Thiết kế hoạt động chuyên đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm (theo chương trình giáo dục phổ thông mới môn sinh học)​ (Trang 27 - 34)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Thiết kế chuyên đề

2.1.2. Thiết kế hoạt động chuyên đề

2.1.2.1. Nguyên tắc thiết kế

- Đảm bảo mục tiêu chuyên đề: dựa vào chương trình, chuẩn mục tiêu, kĩ năng để xác định mục tiêu cho phù hợp.

- Đảm bảo nội dung chuyên đề: nội dung cần bám sát mục tiêu, đầy đủ, chính xác, có những kiến thức liên hệ với thực tiễn.

- Đảm bảo đa dạng hoạt động: gồm các hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động luyện tập – vận dụng, hoạt động tìm tòi – mở rộng với các hình thức đa dạng như trò chơi, làm poster,…

- Đảm bảo phù hợp với trình độ học sinh: các hoạt động huy động được kiến thức, kinh nghiệm có sẵn của học sinh để giải quyết.

2.1.2.2. Quy trình thiết kế hoạt động chuyên đề

Quy trình thiết kế hoạt động chuyên đề gồm các bước như sau:

2.1.2.3. Ví dụ minh họa

Thiết kế chuyên đề Vệ sinh an toàn thực phẩm 1. Xác định mục tiêu

a. Kiến thức

Chương I: Khái quát chung về vệ sinh an toàn thực phẩm + Mức độ biết:

- Trình bày được khái niệm thực phẩm (1)

- Nêu được khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm (2)

- Nêu được thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong nước (3) + Mức độ hiểu:

- Lấy ví dụ được về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm trong thực tế (4)

- Trình bày được ý nghĩa của vệ sinh an toàn đối với sức khỏe (5) - Trình bày được ý nghĩa của vệ sinh an toàn đối với xã hội (6) - Nhận xét được mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm trong nước (7) - Trình bày được những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm ở địa phương (8)

Thiết kế tiến trình dạy học

Xác định vấn đề Xác định chuẩn kiến

thức, kĩ năng, thái độ Xây dựng nội dung

Biên soạn câu hỏi Mô tả mức độ

- Trình bày được các nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm (9)

- Giải thích được tại sao thực phẩm ngoài lề đường dễ mất vệ sinh an toàn thực phẩm (10)

+ Mức vận dụng:

- Phân tích được tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe (11)

- Điều tra được tình hình mất vệ sinh an toàn thực phẩm ở địa phương (12)

- Phân tích được các nguyên nhân của mất an toàn thực phẩm (13) Chương II: Ngộ độc thực phẩm

+ Mức độ biết:

- Kể tên được một số ngộ độc thực phẩm thường gặp (14) + Mức độ hiểu:

- Phân loại được các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm (15) - Trình bày được dấu hiệu khi bị ngộ độc thực phẩm (16)

- Trình bày được các biện pháp xử lí khi bị ngộ độc thực phẩm (17) - Lấy được ví dụ về cách điểu trị một số loại ngộ độc thực phẩm (18) + Mức độ vận dụng:

- Phân tích được các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm (19)

- Phân tích được một số biện pháp phòng và điều trị ngộ độc thực phẩm (20)

Chương III: Biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm + Mức độ biết:

- Nêu được các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (21) + Mức độ hiểu:

- Trình bày được biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (22) - Trình bày được một số biện pháp giữ an toàn vệ sinh thực phẩm tại gia đình (23)

+ Mức độ vận dụng:

- Đề xuất được các biện pháp đảm bảo vệ sinh thực phẩm tại gia đình (24)

- Thực hành được các biện pháp giữ an toàn vệ sinh thực phẩm tại nhà (25)

+ Mức độ vận dụng cao:

- Thiết kế được các giải pháp hạn chế mất an toàn vệ sinh thực phẩm (26)

b. Kĩ năng

- Kĩ năng đề xuất vấn đề

- Kĩ năng đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết - Kĩ năng lập kế hoạch

- Kĩ năng thực hiện kế hoạch - Kĩ năng đề xuất ý kiến c. Thái độ

- Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học về vệ sinh an toàn thực phẩm vào cuộc sống

- Có ý thức tuyên truyền an toàn vệ sinh thực phẩm đến mọi người xung quanh

d. Năng lực sinh học

- Nhận biết kiến thức sinh học

- Tìm tòi và khám phá thế giới sống dưới góc nhìn sinh học - Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống

Nội dung Câu hỏi Chương I: Khái

quát chung về vệ sinh an toàn thực phẩm

Câu 1: Dạo này trên báo xuất hiện những thông tin về việc những người buôn cá tẩm phân ure để bảo quản. Tuy nhiên những người bán vẫn cho rằng nếu cho với số lượng nhỏ thì không ảnh hưởng gì.

1, Tại sao những người bán hàng lại sử dụng phân ure để bảo quản cá?

Trả lời: Khi hòa tan trong nước, ure sẽ làm lạnh môi trường xung quanh, ngăn cản khả năng hoạt động của vi sinh vật thay cho nước đá -> bảo quản lâu hơn

2, Theo em, quan điểm trên của những người bán hàng đúng hay sai? Tại sao?

Trả lời: Sai. Vì ure là hóa chất không được dùng để bảo quản thực phẩm. Quá trình phân giải sẽ tạo ra nitrit và nitrat gây ngộ độc cho người dùng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân.

3, Hãy nêu cách phân biệt cá tươi với cá tẩm hóa chất Trả lời: Quan sát các đặc điểm mắt, mang, vảy,.. của cá: cá tươi mắt lồi, trong suốt, giác mạc đàn hồi; mang màu đỏ hồng, không nhớt, không hôi, dính chặt với hoa khế; vảy bám chặt thân, óng ánh; thịt cá rắn chắc. Ngửi mùi: cá tẩm ure có mùi khai chứ không phải mùi tanh

Câu 2: Tại sao chúng ta có thể kiểm tra thực phẩm nhiễm hàn the bằng giấy nghệ?

Trả lời: Hàn the có tính kiềm nên khi tác dụng với giấy nghệ thì làm giấy nghệ chuyển từ màu vàng sang đỏ. Câu 3: Theo em, tập quán ăn uống của người Việt như ăn tiết sống động vật, thịt tái,…tiềm ẩn những nguy hiểm gì đối với sức khỏe?

Trả lời: Các thực phẩm trên chứa rất nhiều các loại vi sinh vật, kí sinh trùng tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến giun, sán nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng của con người

Chương II: Ngộ độc thực phẩm

Câu 1: Đọc tài liệu tham khảo mục 2.1 để trả lời câu hỏi sau:

Dịp Tết, mọi người thường liên hoan và uống rượu bia và có nhiều trường hợp bị ngộ độc rượu vậy theo em có những nguyên nhân nào gây ngộ độc rượu bia? Khi bị ngộ độc rượu bia sẽ có những biểu hiện như thế nào? Nêu một số cách giúp giải rượu bia

Trả lời: Nguyên nhân gây độc rượu bia: uống với nồng độ quá lớn, hoặc uống rượu bia giả,..

Biểu hiện khi ngộ độc: bất tỉnh, co giật, nhịp thở không đều,…

Cách giải rượu bia: uống nước chanh, uống sữa,…

Câu 2: Hoa đọc được một số bài báo trên mạng có đăng về việc khi uống mật ong với bột sắn dây sẽ gây chết người. Hoa thắc mắc đây có phải thông tin chính xác hay không

1.Theo em thông tin trên có đúng hay không? Tại sao? 2. Để tránh bị ngộ độc khi cần có những lưu ý gì khi kết hợp các loại thực phẩm?

Trả lời: 1. Sai. Vì mật ong có thành phần chính là đường glucoza, đường fructoza và một số vitamin, nguyên tố vi lượng. Còn bột sắn dây được sản xuất theo công nghệ sàng lọc thành tinh bột, sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường glucoza. Cả 2 nguyên liệu này rất giàu dinh dưỡng. Mật ong tính bình, sắn dây tính mát kết hợp với

nhau cũng không gây ra phản ứng.

2. Cần chú ý tránh chọn thực phẩm trong nhóm tương phản để bị ngộ độc

Câu 2: Phân tích những biểu hiện khi bị ngộ độc thực phẩm

Câu 3: Tại sao khi uống rượu với mật các loài động vật dễ bị ngộ độc dẫn tới tử vong?

Trả lời: Vì trong tiết động vật có chứa rất nhiều chất độc và vi sinh vật gây hại.

Chương III: Biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Câu 1: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Bệnh ấu trùng sán lợn do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ. Trong khi đó, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút. Vì thế, ăn thức ăn nấu chín, không ăn rau sống sẽ phòng nhiễm sán lợn.

Để biết xem có phải mắc bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn hay không cần dựa vào các biểu hiện triệu chứng bệnh như: đi ngoài ra đốt sán, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kéo dài…; và các xét nghiệm. Bệnh ấu trùng sán lợn được điều trị khỏi bằng các thuốc Praziquantel và Albendazole. Người bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị để tránh bệnh lây lan ra cộng đồng.

(Nguồn:https://dantri.com.vn/suc-khoe/san-lon-bi-tieu- diet-khi-nau-soi-100-do-trong-vong-2-phut-

20190318145415027.htm)

1. Phân tích những nguyên nhân có thể gây nhiễm sán lợn 2. Hãy đề xuất một số biện pháp giúp giảm khả năng mắc

sán lợn.

3. Theo em, việc tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm đến người dân có làm giảm tỉ lệ mắc sán lợn không? Vì sao?

Trả lời: 1. Nguyên nhân gây nhiễm sán lợn: thường liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín 2. Biện pháp: không ăn thịt lợn tái, chưa chín; ăn chín, uống sôi; không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến

3. Có. Vì nâng cao ý thức của người dân trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Câu 2: Nêu các biện pháp bảo quản thực phẩm tại gia đình. Lấy ví dụ.

Trả lời: Đối với rau củ có thể bảo quản lạnh, sấy khô, muối chua. Đối với cá có thể bảo quản lạnh, phơi khô, ướp muối, làm mắm,…

Câu 3: Kể tên các phương pháp bảo quản thực phẩm. Trình bày ưu, nhược điểm của các phương pháp.

Trả lời: Phơi khô, muối chua, bảo quản lạnh,…

Câu 4: Tại sao trên đài báo thường khuyến khích chúng ta không nên ăn sống, ăn các thực phẩm chưa qua chế biến? Trả lời: Vì sẽ giảm nguy cơ mắc các vi sinh vật gây bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm (theo chương trình giáo dục phổ thông mới môn sinh học)​ (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)