Địa điểm và thời gian thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm (theo chương trình giáo dục phổ thông mới môn sinh học)​ (Trang 44)

CHƢƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.3. Địa điểm và thời gian thực nghiệm

Địa điểm thực nghiệm: Lớp 11A2 trường THPT Tây Tiền Hải Thời gian thực nghiệm: Tháng 3 năm 2019

3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm

3.4.1. Chọn đối tƣợng tham gia

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở trường THPT Tây Tiền Hải, chúng tôi chọn một lớp thuộc khối 11 sau đó tiến hành dạy học theo chuyên đề sau đó tiến hành kiểm tra nhiều lần để thu được đánh giá.

3.4.2. Phƣơng pháp bố trí thực nghiệm

Thu thập dữ liệu thực nghiệm bằng phương pháp: quan sát, phỏng vấn, trắc nghiệm khách quan.

Đánh giá, kết quả thực nghiệm thông qua trao đổi với GV, HS trong quá trình học tập và phỏng vấn sau khi học sinh tham gia học tập theo chuyên đề chúng tôi cần đánh giá được:

+ Thái độ của HS khi tham gia học tập theo chuyên đề + Mức độ hiểu biết của HS về vệ sinh an toàn thực phẩm

3.5. Xử lý số liệu

3.5.1. Phƣơng tiện đánh giá

Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi chủ yếu sử dụng các biện pháp như sau:

- Lập phiếu ghi chéo nhận xét khi dự giờ dạy của GV, ghi chép tiến trình giờ học và quan sát biểu hiện thái độ của HS trong giờ học

- Căn cứ vào khả năng vận dụng của HS khi trả lời câu hỏi của GV hay làm bài tập để xác định mức độ nhận thức của HS: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao

- Phiếu điều tra, phiếu kiểm tra: là cơ sở đánh giá khả năng hiểu biết và vận dụng dạy học chuyên đề của GV và HS

- Phân tích các thông tin thu được và đánh giá theo các tiêu chí đã đề ra

3.5.2. Phân tích kết quả định tính

Phân tích, đánh giá những dấu hiệu tích cực nhận thức của HS trong quá trình dạy học ở lớp thực nghiệm thông qua các tiêu chí:

- Không khí lớp học: thái độ của HS

- Sự tương tác giữa thầy và trò trong các hoạt động dạy học Phân tích chất lượng bài kiểm tra qua các tiêu chí:

- Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm - Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm - Cách xử lí khi bị ngộ độc thực phẩm

- Các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

3.5.3. Phân tích kết quả định lƣợng

Chúng tôi dựa vào tiêu chí nêu trên làm cơ sở để xây dựng biểu điểm bài kiểm tra nhằm giúp cho việc đánh giá hiệu quả của tổ chức dạy học chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo tính khách quan, chính xác

Sau khi tổ chức dạy thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra, chấm điểm và xử lí số liệu theo phương pháp thống kê toán học:

- Xử lí số liệu thu được dưới dạng bảng thống kê và biểu đồ

- Tính các đại lượng thống kê: Trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên

Trị số trung bình cộng ( ̅) là tham số đặc trưng cho sự tập trung của dãy số. Trung bình cộng (arithmetic mean) của một dãy số là số tổng cộng các đo lường chia cho N (tổng số) các quan sát. Trị số trung bình cho biết chất lượng của dãy số thống kê. Trung bình cộng là số đo khuynh hướng định tâm một cách vững chãi nhất từ mẫu này đến mẫu khác. Trung bình cộng có thể đại diện một cách khá đầy đủ và chặt chẽ cho một tập hợp nếu tập hợp đó có độ đồng nhất cao. Tuy nhiên, trung bình cộng không biểu thị được đặc điểm phân tán của dãy số liệu tập hợp.

Phương sai: Trong một dãy số thống kê, khi xác định được giá trị trung bình ( ̅) chúng ta sẽ xác định được khoảng cách giữa một điểm bất kì với trung bình của dãy số ( - ̅ đó là độ lệch

Độ lệch cũng chứa đựng thông tin về sự biến thiên của các điểm số, do đó nếu tính trung bình của các độ lệch này ta sẽ có tham số khá tốt về sự biến thiên. Tuy nhiên, độ lệch cũng có thể là số dương hoặc số âm hơn nữa tổng độ lệch sẽ bằng không.

Phương sai của một tập hợp thống kê là tỷ số giữa tổng bình phương biến sai của trị số cá thể quanh trung bình cộng với tổng bậc tự do của tập hợp. Phương sai được tính theo công thức sau:

∑ ̅

Nếu n< 30 thì dùng công thức:

∑ ̅

Độ lệch tiêu chuẩn:

Độ lệch tiêu chuẩn là một đại lượng thống kê mô tả dùng để đo mức độ phân tán của một tập dữ liệu đã được lập thành bảng tần số.

Độ lệch tiêu chuẩn của một tập hợp đo lường là căn bậc hai của phương sai, được xác định theo công thức sau:

√∑ ̅

3.6. Kết quả thực nghiệm

3.6.1. Phân tích định tính

3.6.1.1. Phân tích các hoạt động và thái độ của HS trong quá trình dạy học

Thông qua việc dự giờ thăm lớp, chúng tôi nhận thấy rằng HS ở lớp thực nghiệm có thái độ ngày càng tốt hơn. Hầu hết HS đều có thái độ tích cực và hứng thú, các nhiệm vụ GV đưa ra HS thực hiện một cách chủ động.

Thông qua giảng dạy chúng tôi thấy dạy học theo chuyên đề đã phát triển khả năng làm việc nhóm của HS, tăng cường mối quan hệ giữa GV và HS, có ý nghĩa khi phát triển các năng lực cần thiết cho HS.

3.6.1.2. Phân tích chất lượng bài kiểm tra của học sinh

Bảng 3.1. Mức độ hiểu bài sau khi học thực thực nghiệm

Kiểm tra lần 1 Kiểm tra lần 2 Kiểm tra lần 3 Số bài điểm cao

(>=6 điểm) Thấp Cao

Cao Số bài điểm thấp

(<6 điểm) Cao Thấp Thấp

Từ bảng 3.1 chúng ta thấy được rằng tỉ lệ đạt bài khá giỏi của lớp thực nghiệm từ lần 2 cao hơn so với lần kiểm tra đầu tiên.

3.6.2. Phân tích định lƣợng

3.6.2.1. Kết quả thực nghiệm

Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành kiểm tra đánh giá, phân tích kết quả kiểm tra để rút ra các kết luận khoa học mang tính khách quan bằng cách:

- Lập bảng thống kê số liệu thu được

- Xác định các đại lượng thống kê đặc trưng như: Trung bình, phương sai.

Bảng 3.2. Bảng thống kê các điểm số ( của bài kiểm tra Số lần kiểm tra Tổng số Số học sinh đạt điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lần 1 46 0 0 1 3 9 12 10 6 4 1 0 Lần 2 46 0 0 0 1 5 10 14 7 5 3 1 Lần 3 46 0 0 0 1 4 8 12 10 7 2 2

Biểu đồ 3.1. Kết quả điểm kiểm tra đối chứng

0 2 4 6 8 10 12 14 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lần 1 Lần 2 Lần 3

Bảng 3.3. Bảng tần suất (fi%): Số HS đạt điểm xi của bài kiểm tra

Bảng 3.4. Bảng tần số hội tụ biến (số % HS đạt điểm xi trở lên)

Số lần kiểm tra xi N Số % học sinh đạt điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lần 1 46 100 100 100 97.83 91.31 71.74 45.65 23.91 10.87 2.17 0 Lần 2 46 100 100 100 100 97.83 86.96 65.22 34.79 19.57 8.7 2.18 Lần 3 46 100 100 100 100 97.83 89.13 71.74 45.65 23.91 8.69 4.34

Từ đó ta tính được một số chỉ tiêu thống kê đặc trưng: giá trị trung bình cộng, phương sai và độ lệch tiêu chuẩn của điểm kiểm tra lớp thực nghiệm qua các lần thu được kết quả như sau:

Số lần kiểm tra Tổng số Số % học sinh đạt điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lần 1 46 0 0 2.17 6.52 19.57 26.09 21.74 13.04 8.7 2.17 0 Lần 2 46 0 0 0 2.17 10.87 1.74 30.43 15.22 10.87 6.52 2.17 Lần 3 46 0 0 0 2.17 8.7 17.39 26.09 21.74 15.22 4.35 4.35

Bảng 3.5. Bảng so sánh tham số đặc trưng giữa các lần kiểm tra của lớp nghiệm N ̅ S2 S Lần 1 46 5.43 2.33 1.52 Lần 2 46 6.15 2.35 1.53 Lần 3 46 6.41 2.46 1.57

Qua kết quả chúng ta có thể có một số kết luận là số HS đạt điểm trên trung bình của lớp thực nghiệm ở lần kiểm tra thứ hai (86,96%) và lần kiểm tra thứ 3 (89,13%) cao hơn so với lần kiểm tra đầu tiên (71,74%). Ngoài ra, ta thấy giá trị trung bình tăng qua các lần kiểm tra: kiểm tra lần 1 (5.43), lần 2 (6.15), lần 3 (6.41). Kết quả thí nghiệm sẽ chính xác hơn nếu số lượng điều tra lớn.

3.7. Kết luận

Thông qua quá trình điều tra ở trường THPT, chúng tôi thấy rằng việc dạy học theo chuyên đề phù hợp với nguyện vọng của phần lớn GV và HS.

Qua quá trình dạy thực nghiệm sư phạm, chúng tôi thấy dạy học theo chuyên đề đã đem lại một số kết quả như sau:

Dạy học theo chuyên đề sẽ huy động được các kiến thức, kinh nghiệm có sẵn của học sinh trong các hoạt động học tập, giúp tăng cường khả năng tự học của các em, rèn luyện các kĩ năng cần thiết như: làm việc nhóm, tìm kiếm thông tin,…Đồng thời nó còn giúp HS học tập một cách chủ động hơn, có mục đính hơn.

Tuy qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã thấy những kết quả khả quan nhưng mẫu thực nghiệm vẫn còn nhỏ, tính khái quát chưa quát cao. Vì vậy, để có kết luận mang tính tổng quát và tin cậy hơn cần phải tiếp tục tiến hành thực nghiệm trên mẫu lớn, tiêu biểu và có tính phổ quát hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã rút ra được một số kết luận củng cố thêm cơ sở lí luận cho phương pháp dạy học chuyên đề môn Sinh học ở trường phổ thông như sau:

1.1. Dựa vào phân tích cơ sở lí luận, chúng tôi xác định được vai trò của dạy học theo chuyên đề. Thông qua dạy học theo chuyên đề, học sinh sẽ tăng hứng thú học tập, tăng khả năng tự học, tự tìm kiếm, giúp cho khả năng phát triển tư duy có hệ thống, phát triển các kĩ năng quan trọng đông thời nâng cao khả năng ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.

1.2. Qua điều tra thực tiễn cho thấy, thực trạng áp dụng dạy học chuyên đề ở trường phổ thông vẫn chưa được áp dụng rộng rãi và còn nhiều hạn chế.

1.3. Dựa trên việc phan tích cấu trúc chuyên đề dạy học, yêu cầu của chuyên đề dạy học, chúng tôi đã đề xuất được các bước thiết kế chuyên đề, các bước thiết kế hoạt động và các bước tổ chức dạy học.

2. Kiến nghị

Tại các trường đại học sư phạm, chúng tôi mong muốn tiếp tục có những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về thiết kế và tổ chức dạy học theo chuyên đề cho học sinh phổ thông với quy mô lớn hơn để kết quả có tính khái quát hơn.

Đối với các trường phổ thông nên triển khai việc dạy học theo chuyên đề đối với môn Sinh học và các môn học khác đến rộng rãi. Và các giáo viên phổ thông nên tích cực áp dụng vào giảng dạy phù hợp với điều kiện để đem lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc dạy học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (2013).

2. Công văn số 5555/BGDĐT – GDTrH, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3. Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012 của thủ tướng Chính phủ. 4. Kế hoạch số 984/KH-BGDĐT ngày 04/11/2014 của Bộ Giáo dục và Đào

tạo.

5. Luật giáo dục, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ ngĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2015.

6. Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học (dự thảo ngày 19 tháng 01 năm 2018), Bộ Giáo dục và đào tạo.

7. Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Viện thông tin thư viện y học trung ương.

8. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1998), Lý luận dạy học, NXB Giáo dục.

9. Đặng Hà Ly (2016), Khóa luận tốt nghiệp sư phạm sinh học.

10. Nguyễn Đức Lượng, Phạm Minh Tâm, Vệ sinh và an toàn thực phẩm, Đại học kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh, Sinh học 11,

NXB Giáo dục Việt Nam.

12. Nguyễn Văn Thái Bình, Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Mạnh Tuấn, Một số vấn đề về chương trình, phát triển chương trình và phát triển chương trình lớp học thông qua việc thiết kế chuyên đề dạy học, Tạp chí giáo dục số 384 (kì 2 – 6/2016).

13. Phan Thị Thanh Hội, Lê Thanh Oa, Thiết kế chuyên đề dạy học sinh học 8 ở trường trung học cơ sở, Tạp chí giáo dục số 365 (kì 1- 9/2015).

14. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, Quyển 1 – Khoa học tự nhiên, NXB Đại học Sư phạm.

16. https://news.zing.vn/nhung-bo-phan-cua-ga-khong-nen-an- post912813.html.

17. https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tu-van-tai-chinh/cach-nhan-dien- thuc-pham-ngam-han-the-351336.html.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CHUYÊN ĐỀ TRONG DẠY HỌC Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG

(Phiếu dành cho học sinh)

Họ và tên HS: ... Lớp: ... Trƣờng: ...

Nhằm cung cấp thông tin cho KLTN “Thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề Vệ sinh an toàn thực phẩm (theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới môn Sinh học” thông tin các em cung cấp chỉ dùng cho thực hiện đề tài, mong các em vui lòng trả lời các câu hỏi sau (HS có thể trả lời nhiều ý trong một câu hỏi)

Câu 1: Hiện nay, để dạy bài mới GV sử dụng phương pháp dạy học nào là chủ yếu?

A. Thuyết trình B. Hỏi – đáp

C. Làm thí nghiệm

D. Quan sát mẫu vật, tranh ảnh, chiếu video E. Ý kiến khác (HS ghi rõ ý kiến)

Câu 2: Các hoạt động học tập mà GV tổ chức trong giờ có tạo hứng thú cho em không?

A. Có B. Không

Câu 3: Hoạt động nào mà em thích nhất trong giờ học? A. Đọc SGK

C. Làm thí nghiệm

D. GV đọc và HS ghi chép E. Sử dụng công nghệ thông tin G. Ý kiến khác (HS ghi rõ ý kiến)

Câu 4: Em có muốn GV thay đổi phương pháp dạy học truyền thống (như thuyết trình, hỏi- đáp…) sang một phương pháp dạy học khác không?

A. Có B. Không

Câu 5: Khi giáo viên tổ chức các hoạt động học tập theo nhóm, em có chủ động tích cực tham gia hay không?

A. Có B. Không

Câu 6: Khi tham gia các hoạt động học tập theo nhóm, em thường gặp phải những khó khăn nào?

A. Các thành viên không chủ động tích cực tham gia hoạt động nhóm B. Việc khai thác và tìm kiếm tư liệu còn nhiều hạn chế

C. Không thống nhất và đưa ra được kết quả của hoạt động nhóm D. Năng lực hoạt động của các thành viên không đồng đều

Câu 7: Em có muốn GV tổ chức dạy học theo chuyên đề không? A. Có

B. Không

Câu 8: Em mong muốn dạy học theo chuyên đề sẽ đem lại những kết quả gì cho bản thân?

... ... ...

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CHUYÊN ĐỀ TRONG DẠY HỌC Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG

(Phiếu dành cho giáo viên)

Họ và tên GV: ... Trƣờng:...

Nhằm cung cấp thông tin cho KLTN “Thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề Vệ sinh an toàn thực phẩm (theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới môn Sinh học” mong các thầy (cô) vui lòng trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Thầy (cô) thường sử dụng phương pháp nào khi dạy học? A. Thuyết trình

B. Hỏi – đáp

C. Làm thí nghiệm

D. Quan sát mẫu vật, tranh ảnh, chiếu video E. Ý kiến khác

Câu 2: Theo quan điểm của cá nhân, thầy (cô) hiểu thế nào là dạy học theo chuyên đề?

Câu 3: Theo thầy (cô) việc áp dụng dạy học theo chuyên đề vào trong quá trình dạy học đem lại hiệu quả như thế nào?

A. Ít hiệu quả

B. Tương đối hiệu quả C. Hiệu quả

D. Rất hiệu quả

Câu 4: Thầy (cô) có thường tổ chức dạy học theo chuyên đề trong quá trình dạy học không?

A. Rất ít khi tổ chức

C. Thường xuyên tổ chức trong quá trình dạy học

Câu 5: Thầy (cô) gặp những khó khăn gì khi thiết kế và tổ chức dạy học theo chuyên đề?

...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm (theo chương trình giáo dục phổ thông mới môn sinh học)​ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)