Xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm (theo chương trình giáo dục phổ thông mới môn sinh học)​ (Trang 45 - 47)

CHƢƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.5. Xử lý số liệu

3.5.1. Phƣơng tiện đánh giá

Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi chủ yếu sử dụng các biện pháp như sau:

- Lập phiếu ghi chéo nhận xét khi dự giờ dạy của GV, ghi chép tiến trình giờ học và quan sát biểu hiện thái độ của HS trong giờ học

- Căn cứ vào khả năng vận dụng của HS khi trả lời câu hỏi của GV hay làm bài tập để xác định mức độ nhận thức của HS: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao

- Phiếu điều tra, phiếu kiểm tra: là cơ sở đánh giá khả năng hiểu biết và vận dụng dạy học chuyên đề của GV và HS

- Phân tích các thông tin thu được và đánh giá theo các tiêu chí đã đề ra

3.5.2. Phân tích kết quả định tính

Phân tích, đánh giá những dấu hiệu tích cực nhận thức của HS trong quá trình dạy học ở lớp thực nghiệm thông qua các tiêu chí:

- Không khí lớp học: thái độ của HS

- Sự tương tác giữa thầy và trò trong các hoạt động dạy học Phân tích chất lượng bài kiểm tra qua các tiêu chí:

- Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm - Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm - Cách xử lí khi bị ngộ độc thực phẩm

- Các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

3.5.3. Phân tích kết quả định lƣợng

Chúng tôi dựa vào tiêu chí nêu trên làm cơ sở để xây dựng biểu điểm bài kiểm tra nhằm giúp cho việc đánh giá hiệu quả của tổ chức dạy học chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo tính khách quan, chính xác

Sau khi tổ chức dạy thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra, chấm điểm và xử lí số liệu theo phương pháp thống kê toán học:

- Xử lí số liệu thu được dưới dạng bảng thống kê và biểu đồ

- Tính các đại lượng thống kê: Trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên

Trị số trung bình cộng ( ̅) là tham số đặc trưng cho sự tập trung của dãy số. Trung bình cộng (arithmetic mean) của một dãy số là số tổng cộng các đo lường chia cho N (tổng số) các quan sát. Trị số trung bình cho biết chất lượng của dãy số thống kê. Trung bình cộng là số đo khuynh hướng định tâm một cách vững chãi nhất từ mẫu này đến mẫu khác. Trung bình cộng có thể đại diện một cách khá đầy đủ và chặt chẽ cho một tập hợp nếu tập hợp đó có độ đồng nhất cao. Tuy nhiên, trung bình cộng không biểu thị được đặc điểm phân tán của dãy số liệu tập hợp.

Phương sai: Trong một dãy số thống kê, khi xác định được giá trị trung bình ( ̅) chúng ta sẽ xác định được khoảng cách giữa một điểm bất kì với trung bình của dãy số ( - ̅ đó là độ lệch

Độ lệch cũng chứa đựng thông tin về sự biến thiên của các điểm số, do đó nếu tính trung bình của các độ lệch này ta sẽ có tham số khá tốt về sự biến thiên. Tuy nhiên, độ lệch cũng có thể là số dương hoặc số âm hơn nữa tổng độ lệch sẽ bằng không.

Phương sai của một tập hợp thống kê là tỷ số giữa tổng bình phương biến sai của trị số cá thể quanh trung bình cộng với tổng bậc tự do của tập hợp. Phương sai được tính theo công thức sau:

∑ ̅

Nếu n< 30 thì dùng công thức:

∑ ̅

Độ lệch tiêu chuẩn:

Độ lệch tiêu chuẩn là một đại lượng thống kê mô tả dùng để đo mức độ phân tán của một tập dữ liệu đã được lập thành bảng tần số.

Độ lệch tiêu chuẩn của một tập hợp đo lường là căn bậc hai của phương sai, được xác định theo công thức sau:

√∑ ̅

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm (theo chương trình giáo dục phổ thông mới môn sinh học)​ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)