8. Dự kiến những đóng góp của đề tài
2.2. Tổ chức hoạt động
2.2.1. Nguyên tắc tổ chức
- Đảm bảo giải quyết được mục tiêu của bài học - Đảm bảo tính đa dạng, thực tiễn của hoạt động
2.2.2. Quy trình tổ chức dạy học
Quá trình tổ chức dạy học theo chuyên đề thông qua các hoạt động sau: - Hoạt động khởi động:
Hoạt động nhằm tạo tinh thần học tập trước bài học vừa tạo mâu thuẫn nhận thức cho HS. Tình huống/câu hỏi/nhiệm vụ mở đầu gần gũi với kinh nghiệm sống của học sinh, nêu được mâu thuẫn nhận thức và đặt ra được câu hỏi chính của bài học
- Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động này giúp người học tìm hiểu nội dung kiến thức của chủ đề, rèn luyện các năng lực của HS. Kiến thức mới được thể hiện bằng kênh chữ, kênh hình, kênh tiếng, tiếp nối với câu hỏi chính của bài để học sinh giải quyết vấn đề chính của bài học giúp HS hoàn thành được mục tiêu bài học.
- Hoạt động luyện tập – vận dụng:
Hoạt động này yêu cầu người học sử dụng những kiến thức vừa học được để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể, qua đó GV có thể xá nhận mức độ nắm vững kiến thức của HS. Hệ thống bài tập, câu hỏi được sắp xếp theo một hệ thống, gắn với tình huống thực tiễn. Mỗi câu hỏi, bài tập có mục đích cụ thể, nhằm rèn luyện các kĩ năng cụ thể.
- Hoạt động tìm tòi – mở rộng:
Hoạt động khuyến khích HS tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi thêm các kiến thức liên quan đến chủ đề để mở rộng kiến thức. GV hướng dẫn để học sinh xác định vấn đề, nội dung, hình thức thể hiện của sản phẩm.
2.2.3. Ví dụ minh họa
Nội dung Hoạt động của GV - HS
Hoạt động khởi động
- GV tổ chức trò chơi: Hiểu ý đồng đội (10 phút)
hình vẽ (không có chữ liên quan đến từ khóa) cho các thành viên khác trong đội đoán từ khóa trong thời gian 2 phút. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. Kết thúc trò chơi đội nào nhiều điểm hơn sẽ giành chiến thắng và được 1 phần quà (Các từ khóa: thịt, rau, thực phẩm, an toàn, đau bụng, an toàn, vệ sinh, ngộ độc,…)
- GV: yêu cầu HS đoán tên chủ đề ngày hôm nay - HS trả lời
- GV nêu chủ đề: Vệ sinh an toàn thực phẩm
Mâu thuẫn nhận thức: Liệu mọi thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày đã đảm bảo an toàn? Khi ăn những thực phẩm không an toàn có những hậu quả gì? Chúng ta đã biết các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chưa?
Hoạt động hình thành kiến thức Chương I: Khái quát chung về vệ sinh an toàn thực phẩm 1.Vệ sinh an toàn thực phẩm 1.1. Khái niệm 1.2. Ý nghĩa của vệ sinh an toàn thực phẩm
- GV: Phân biệt thực phẩm với những thứ khác chúng ta dựa trên những đặc điểm nào?
- HS: trả lời
- GV: Vậy theo em thế nào là thực phẩm?
- GV cho HS về hình ảnh mất vệ sinh thực phẩm trong cuộc sống ->Phân tích
- Từ đó HS rút được ra khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm - GV cho HS 2 đĩa: đĩa 1 là giò lụa bình thường, đĩa 2 là giò lụa có chứa hàn the
- GV: Theo em, bằng mắt thường chúng ta có thể phân biệt được đĩa nào là giò lụa chứa hàn the hay không?
- GV: Khi ăn thực phẩm có chứa hàn the có thể có những hậu quả gì?
- HS: Hàn the không bị thải loại hoàn toàn mà nó có khả năng tích tụ lên đến 15% lượng tiếp nhận vào cơ thể. Điều này về lâu dài sẽ gây ngộ độc mãn tính, dần dần làm suy thận, suy gan dẫn đến tình trạng da xanh xao, biếng ăn, cơ thể suy nhược. Thậm chí còn làm teo tinh hoàn, vô sinh hoặc các tai biến hệ tiêu hóa đối với ai sử dụng nhiều.
Khi vào trong cơ thể, hàn the tác dụng với acid trong dịch vị dạ dày giải phóng ra acid boric. Hoạt chất này có tác dụng ức chế thực bào, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, nó có đặc tính gắn kết với thực phẩm làm cho thực phẩm khó được tiêu hóa hơn bình thường rất nhiều. Trẻ em dùng hàn the lâu ngày dẫn đến sự phát triển chậm trong tuổi trưởng thành. Phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm độc hàn the thì dư lượng hàn the có thể được thải trừ qua rau thai và sữa, gây nhiễm độc tới thai nhi và trẻ nhỏ
-GV: Vậy theo em, việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm có thể đem lại những hậu quả gì?
- HS: Trả lời - GV nhận xét và chốt lại kiến thức. 2.Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm 2.1. Trong nước 2.2. Địa phương
- GV cho HS quan sát biểu đồ, bảng số liệu về tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm
- GV cho HS nhận xét
- Từ đó, GV rút ra kết luận: Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay rất đáng báo động đặc biệt là tình trạng mất vệ sinh thực phẩm và ngộ độc có xu hướng gia tăng
- GV phân chia lớp thành 4 nhóm để điều tra thực trạng tại các địa điểm (làm trước 1 tuần):
+Cổng trường +Chợ
+Trên đường phố +Tại khu phố
Yêu cầu: mỗi nhóm sẽ chụp ảnh, quay phim về tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm tại mỗi địa điểm sau đó mỗi nhóm sẽ làm một bài trình chiếu sử dụng những tư liệu đã thu được.
- Sau đó, GV cho từng nhóm lên thuyết trình - Nhận xét từng nhóm
3. Nguyên nhân của mất vệ sinh an toàn thực phẩm
? Dựa vào phần thuyết trình của các nhóm, theo em có những nguyên nhân nào gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm - GV nhận xét, chốt kiến thức Chương II: Ngộ độc thực phẩm 1.Khái niệm 2. Nguyên nhân 3. Dầu hiệu 4. Cách xử lí Hoạt động: “Bác sĩ tại nhà”
-GV cho HS nghiên cứu tài liệu trong thời gian 5 phút. Sau đó chia lớp thành 4 đội, các đội sẽ bốc thăm để xác định đội làm bệnh nhân, bác sĩ. Đội bệnh nhân sẽ bốc thăm 1 loại ngộ độc và phải miêu tả cho bác sĩ. Đội bác sĩ sẽ phải đoán và tìm ra cách xử lí đúng.
Đội nào có cách xử lí đúng sẽ giành được phần thưởng
Chương III: Biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
*Hoạt động: Thiết kế poster tuyên truyền
GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-7 người để thiết kế poster tuyên truyền “Các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm” trong thời gian 30 phút
- Tiêu chí đánh giá poster: Tổng điểm: 100 điểm +Hình thức: đẹp, sáng tạo: 20 điểm
+Nội dung: đúng, đủ: 40 điểm
+Thuyết trình: hay, hấp dẫn: 30 điểm +Poster không quá 50 chữ: 10 điểm
- Mỗi nhóm cử một thành viên lên báo cáo
- Sau đó, GV và các nhóm khác sẽ nhận xét và chấm điểm *Hoạt động: Thực hành bảo quản thực phẩm
- GV: Thực phẩm khi không sử dụng hết chúng ta cần có biện pháp bảo quản hợp lí để vừa không làm mất chất dinh dưỡng vừa không bị biến chất, đảm bảo an toàn. Theo các em chúng ta có những cách nào để bảo quản thực phẩm? - HS: Bảo quản lạnh, ướp muối, phơi khô,…
- GV: Ngoài những phương trên thì hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em một phương pháp bảo quản rau củ đó là muối chua. Và chúng ta sẽ thực hành muối dưa cải
- GV: Các em hãy nêu quy trình muối dưa cải - HS: Trả lời
- GV: Tóm tắt bằng sơ đồ
- Sau đó GV cho HS thực hành muối dưa cải trên lớp
Hoạt động
luyện tập – vận dụng
- HS làm sơ đồ tư duy chủ đề vệ sinh an toàn thực phẩm - Hoạt động: Trò chơi “Nhanh như chớp”
GV chia lớp thành 2 đội. GV đặt câu hỏi cho 1 thành viên trong đội, thành viên trả lời câu hỏi của GV, sau đó sẽ chỉ định bất thành viên trong đội bạn trả lời câu hỏi, cứ tiếp tục cho đến khi trong thời gian 5s nếu 1 đội trả lời sai hoặc không trả lời được đội bạn sẽ giành được 1 điểm. Kết thúc 3 lượt chơi đội nào nhiều điểm hơn sẽ giành chiến thắng 1. Thực phẩm nào sau đây tiềm ẩn nguy cơ lớn nhiễm giun
sán khi ăn? A. Giò chả B. Ô mai C. Nem chua
2. Sai lầm khi chế biến măng tươi có thể gây chết người ? A. Luộc lại nhiều lần
B. Ngâm với nước vôi trong C. Luộc măng dưới 12h
3. Cho trẻ nhấp một chút rượu bia cũng không sao A. Đúng
B. Sai
4. Sai lầm khi chế biến măng khô là A. Rửa thật kĩ bằng nước
B. Đun lại nhiều lần
C.Ngâm bằng nước gạo qua đêm
5. Ăn ít nhất bao nhiêu măng khô liên tục có thể gây chết người
A. 200-250g B. 250-300g C. 300-400g
6. Nguy cơ khi trẻ ăn đồ tái sống như bò, dê tái chanh, gỏi cá, nem chua ?
A. Buồn nôn, nôn mửa, sốt, tiêu chảy B. Đầy bụng, co giật, liệt cơ
7. Các căn bệnh nguy hiểm có thể mắc khi ăn tiết canh? A. Tiêu chảy kéo dai, nhiễm trùng máu, viêm gan B. Đau dạ dày, viêm loét dạ dày
C. Ngộ độc, nhiễm trùng huyết, nhiễm khuẩn cấp tính liên cầu lợn
8. Những thực phẩm nào không nên bảo quản trong tủ lạnh? A. Cá chép, dưa chuột
B. Dưa hấu, thịt gà C. Chuối, khoai tây
9. Bộ phận dễ nhiễm kí sinh trùng, vi khuẩn và virus của gà không nên ăn:
A. Ức gà B. Cổ gà C. Nội tạng
10.Vì sao không nên ăn cổ gà?
A. Nhiều chất béo, cholesterol, đôc tố B. Làm tăng men gan
C. Chứa nhiều axit cyanhydric
11. Đâu là lý do không nên ăn phao câu gà? A. Chứa quá nhiều vi khuẩn axit lactic B. Quá béo, quá bẩn và không có tác dụng
C. Có vi khuẩn gây bệnh thương hàn, viêm dạ dày, ruột 12. Bộ phận nào của gà bổ dưỡng nhất?
A. Đùi gà B. Cánh gà
C. Ức gà
13. Ăn chân gà bị run tay? A. Đúng
B. Sai
14. Khi nào chân gà thành chất độc? A. Chân gà được luộc chin
B. Chân gà ngâm cùng sả, ớt C. Chân gà nướng cháy
Hoạt động tìm tòi – mở rộng
HS làm KIT thử nhanh hàn the tại nhà theo hướng dẫn sau: Cách làm giấy nghệ như sau: Nghệ tươi gọt vỏ, rửa sạch, để ráo nước, sau đó giã nhỏ hoặc dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn, đem ngâm trong cồn từ 2-3 giờ, lọc lấy phần nước, bỏ phần bã nghệ. Lấy giấy lọc ngâm trong dung dịch nghệ từ 1-2 giờ, sau đó vớt ra, hong khô, sau đó quan sát màu của giấy. Nếu giấy nghệ có màu quá nhạt, việc thử hàm lượng hàn the không đảm bảo chính xác. Do đó, giấy nghệ đảm bảo chất lượng là bề mặt giấy được phủ kín màu vàng của nghệ, màu đều nhau, không đậm cũng không quá nhạt. Cuối cùng, đem giấy nghệ thử lên sản phẩm thử (thịt lợn, giò, chả…). Ấn giấy nghệ vào bề mặt của sản phẩm (nếu mặt sản phẩm khô, có thể làm ướt giấy nghệ bằng dung dịch acid loãng trước khi thử), sau một vài phút, nếu thấy giấy nghệ chuyển từ màu vàng sang đỏ, chứng tỏ sản phẩm đã có hàn the.
Kết luận chƣơng 2
Trên cơ sở phát triển yêu cầu cần đạt, chúng tôi đã đưa ra quy trình thiết kế và tổ chức dạy học theo chuyên đề gồm: Thiết kế tài liệu chuyên đề, thiết kế hoạt động chuyên đề và tổ chức hoạt động chuyên đề. Tương ứng mỗi giai đoạn, chúng tôi đã nêu nguyên tắc và quy trình thực hiện với ví dụ minh họa là thiết kế chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm
Để chứng minh những giả thuyết của đề tài. Trên cơ sở đánh giá chất lượng dạy – học theo PPDH chuyên đề qua 4 mức độ yêu cầu: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Khẳng định tính thực tiễn, khoa học của đề tài nghiên cứu.
3.2. Nội dung thực nghiệm
- Tổ chức hoạt động chuyên đề Vệ sinh an toàn thực phẩm - Đánh giá phát triển năng lực cá biệt của học sinh
- Đánh giá kết quả học tập
3.3. Địa điểm và thời gian thực nghiệm
Địa điểm thực nghiệm: Lớp 11A2 trường THPT Tây Tiền Hải Thời gian thực nghiệm: Tháng 3 năm 2019
3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm
3.4.1. Chọn đối tƣợng tham gia
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở trường THPT Tây Tiền Hải, chúng tôi chọn một lớp thuộc khối 11 sau đó tiến hành dạy học theo chuyên đề sau đó tiến hành kiểm tra nhiều lần để thu được đánh giá.
3.4.2. Phƣơng pháp bố trí thực nghiệm
Thu thập dữ liệu thực nghiệm bằng phương pháp: quan sát, phỏng vấn, trắc nghiệm khách quan.
Đánh giá, kết quả thực nghiệm thông qua trao đổi với GV, HS trong quá trình học tập và phỏng vấn sau khi học sinh tham gia học tập theo chuyên đề chúng tôi cần đánh giá được:
+ Thái độ của HS khi tham gia học tập theo chuyên đề + Mức độ hiểu biết của HS về vệ sinh an toàn thực phẩm
3.5. Xử lý số liệu
3.5.1. Phƣơng tiện đánh giá
Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi chủ yếu sử dụng các biện pháp như sau:
- Lập phiếu ghi chéo nhận xét khi dự giờ dạy của GV, ghi chép tiến trình giờ học và quan sát biểu hiện thái độ của HS trong giờ học
- Căn cứ vào khả năng vận dụng của HS khi trả lời câu hỏi của GV hay làm bài tập để xác định mức độ nhận thức của HS: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao
- Phiếu điều tra, phiếu kiểm tra: là cơ sở đánh giá khả năng hiểu biết và vận dụng dạy học chuyên đề của GV và HS
- Phân tích các thông tin thu được và đánh giá theo các tiêu chí đã đề ra
3.5.2. Phân tích kết quả định tính
Phân tích, đánh giá những dấu hiệu tích cực nhận thức của HS trong quá trình dạy học ở lớp thực nghiệm thông qua các tiêu chí:
- Không khí lớp học: thái độ của HS
- Sự tương tác giữa thầy và trò trong các hoạt động dạy học Phân tích chất lượng bài kiểm tra qua các tiêu chí:
- Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm - Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm - Cách xử lí khi bị ngộ độc thực phẩm
- Các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
3.5.3. Phân tích kết quả định lƣợng
Chúng tôi dựa vào tiêu chí nêu trên làm cơ sở để xây dựng biểu điểm bài kiểm tra nhằm giúp cho việc đánh giá hiệu quả của tổ chức dạy học chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo tính khách quan, chính xác
Sau khi tổ chức dạy thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra, chấm điểm và xử lí số liệu theo phương pháp thống kê toán học:
- Xử lí số liệu thu được dưới dạng bảng thống kê và biểu đồ
- Tính các đại lượng thống kê: Trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên
Trị số trung bình cộng ( ̅) là tham số đặc trưng cho sự tập trung của dãy số. Trung bình cộng (arithmetic mean) của một dãy số là số tổng cộng các đo lường chia cho N (tổng số) các quan sát. Trị số trung bình cho biết chất lượng của dãy số thống kê. Trung bình cộng là số đo khuynh hướng định tâm một cách vững chãi nhất từ mẫu này đến mẫu khác. Trung bình cộng có thể đại diện một cách khá đầy đủ và chặt chẽ cho một tập hợp nếu tập hợp đó có