, cái chết của các nhân vật đều được thần thánh hóa bằng sự hóa thân, sự thăng hoa mang màu sắc huyền thoại. Chẳng hạn như sự viên tịch của Công chúa Quỳnh Trân được miêu tả như sau:

Thượng hoàng Nhân Tông bấy giờ là Trúc Lâm đại sĩ, đang tu trên núi Yên Tử hạ sơn hay tin chị gái ốm nặng liền tức tốc về Nghi Dương thăm. Trước lúc ra về, ngài ngậm ngùi cầm tay bà nói: “Nếu chị đã đến ngày đến giờ thì cứ đi, âm phủ có hỏi thì bảo rằng, xin đợi một chút, em tôi là Trúc Lâm đại sĩ sẽ tới ngay”. Ngày mồng 3 tháng 11 năm đó bà mất. Quả nhiên cùng ngày hôm đó Thượng hoàng Nhân Tông cũng băng hà. Nhân Tông là em ruột, lại là người chứng kiến

cũng như xử lý toàn bộ chuyện tình ngang trái của công chúa Quỳnh Trân nên đã rất hiểu và vô cùng thương người chị gái đa đoan của mình.

2.3.2.3. Môtip về sự vinh phong, gia phong tên hiệu của các triều đại sau cho người anh hùng

Dù là nhân vật huyền thoại hay nhân vật lịch sử, trong các truyền thuyết được kể ở Kiến Thụy đều có gắn với các sự kiện các triều đại phong kiến sắc phong để ghi nhận công lao của họ. Chẳng hạn như Đình Cốc Liễn (xã Minh Tân) còn lưu giữ được 20 đạo sắc quý trải dài từ đời Lê Thần Tông (Vĩnh Tộ) đến đời vua Khải Định. Đây là nguồn sử liệu quan trọng, minh chứng cho quá trình tồn tại của cụm di tích đình – chùa Cốc Liễn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội dân gian ở kiến thụy, hải phòng (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)