7. Đóng góp của luận văn
3.2.1. Thơ Đườngluậ tÁ Nam Trần Tuấn Khải và chữ Quốc ngữ
Trong văn học Việt Nam thời kỳ trung đại, thơ Đường luật đã đạt được những thành tựu vô cùng rực rỡ và trở thành một bộ phận không thể thiếu của văn học Việt Nam thời kỳ này. Những tên tuổi như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan… đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong làng thơ Việt Nam. Mỗi nhà thơ, bằng vốn sống, tài năng và hoàn cảnh khác nhau, qua tác phẩm đã tạo nên cho mình một phong thái riêng. Thật đúng như TS. Trần Thị Lệ Thanh đã nhận xét trong tác phẩm Đặc điểm thơ Đường luật Việt Nam đầu thế kỷ XX đến năm 1945: “Không ai quên với Đường luật – Nguyễn Trãi đã tạo nên một “niềm ưu ái” đầy tâm huyết; Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tạo nên một phong cách triết gia trầm tĩnh, nhuần nhị; Hồ Xuân Hương để lại một phong cách trữ tình trào phúng, “thi trung hữu quỷ”; Bà Huyện Thanh Quan, lại xứng đáng với một phong cách Đường thi mẫu mực…”.
[15]
Lại nói về đề tài thiên nhiên. Xưa nay, thiên nhiên là đề tài luôn dành được nhiều tình cảm của các thi nhân, bởi lẽ, đó là mảnh đất để các nhà thơ gieo mầm cảm xúc, mượn cảnh để gửi tình. Thật đúng như Nguyễn Du từng nhận xét:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du) Qua khảo sát và nghiên cứu thiên nhiên trong thơ Đường luật chữ Hán của Nguyễn Trãi trong Ức Trai thi tập, chúng ta nhận thấy, bằng ngôn ngữ Hán, Nguyễn Trãi đã vẽ lên những bức tranh thiên nhiên đầy kỳ vĩ, hoành tráng nhưng cũng đồng thời diễm lệ, thi vị… Trong bài Vãn hứng, ông viết:
Cùng hạng u cư khổ tịch liêu, Ô cân trúc trượng vãn tiêu diêu. Hoang thôn nhật lạc, hà thê thụ. Dã kính nhân hy, thuỷ một kiều. Kim cổ vô cùng giang mạc mạc, Anh hùng hữu hận diệp tiêu tiêu.
Quy lai độc bẵng lan can toạ,
Nhất phiến băng thiềm quải bích tiêu.
(Vãn hứng - Ức Trai thi tập)
Hai câu “Kim cổ vô cùng giang mạc mạc, Anh hùng hữu hận diệp tiêu
tiêu” (tạm dịch là: Xưa nay thời gian không cùng như sông chảy xuôi mờ mịt, Anh hùng mang hận như tiếng gió thổi cây lá nghe vu vu) phải chăng đã có thể
nói lên được tư tưởng chủ đạo trong thơ chữ Hán viết về thiên nhiên của Nguyễn Trãi. Thật đúng là “tả cảnh mà ngụ tình”. Thiên nhiên mà thi nhân tìm đến luôn tràn đầy sức sống và thanh cao như chính tâm hồn ông vậy ! Qua đó, hiện lên khá rõ chân dung của một con người hội tụ đầy đủ không chỉ “khí phách của
dân tộc” mà còn có cả “tinh hoa của thời đại”.
Cũng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc. Là một trí thức Nho học lỗi lạc của Việt Nam ở thế kỉ XVI, ông là một con người có khí tiết, có nhân cách và trí tuệ hơn người. Trong nhiều bài thơ Nôm, ông thường viết về thiên nhiên chốn thôn quê với lòng tha thiết của ông đối với cuộc sống ẩn cư. Viết về thiên nhiên, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không có nhiều những nét bút hào hứng, hoành tráng như thơ Nguyễn Trãi, mà thơ ông thường thể hiện tình cảm ấm áp, tâm hồn trong trẻo trong sự gắn bó giữa con người và cảnh vật với nét đẹp giản dị, tươi đẹp, đồng thời “tạo nên một phong cách triết
gia trầm tĩnh, nhuần nhị”:
Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu đến cội cây ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
(Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Với niềm yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên đất nước, bằng ngôn ngữ thơ Nôm bình dân, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết nên những lời thơ thật bình dị mà triết lý vô cùng để từ đó toát lên tấm lòng yêu thiên nhiên và yêu mến cuộc đời sâu nặng biết nhường nào !
Vẫn bằng ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, đọc thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến, ta lại thấy ngôn ngữ dân tộc được nhà thơ sử dụng và nâng lên với những giá trị mà trước đó chưa có được. Bằng bút pháp tả thực, giàu hình ảnh với chất liệu ngôn ngữ rất đỗi đời thường, thơ Nôm Đường luật Nguyễn Khuyến mang một hình thức trong trẻo, đẹp đẽ và hiếm có. Đọc thơ Nôm Đường luật của ông, người đọc dễ dàng nhận thấy những hình ảnh rất gần gũi và giản dị gắn liền với cuộc sống con người. Điều đó như là một sự kế thừa, tiếp nối của nghệ thuật thơ Nôm Đường luật Nguyễn Bỉnh Khiêm, đồng thời cũng chính là sự sáng tạo để từ đó kết tinh lại tạo thành giá trị nghệ thuật rất riêng trong thơ ca Nguyễn Khuyến mà hiếm nhà thơ cùng thời nào có được. Đọc chùm thơ thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh của ông, ta sẽ thấy rõ điều đó. Khác hẳn với Nguyễn Trãi, trong ba bài thơ trên, Nguyễn Khuyến dùng toàn những lời nói hàng ngày của nhân dân. Ông không sử dụng một danh từ Hán- Việt nào. Cả ba bài thơ, Nguyễn Khuyến chỉ duy nhất có một lần sử dụng điển tích "ông Đào" ở cuối bài Thu vịnh. Bên cạnh đó, nhà thơ còn sử dụng rất nhiều những từ ngữ mà trước đó hiếm dùng trong thi ca như: “lạnh lẽo”, “veo”, “tẻo
teo”, “gợn tí”, “đưa vèo”, “lơ lửng”,“vắng teo” (Thu điếu); “le te”, “lập loè”, “phất phơ”, “lóng lánh”, “ngắt”, “đỏ hoe”, “say nhè” (Thu ẩm); lơ thơ, hắt hiu (Thu vịnh)...
Các bài thơ Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh của Nguyễn Khuyến là những bài thơ chữ Nôm tuyệt tác trứ danh, được người đời truyền tụng cho đến ngày nay. Bằng sự sáng tạo, cách tân về ngôn ngữ, chỉ với ba bài thơ Nôm Đường luật vịnh thu cũng đủ để cho các học giả đương thời thấy được khả năng diễn đạt
vô cùng giàu đẹp của tiếng Việt, mở đường cho sự đổi mới về ngôn ngữ thi ca sau này.
Về thơ Đường luật Á Nam Trần Tuấn Khải, xét về yếu tố văn tự, được sáng tác hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ (sau đây gọi là tiếng Việt). Mặc dù từ năm lên 6 tuổi, Trần Tuấn Khải đã bắt đầu học chữ Hán, năm 12 tuổi đã biết làm đủ các thể văn thơ bằng chữ Hán, dịch được cả văn chương chữ Hán và thậm chí tên các tập thơ vẫn mang đậm màu sắc Hán ngữ (Kim sinh lụy, Bút
quan hoài…) nhưng tuyệt nhiên các bài thơ Đường luật của Á Nam đều sáng
tác bằng tiếng Việt. Chúng ta hãy hình dung về bối cảnh của thi đàn Việt Nam lúc đó, sẽ thấy đúng như nhà thơ Xuân Diệu nhận xét: “Thời ấy, ngót bảy mươi
năm về trước, thơ văn mới bằng quốc ngữ hãy còn là ở giai đoạn nhen nhóm phôi thai”. Rõ ràng năm 1906 của toàn quyền Beau, mới ban bố học quy mới
áp dụng trên toàn cõi Đông Dương. Năm 1915 đời Duy Tân, khoa thi Hương cuối cùng được tổ chức tại Bắc kỳ. Năm 1918 đời Khải Định, việc thi Hương ở Trung kỳ chỉ còn được tổ chức tại Nghệ An và Bình Định. Và đến năm 1919, chế độ khoa cử cũ của nước ta đã được chấm dứt bằng khoa thi Hội cuối cùng do thực dân Pháp tổ chức. Thời gian này thơ Mới cũng chưa chính thức khởi sướng, (năm 1932 Phan Khôi trình làng bài Tình già, mở màn cho phong trào thơ Mới)… Như vậy Á Nam Trần Tuấn Khải đúng là lớp tác giả đầu tiên (cùng với Tản Đà) là những người vật vã tìm ra và vận dụng tiếng Việt để sáng tác thơ Đường luật. Mặc dù việc dùng tiếng Việt để sáng tác thơ Đường luật ngoài Tản Đà, Á Nam Trần Tuấn Khải còn có hàng trăm tác giả khác đăng trên các báo công khai hồi đó. Nhưng Tản Đà và Á Nam Trần Tuấn Khải được ghi nhận là những người có thực tài nên đã ghi dấu ấn trong lòng công chúng ngay từ những tập thơ đầu tiên này. Không hề đơn giản để tạo nên một dấu ấn riêng trong cách viết, lối viết và cách khai thác tinh tế thứ ngôn ngữ mới này trong sáng tác thơ Đường luật. Nhưng ông đã thành công. Trên Trung Bắc Tân Văn số 1282, Song An Hoàng Ngọc Phách đã nhận xét: “Tự bảo mình rằng lúc thơ
phú tàn canh mà còn có thơ này, lời lẽ thanh thoát, ý tứ dồi dào, cảm hoài những việc vẩn vơ mà cao thượng”. [Xuân Diệu – Á Nam Trần Tuấn Khải].
Làm được việc này Á Nam Trần Tuấn Khải đã chứng tỏ được bản lĩnh của mình, nhận lãnh lấy cái cái gian truân của người có công khai sơn phá thạch cho một loại văn tự mới (chữ Quốc ngữ) khi kết hợp với một thể loại cũ (thơ Đường luật). Cái gian truân này tuy khác với cái gian truân của Quách Tấn khi sáng tác thơ Đường luật giữa làng thơ Mới, nhưng nó cũng không kém phần cam go bởi nếu không đem đến một hơi thở mới, hồn cốt mới và đặc biệt là cách vận dựng sáng tạo ngôn từ mới thì không thể kéo dài được sinh mệnh nghệ thuật của thơ Đường luật trong bối cảnh nó đang có xu hướng tàn lụi.