7. Đóng góp của luận văn
2.2. Cảm hứng yêu nước trong thơ Đườngluậ tÁ Nam Trần Tuấn Khải
Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn. Ngay từ bài Quốc tộ (Vận nước) - bài thơ cổ nhất còn giữ lại được từ thời Lý Trần đến nay, trong văn học dễ có đến hàng ngàn tác phẩm đề cập đến vận nước, hồn nước và thái độ của người dân đối với vận nước hồn nước... Riêng với thơ Đường luật, yêu nước cũng là một trong những nội dung chủ đạo có thể sánh với nội dung thiên nhiên và nội dung
cảm khái. Và tuy tinh thần chung của yêu nước đều hội tụ ở một điểm là lòng
căm thù giặc, là tình cảm đối với quê hương đất nước, là tinh thần đấu tranh để gìn giữ non sông... nhưng nội dung cụ thể của yêu nước ở mỗi thời đại lại có những điểm rất khác nhau” [8].
Trước đây do ảnh hưởng bởi quan niệm mệnh trời về ngôi vua: “Trời giao nước và dân cho vua, theo mệnh trời vua nuôi dân và trị nước; dân là thần tử của vua, theo lòng trung nghĩa phụng sự vua...” cho nên yêu nước chính là phải trung với vua, và phục vụ vua cũng chính là vì dân. Vì thế chúng ta thấy trong văn học trung đại, các tác giả khi hướng tới đề tài yêu nước hầu hết thường
hướng tới những nội dung cụ thể như hình tượng người trung nghĩa, người ẩn dật, hình tượng vua sáng tôi hiền... Bước sang đầu thế kỷ XX, cục diện chính trị thay đổi, vua không đại diện cho dân, không chăn dắt dân theo quan niệm Nho giáo, trái lại còn trở thành công cụ của giặc để hại dân. Vì thế yêu nước không thể đồng nghĩa với trung quân, thậm chí vì yêu nước, căm phẫn trước hành động bán nước của vua mà lên tiếng phản đối, mạt sát vua:
Ai về địa phủ hỏi Gia Long,
Khải Định thằng này phải cháu ông. ...
Bảo hộ trau giồi nên tượng gỗ,
8 Trần Thị Lệ Thanh (2002), Thơ Đường Luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm I, Hà Nội.
Vua thời còn đó nước thời không!
(Hỏi Gia Long – Ngô Đức Kế)
Lúc này muốn cứu nước người dân phải tự mình giành lấy quyền làm chủ đất nước, phải tự cứu lấy mình.
Một số thể loại không bị hạn chế về khuôn khổ như thơ lục bát, hò, vè… đã kịp thời hướng tới đề tài yêu nước qua những nội dung mới mẻ như: Cổ
động, duy tân, khích lệ tinh thần yêu nước, hô hào mọi người nêu cao vai trò của dân trong sự nghiệp cứu nước... Và sự thay đổi này, đã làm cho người đọc cảm thấy ở những thể loại ấy như phát ra một nguồn sinh khí mới. Không những nội dung yêu nước so với trước có nhiều điểm mới mẻ, mà xét về ý nghĩa cũng mang ý nghĩa tiến bộ rất rõ rệt.
Tuy nhiên, cũng chính do những nội dung yêu nước lúc này so với truyền thống là hoàn toàn mới mẻ, và đối với chính những người sáng tác, nó còn chưa được xác định cho thấu đáo, nên phần lớn các tác phẩm lục bát, hò, vè… đều chỉ có tính chất hô hào chung chung, ít nội dung cụ thể.
Với Á Nam Trần Tuấn Khải, thơ văn cũng chính là một thứ vũ khí vô cùng sắc bén để ông chiến đấu chống lại quân xâm lược. Thơ văn của ông khiến người ta không khỏi gợi nhớ tới thơ văn của các nhà nho yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh..., đó là quan niệm “Văn dĩ tải đạo”:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
(Nguyễn Đình Chiểu)
Đó là coi văn học nghệ thuật cũng là một mặt trận, và trên mặt trận đặc biệt ấy, các nhà văn, nhà thơ chính là những chiến sĩ, trong tập Bút quan hoài Quyển thứ nhì có bài Nhắn bạn Tiên Long:
Chen bước sinh tồn phải gắng công. Vì nước đừng e cơn sóng gió,
Thương nhà nên giữ nếp cha ông. Chớ ham xa mã ưa luồn cúi, Mà để giang san chịu lạnh lùng. Hăm mấy triệu người chung một bọc, Sao cho khỏi nhục giống Tiên Long.
(Nhắn bạn Tiên Long)
Ngoài ra, cũng trong tập thơ này, bài Hựu thể của Á Nam Trần Tuấn Khải, nỗi lòng của nhà thơ lo lắng cho vận nước bộc lộ, trĩu nặng qua từng câu chữ:
Thu tới đông qua chừng mấy độ, Ngoảnh đi ngoảnh lại tết rồi đó. Đức tài còn kém đừng ngồi lo,
Công nghiệp chưa xong xoay giở khó Một tuổi một già một kém xuân, Trăm năm trăm tết trăm đường khổ. Lọt lòng ví biết nước non này, Thì đã xoay mau theo vận đỏ.
(Hựu thể)
Á Nam Trần Tuấn Khải sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau như: viết văn, viết kịch, tiểu thuyết, làm báo, sáng tác thơ và tự xem đó là một con đường để cải tổ luân lý, phát huy tính dân tộc, gìn giữ và chuyển tiếp ngọn lửa yêu nước thiêng liêng. Quan niệm nghệ thuật của Trần Tuấn Khải thể hiện minh bạch lý tưởng của người cầm bút:
Đời không duyên nợ thơ không sống Văn có non sông mới có hồn.
(Nhàn bút – Với Sơn hà I)
Trong mấy chục năm đầu của thế kỷ XX, là một nhà thơ sáng tác trên văn đàn công khai chịu sự kiểm duyệt gắt gao của thực dân Pháp, Á Nam vẫn một lòng trung thành với quan niệm về nghệ thuật tiến bộ ấy.
Trong tổng số hơn 200 tác phẩm của Á Nam Trần Tuấn Khải nói chung có đến 142 bài có nội dung yêu nước. Thơ của Á Nam Trần Tuấn Khải thực sự lay động tới người đọc cả nước với loạt bài thơ Anh Khóa, Gánh nước đêm in trong tập Duyên nợ phù sinh (1921). Đó không chỉ là những bài thơ chứa chan nặng tình non nước mà hình tượng thơ cũng thật sâu sắc vô cùng. Bài thơ Gánh
nước đêm, mượn chuyện một cô gái gánh nước vào đêm khuya để qua đó kín
đáo gửi gắm tâm sự của nhà thơ đối với những chiến sĩ cách mạng, những vị anh hùng dân tộc, qua đó thức tỉnh tinh thần yêu nước, bảo vệ dân tộc.
Trong thơ Đường luật, Á Nam Trần Tuấn Khải còn là một nhà nho yêu nước và thức thời. Xuất thân trong một gia đình nhà Nho yêu nước, dòng dõi Hưng Đạo Vương ở Nam Định, cha là cụ Trần Thụy Giáp có tham gia phong trào yêu nước nên Trần Tuấn Khải sớm chịu ảnh hưởng của các phong trào Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục. Ngay từ tuổi thanh niên, Á Nam đã từng nuôi chí lớn muốn vượt biên ra nước ngoài tìm kiếm bạn đồng tâm để cùng nhau bàn kế cứu giang sơn Tổ quốc, nhưng không thành. Không trở thành nhà cách mạng, Trần Tuấn Khải dốc lòng vào hoạt động văn nghệ, gửi gắm tâm sự, ước mơ, hoài bão của mình vào các áng văn thơ. Thậm chí vào đầu mùa thu năm 1932, cuốn sách Chơi xuân năm Nhâm Thân bị khép vào loại “văn chương phiến loạn”, vừa in xong đã bị tịch thu và cả tác giả lẫn người in sách đều bị chính
quyền thực dân bắt giam, hơn một năm sau mới được thả.
Thời gian bị giam cầm, ông viết Ngục trung vịnh tỏ nỗi bất bình có xen buồn tủi nhưng vẫn giữ niềm tin và hy vọng vào ngày mai. Ra tù, ông lại tiếp tục viết báo, làm thơ, in sách Với sơn hà I (1935), Với sơn hà II (1949)…
Từ sau 1954, đây là thời kỳ mà Á Nam Trần Tuấn Khải di cư vào Nam. Có thể thấy, đây là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của ông. Thời kỳ này, ông làm ở Thư viện Quốc gia, Viện Khảo cổ, làm chuyên viên Hán học tại Nha Văn hóa và viết bài cho các báo Đuốc nhà Nam, Văn hóa nguyệt san,… với khuynh hướng tiến bộ của tri thức yêu nước. Trong ông luôn nung nấu trong lòng Hai chữ nước nhà. Trong hoàn cảnh bị bủa vây bởi những thế lực phản động, ông vẫn giữ vững khí tiết thanh cao của nhà văn hóa yêu nước.
Một thực tế là, mỗi khi vận nước gặp cơn dâu bể thì truyền thống lịch sử của cha ông lại được khơi dậy mạnh mẽ trong lòng mỗi người dân yêu nước. Bởi vậy, trong sáng tác thơ văn yêu nước đầu thế kỷ XX, đề tài lịch sử được sử dụng rộng rãi. Nhà cách mạng Phan Bội Châu đã triệt để sử dụng đề tài lịch sử vào mục đích tuyên truyền cách mạng. Á Nam Trần Tuấn Khải cũng như một số nhà thơ trữ tình yêu nước khác, trong đó có Tản Đà, thì khai thác đề tài lịch sử như một cái cớ để nói xa xôi bóng gió, nói kín đáo những điều muốn nhắn gửi.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, trong số 112 bài thơ Đường luật của Á Nam Trần Tuấn Khải, có đến 37 bài có nội dung yêu nước. Những Cổ Loa, Hồ Gươm, đền Hùng Vương, Thăng Long, Lạng Sơn thành, xứ Huế,... hiện hữu trong thơ Á Nam luôn gắn liền với nỗi niềm hoài cổ của chủ thể trữ tình. Mượn đề mục ở lịch sử, các nhân vật và sự kiện quan trọng của lịch sử dân tộc Việt Nam để làm nên hệ thống chủ đề, đề tài trong thơ của mình, có thể nói đây là mảng đề tài quan trọng trong thơ Đường luật của ông. Chơi thành Cổ Loa là
một bài thơ vịnh sử. Đọc bài thơ, ta lại như thấy dáng điệu như một bài tâm tình. Di tích cổ xưa được nhà thơ đặt vào giữa thiên nhiên với “bao gió táp với
sương sa” khiến cho những sự vật tưởng chừng vô tri như thành quách, đá gạch
cũng phải rung động. Hoàng Ngọc Phách gọi bài Chơi thành cổ Loa là “giọt lệ
khóc người xưa đã giọn lại tám câu thơ làm được lòng người cảm động” [Dẫn
Vẫn trong mạch cảm xúc ấy, Duyên nợ phù sinh quyển thứ nhì có hai bài thơ Đề đền vua Hùng Vương. Cổ Loa hoang phế dễ khiến người ta mủi lòng đã đành, còn ở đây đền Hùng trang nghiêm là thế cũng hé “cảnh thương tâm”! Đây là lôgic cảm xúc tất yếu của tâm hồn yêu nước, trong xã hội thương đau mà bất lực. Tấm gương dựng nước bốn nghìn năm của tiên tổ còn đó mà có kẻ đã vội quên mình là dòng dõi con Lạc cháu Hồng. Đoạn kết bài 2 là lời nhắc nhở đau xót:“Anh em Nam Việt ai đâu đấy/ Nhớ tổ vương đây kẻo nữa lầm...”. Khi đọc hai bài thơ trên, trong bài Đọc thơ Á Nam Trần Tuấn Khải, thi sĩ Xuân Diệu đã có lời nhận xét: “Ý tứ rõ ràng quá, thống trị Pháp cho dạy trong các trường bài học bằng tiếng Pháp, với câu trứ danh: Nos ancêtres étaient les
Gaulois, “Tổ tiên chúng ta xưa là người Gô-loa”, bọn chúng cố tình dạy như
vậy, là quyền của chúng; chỗ thương tâm, là thuở mất nước đó, có những người quên mất tổ tiên chúng ta; Á Nam dạy lại cho họ bài học như học đánh vần. Tổ tiên ta là Hùng Vương, ta là con Lạc cháu Hồng !” [tr.44].
Hướng về quá khứ oai hùng của dân tộc, nhiều khi Á Nam tìm thấy ở đấy sức mạnh tinh thần cha ông truyền lại. Trong Bút quan hoài, quyển thứ nhì
(Trích), ta thấy một cố đô Hoa Lư oai hùng một thủa: Gió hạc như reo quân Mục dã,
Tinh kỳ khôn rạng vẻ Nam lâu.
(Hoa Lư hoài cổ)
Vẫn nguồn cảm hứng ấy, trong Duyên nợ phù sinh, quyển thứ nhất (Trích), ta lại thấy hình ảnh Hồ Gươm hiện lên thật đẹp với những “con sóng”, những “Gợn nước long lanh rỡn bóng đèn”. Và thấp thoáng đâu đó là hình ảnh “gươm
vàng” cùng với người anh hùng Lê Lợi với niềm hân hoan chiến thắng giặc
Minh xâm lược:
Đèn theo lấp lánh soi làn nước,
...
Tưởng lúc trung hưng quân dẹp loạn, Lưng giời phảng phất ngọn cờ Lê.
(Chơi thuyền Hồ Gươm)
Bên cạnh đó, không ít bài thơ Đường luật Á Nam Trần Tuấn Khải thời kỳ này bộc lộ sâu sắc khí tiết, đồng thời gửi gắm tâm sự yêu nước thương dân. Qua khảo sát cho thấy, có 07 bài viết về nội dung này. Trong đó riêng Duyên nợ phù
sinh, quyển thứ nhất (Trích), có 03 bài (Thể thơ thất ngôn bát cú có 02 bài: Thuật hoài, Con ve; thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, có 01 bài: Đề cái nón). Ở những
bài thơ này, một lần nữa, ta thấy được một Á Nam luôn nặng lòng với non sông đất nước:
Trót dấn thân vào đất Việt xưa ! Hai mươi năm lẻ đến bây giờ... Áo dày cơm nặng, tình lai láng, Bút mới văn tàn dạ thẩn thơ.
(Thuật hoài)
Vẫn là cái khí tiết của một người yêu nước, thương dân, trong tập Duyên nợ
phù sinh, quyển thứ nhì (Trích), có 03 bài viết bằng thể thơ ngũ ngôn trường thiên: Lời chị Nguyệt, Gọi đò đêm, Trách gà gáy. Trong tập Với sơn hà, quyển thứ nhất
(Trích), có 01 bài viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú: Với sơn hà. Bao trùm những bài thơ này vẫn là tâm sự nặng lòng với nước, với dân:
Góp cùng kim cổ lưng bầu huyết, Gửi với sơn hà một áng văn,
Không lợi, không danh: nên đủng đỉnh, Có nhà, có nước: phải băn khoăn.
Nếu trong thơ của các nhà Nho yêu nước hồi nửa đầu thế kỷ XX, những bài bộc lộ khí tiết, gửi gắm tâm sự yêu nước thương nhà, bày tỏ lòng ngưỡng mộ với những tấm gương kiên cường bất khuất trong thử thách gian nan... không được quan tâm nhiều thì thơ Đường luật của Á Nam Trần Tuấn Khải lại sâu vào đời sống riêng, vào thế giới nội tâm của nhiều loại người trong xã hội và phác hoạ những hình tượng yêu nước mới. Trình bày những tư tưởng, tình cảm khác nhau trước tình trạng nước mất nhà tan, ông đã đem đến cho nội dung yêu nước những điểm hiện thực sắc sảo và cái nhìn tiến bộ đối với nhiều vấn đề mà thơ Đường luật thời trung đại chưa có được.
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp đã bình định xong Đông Dương về mặt quân sự và bắt đầu triển khai kế hoạch bình định trên các lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, văn hoá… Trường học được mở ở khắp nơi để dạy tiếng Pháp và đào tạo ra thế hệ quan lại bản xứ tay sai thân Pháp. Sự bành trướng nhanh chóng của nền giáo dục thực dân đã đẩy lùi nền giáo dục truyền thống dựa trên nền tảng đạo Nho có từ lâu đời ở nước ta. Theo bước chân của đạo quân xâm lược phương Tây, yếu tố tư bản chủ nghĩa cũng tràn vào nước ta, làm thay đổi diện mạo của xã hội phong kiến đã định hình hàng ngàn năm. Nền tảng tư tưởng, nền tảng đạo đức truyền thống lung lay dữ dội. Nhiều giá trị cơ bản bị đảo lộn, đồng tiền được tôn lên vị trí thống soái, chi phối toàn bộ cuộc sống của con người.
Bên cạnh những bài thơ Đường luật bộc lộ khí tiết, gửi gấm tâm sự yêu nước thương dân có tới 20 bài thơ mang nội dung u uất và lắng đọng, nỗi bi phẫn, day dứt, đau đớn cùng tiếng thét căm giận với tư tưởng bất đắc chí.
Trong đó, tập Duyên nợ phù sinh, quyển thứ nhất (Trích), có 04 bài. Thể thơ thất ngôn bát cú, có 02 bài: Khóc cái quạt, Nhớ cô hàng quạt. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, có 02 bài: Cái gương, Gà trống thiến.
Ý chí lớn nhưng không thể thực hiện được, lại thêm cái cảnh “Nước đời
sự bất bình. Tuy nhiên, Á Nam vẫn luôn giữ trọn tấm lòng thanh sạch của mình. Mượn chuyện cái gương, nhà thơ bộc bạch:
Một mảnh lòng trong chưa chút gợn, Mặc người đổi trắng với thay đen.
(Cái gương)
Những uất ức trong lòng, dồn nén, phẫn uất để rồi nhà thơ mong sự giải tỏa. Mượn tiếng gà trống thiến, thi sĩ ước mong một đổi thay, xóa tan đi đêm trường mộng mị:
Mình áo cà sa vẻ lấp lo,
Lòng từ mong trọn kiếp chân tu. Khua tan mộng mị năm canh vắng,