7. Đóng góp của luận văn
3.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ thơ Đườngluậ tÁ Nam Trần Tuấn Khải
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp kỳ diệu nhất của con người. Khác với các loại hình nghệ thuật khác, văn học lấy ngôn từ làm chất liệu. Cho nên, để hiểu được đặc trưng, tính chất của văn học, chúng ta phải bắt đầu với chất liệu của nó là ngôn từ nghệ thuật mà cơ sở là các khả năng và phương tiện biểu đạt của ngôn ngữ với các đơn vị: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, các phương thức tu từ. Chính sự phong phú, đa dạng, đầy tiềm năng của ngôn ngữ đã tạo nên tính thẩm mỹ trong ngôn ngữ văn học.
Trong thơ Đường luật Á Nam Trần Tuấn Khải, chúng ta thấy ông tập trung, bộc lộ và phát huy tối đa tinh hoa, những điểm ưu việt của chữ Quốc ngữ trong sáng tác thơ Đường luật. Không phải là sự sắc sảo và biến hoá khôn lường như ngôn ngữ Nôm Đường luật Hồ Xuân Hương. Cũng không phải sự trang nhã, mực thước như ngôn ngữ thơ Đường luật của Bà Huyện Thanh Quan, Á Nam Trần Tuấn Khải đã đưa vào thơ Đường luật của mình một lối nói (giống như lối hát) trong thơ Đường luật. Chúng ta bắt gặp một phong cách ngôn ngữ nhuần nhị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động:
Ba gian nhà lá cảnh quê mùa. Đàn gà xuống ổ khua trời sáng, Lũ trẻ đồng về rộn lúc trưa.
Khúc hát bên chuôm con cuốc họa, Câu cười dưới nguyệt cái ve thưa. Cơm ngày ba bữa rau, tôm, cá, Xe ngựa đi về mặc nắng mưa.
(Ở nhà quê)
Đọc thơ Á Nam Trần Tuấn Khải, nhà thơ Nhà thơ Xuân Diệu đã rất tinh tế khi phát hiện ra ngay cách dùng từ rất mới mẻ và hiện đại của ông: Trong bài
Con ve:
Biết ai mà giãi tấm lòng son,
Thương hại thân ve phận cánh chuồn ! Dầu dãi sương pha cùng tuyết nhuộm, Ngậm ngùi gió ấp với giăng hôn. Nghĩ căn thu để dầu cây cỏ, Mà gọi xuân về với nước non. Kêu mãi giời kia nay cũng thấu, Cam công gióng giả mấy thu tròn.
(Con ve)
Câu 3: “Dầu dãi sương pha cùng tuyết nhuộm” là quá thông thường, nhưng đối với câu 4: “Ngậm ngùi gió ấp với trăng hôn” thì các cụ ta xưa chưa bao giờ dùng chữ “hôn” như thế. Á Nam thời trẻ đã tiếp xúc với văn hóa phương Tây và tôi dè rằng sở dĩ đưa được chữ “hôn” vào xuất kỳ bất ý năm 1920 cũng còn do sự đòi hỏi hữu duyên của các vần”.
Hoặc bài Ngâu có ý thơ độc đáo: “Ngọn nước hững hờ đành rẽ lứa – Mối
lại bạo hơn”. Không chỉ phát hiện ra cách dùng từ mới mẻ, Xuân Diệu còn chỉ ra cách sử dụng ngôn liệu, văn liệu cũng khá riêng của Á Nam: “Thơ Tản Đà
Ngồi buồn đâm nhớ chị hàng cau; thơ Á Nam Nhớ cô hàng quạt”.
Có thể nhận diện tính đổi mới trong thơ Đường luật Á Nam Trần Tuấn Khải qua một phép thống kê từ vựng và từ loại. Qua thống kê 112 bài thơ Đường luật của Á Nam Trần Tuấn Khải chúng tôi thấy tỷ lệ cứ 3 câu thơ ít nhất có 1 từ cũ (duy, chốc, mòng, vờ, dơ, quách, há...), 2 từ thi ca (non xanh, nước
biếc, én vút...), và 2 từ Hán Việt (hoàng hoa, điền viên, kim ô...). Nếu so sánh
phép thống kê này khi thực hiện với Nôm Đường luật thời trung đại, từ Nguyễn Trãi đến Tú Xương thì có thể nhận thấy tỷ lệ các từ mang tính khái quát giảm mạnh. Chỉ thống kê trong 45 bài thơ Đường luật của Nguyễn Trãi đã có tới 457 từ cổ, 105 từ thi ca, 31 từ Hán Việt. Cũng 45 bài Đường luật Nôm Lê Thánh Tông có 77 từ cổ, 96 từ thi ca và 24 từ Hán Việt. Nguyễn Công Trứ cũng với 45 bài có 3 từ cổ 22 từ thi ca và 5 từ Hán Việt. Tú Xương trong 45 bài không có một từ cổ nào, có 18 từ thi ca, 7 từ Hán Việt. Từ phép thống kê này có thể thấy, sáng tác Nôm Đườngluật của Á Nam Trần Tuấn Khải cũng đi theo xu hướng phục vụ lớp người bình dân hoặc người có tư tưởng bình dân thưởng thức. Sự đổi mới này (đặc biệt là thay đổi hệ thống ngôn từ) để thể loại vốn trang trọng đài các của dòng văn học bác học này trở thành thứ thơ tự nhiên giản dị vừa phù hợp với lối sống lối nghĩ của nhân dân. Dòng thơ mang âm hưởng của Đường thi nhưng lại được thổi hồn bằng ngôn ngữ bình dân, mộc mạc, không những dễ thuộc, dễ nhớ lại hồn hậu đến không ngờ.
Không chỉ là việc khám phá những ý nghĩa mới cho lớp ngôn từ cũ, Á Nam Trần Tuấn Khải còn mạnh dạn đưa vào thơ Đường luật bằng tiếng Việt một số từ mượn, từ nhại, từ lóng như “xăng”, "giang san"; "doanh hoàn"; "giời
tây"; "dăm"… Giống như Tản Đà, Vân Đài, Á Nam, Quách Tấn, Đồ Phồn,
Phạm Hạnh, Đỗ Huy Nhiệm… trong việc mang đến những khả năng kết hợp mới cho ngôn từ khiến nó trở nên giàu hình tượng, giàu cảm xúc. Hãy đọc
những bài như: Lên chợ giời, Chơi thành cổ Loa của Á Nam… ta sẽ thấy, tuy do thể thức gò bó, ngôn ngữ thơ Đường luật dẫu ảnh hưởng bởi thơ Pháp cũng không thể nhuần nhị, phong phú và linh hoạt bằng ngôn ngữ thơ tự do. Thế mà, có lẽ ở vào thời điểm mà mọi thứ (tư tưởng, tình cảm) đều không buộc phải theo những mô hình có sẵn, cái chuẩn có sẵn thì sự pha trộn các ngôn từ Đông và Tây đã không giữ nổi thơ Đường luật trong những cách nói cách nghĩ phổ biến nữa. Vì thế, hệ thống từ vựng có xu hướng bung ra một cách thoải mái. Có khá nhiều cách dùng từ hình như chưa hề xuất hiện trong thơ Đường luật thời trung đại.
Chợ trần đi mãi chán chân rồi, Ta thử lên xem cảnh chợ giời. Điếm cỏ hàng cây man mác rẫy, Dì găng chị gió nhởn nhơ chơi. Muốn mua mấy cái không tìm thấy, Toan hỏi dăm câu nọ giả nhời. Lò Tạo bán buôn hay thật nhỉ ! Mối hàng danh lợi để chờ ai ?
(Lên chợ giời)
Tác giả Trần Thị Lệ Thanh đã giải thích khi chỉ ra đặc điểm chung của thơ Đường luật nửa đầu thế kỷ XX: “Thực ra những từ nhại, từ lóng và từ Pháp ngữ đều không phải lần đầu tiên xuất hiện trong thơ ca Việt Nam. Vào cuối thế kỷ XIX Tú Xương với những bài như Không học vần Tây, Cô Tây đi tu đã sử dụng Pháp ngữ trong thơ Đường luật [40]. Cho nên một người sớm được tiếp xúc với văn hóa phương Tây như Á Nam Trần Tuấn Khải việc trong sáng tác xuất hiện nhiều những từ ngữ đậm chất văn hóa phương Tây cũng là điều dễ hiểu. Thử đọc bài Nhớ ai (Duyên nợ phù sinh, quyển thứ nhất):
Vơ vẩn nằm buồn nghĩ nhớ ai ! Nhớ ai xa cách một phương trời. Bóng trăng như vẽ tình non nước, Trận gió chưa phai tiếng nói cười. Lưng thúng giang san vai gánh lẻ, Mười năm nam bắc dạ sầu đôi. Ai ơi! Sao chẳng tìm nhau tá ? Mà đỡ cho nhau gánh nợ đời. (Nhớ ai)
Câu thơ “Lưng thúng giang san vai gánh lẻ” là một câu thông thường, nhưng đối với câu “Mười năm nam bắc dạ sầu đôi” thì ba chữ “dạ sầu đôi” được dùng thật sáng tạo và hay.
Bên cạnh những cố gắng trong việc làm giàu thêm vốn từ cho thơ Đường luật, còn phải kể đến những đóng góp không nhỏ Á Nam trong việc mang đến những khả năng kết hợp mới cho ngôn từ khiến nó trở nên giàu hình tượng, giàu cảm xúc. Đọc những bài như Nhớ ai, Đi tàu thủy qua chơi núi Ngọc, Mai nở dưới
trăng …. chúng ta sẽ thấy, tuy do thể thức gò bó, nhưng cách dùng từ có vẻ như
đang bung ra một cách thoải mái hơn. Chúng ta hệ thống từ vựng , có khá nhiều cách dùng từ hình như chưa hề xuất hiện trong thơ Đường luật thời trung đại như “hớn hở”, “thẩn thơ”, “vơ vẩn”, “tê tái”…
Suốt 70 năm làm thơ và viết văn, nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải đã hoàn tất nhiều tác phẩm bằng sự trăn trở của một ngòi bút đầy trách nhiệm. Đặc biệt trong việc khai thác và sử dụng từ loại. Ông không bao giờ đặt bút dễ dãi khi có một chữ nào đó chưa tinh hoặc không thể phù hợp trong bài thơ. Ông đã bỏ ra rất nhiều thời gian để nghiên cứu về việc sáng tác thơ Đường luật. Trong nhiều cuốn sách ông đã bàn luận kỹ về thơ Đường luật cổ kim đông tây. Ông luôn luôn tự phân tích cách dùng từ của mình một cách nghiêm ngặt. Khảo sát 112 bài thơ Đường luật của Á Nam, tuy không nhìn đặc điểm từ loại qua
những “trường”, những “hệ thống” mang đầy tính quan niệm, nhưng xét kỹ sắc thái biểu hiện của từng loại từ trong các bộ phận thơ Đường luật , chúng tôi thấy cũng có những thay đổi đáng kể.
Trong chương trước chúng tôi đã khẳng định, về nội dung, thơ Đường luật Á Nam Trần Tuấn Khải là thơ hướng tới phản ánh hết thảy những biểu hiện của cuộc sống trong trạng thái luôn luôn biến động không ngừng. Cho nên về ngôn từ tỷ lệ động từ và tính từ có xu hướng cao hơn các từ loại khác. Đây cũng là chủ ý của Á Nam vì ông muốn gia tăng tính từ trong câu thơ để nó trở nên gợi cảm hơn, phù hợp với những cảm xúc đang tuôn trào của con người đang bị cuốn đi trong vòng quay sôi động của cuộc sống. Trong 112 bài thơ Đường luật của Á Nam có tới 211 lần dùng động từ, 256 lần dùng tính từ, các từ loại khác chưa tới 100. Điều này cho thấy việc sử dụng từ loại của Á Nam đã có phần khác biệt so với thơ trung đại. Lý do có lẽ vì con người trung đại theo quan niệm con người vũ trụ tồn tại trong thế giới hòa đồng và tĩnh lặng. Còn con người ở buổi mưa Âu gió Á Việt Nam hồi nửa đầu thế kỷ XX là con người xã hội, vật lộn với mưu sinh đời thường cho nên sống động.
Nô nức đua nhau hội với hè,
Văn minh Nam Việt tiến mau ghê ! Nhảy đầm ăn tiệc ông Tây sướng, Liếm chảo, leo đu, đứa trẻ mê…
(Xem hội Tây)
Bên cạnh đó, Á Nam cũng là người sống giàu nội tâm, cho nên nếu để ý kỹ sẽ thấy các động từ ông dùng đều là những động từ chỉ hoạt động tâm thức của tình cảm và tư duy. Chẳng hạn như:
Vơ vẩn ai xui đến chốn này ? Sài sơn phong cảnh tức là đây. Lối chân tạo hóa in trong động
Buổi chợ kiền khôn họp dưới mây Hòn đá ngậm ngùi xa đất bắc, Bóng non ngơ ngẩn lặng giời tây. Đào nguyên ướm hỏi ai là chủ ? Cửa đọng rêu chen giếng nước đầy… (Chơi núi Ngọc)
Có thể thấy, kể cả khi cùng dùng một từ loại giống nhau thì việc khai thác nó cũng hướng tới những sắc thái, ý nghĩa khác. Cho nên ngoài chức năng ngữ pháp, mỗi loại từ đều có những khả năng riêng của nó. Nhờ đặc điểm này tiếng Việt của chúng ta vô cùng uyển chuyển mà các các nhà văn thì tha hồ trổ tài dùng chữ. Vì thế không thể đánh giá giọng điệu thơ qua một cái nhìn chung đối với cả hệ thống (thực từ hoặc hư từ), mà phải tách riêng qua những sắc thái của từng loại. Chẳng hạn cũng là động từ lại biểu hiện những cung bậc tình cảm khác nhau, "thương" nhưng lại không phải "thương cảm", "thương xót" mà ngầm mang những lớp nghĩa sâu xa, thế sự.
Ới hỡi thương ôi cái quạt manh! Cùng ta dan díu xiết bao tình?
Mảnh tiên khép mở lòng riêng nặng, Vầng nguyệt chia phôi phận mỏng tanh. Gió hạ bao phen ơn phổ cứu,
Xương tàn còn lại chút phong thanh. Tấm lòng viêm nhiệt cùng ai giãi, Nghe tiếng quyên kêu luống giật mình.
(Khóc cái quạt)
Có lẽ từ lâu nhiều người khi xem xét phương diện từ loại của ngôn ngữ thơ, thường lấy thực từ và hư từ làm tiêu chí để thống kê và đưa ra những nhận
xét đánh giá đặc điểm từ loại của các tác giả. Theo đó cũng thấy thơ Đường luật Á Nam đã không bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi quan niệm của các bậc tiền bối (cả Trung Quốc và Việt Nam). Cùng dùng thực từ, nhưng không phải loại thực từ nào họ cũng làm cho “câu mạnh” mà “ý giản”, ngược lại cùng dùng hư từ nhưng không phải loại hư từ nào họ cũng khiến bài thơ có “ý phồn” mà “lời
yếu”.
Điều này thực ra không có gì là lạ, bởi thực chất việc phân chia từ loại chủ yếu dựa vào mục đích và bản chất ngữ pháp của từ chứ không phải là ngữ nghĩa hay sắc thái mà từ biểu hiện. Cho nên cùng là thực từ, đều có khả năng làm thành tố chính trong cấu trúc câu, nhưng về sắc thái ý nghĩa, tính từ thì dùng để nói rõ tính chất, hình thái, số lượng… của người hay sự vật; động từ nói chung dùng để chỉ hành động; danh từ dùng chỉ người sự vật; số từ thì biểu thị số lượng và số thứ tự; đại từ lại dùng để thay thế các danh từ không tiện lặp lại hay không thể nói ra…
Thành quách còn mang tiếng Cổ Loa, Trải bao gió táp với sương sa.
Nỏ thiêng hờ hững giây oan buộc, Giếng ngọc vơi đầy giọt lệ pha. Hoa cỏ vẫn cười ai bạc mệnh,
Cung đình chưa sạch bụi phồn hoa. Hưng vong biết chửa người kim cổ ? Tiếng quốc năm canh bóng nguyệt tà.
(Chơi thành Cổ Loa)
Nước đời xấu đẹp đã từng quen, Khuôn xếp vuông tròn phó tự nhiên. Một mảnh lòng trong chưa chút gợn,
Mặc người đổi trắng với thay đen.
(Cái gương)
Á Nam Trần Tuấn Khải thường sử dụng những tính từ chỉ trạng thái, tức là những thuộc tính có ý nghĩa tạm thời, dễ thay đổi để miêu tả con người và sự vật như từ "to lớn"; "gan lỳ"; "trợn mắt"...
Quê quán nơi đâu? Tính tự gì? Nhác trông to lớn bộ gan lỳ
Khoanh tay chống kiếm coi ai đó? Trợn mắt trông đời biết sự chi? Đã trót vụng về tay tế độ, Lại còn kiếm chác khách từ bi, Cửa không đâu có con người thế? Thế cũng râu ria mũ áo thì?
(Vịnh ông hộ pháp)
Có thể nhận định, tuy chưa thể nói đến một sự thay đổi đồng bộ, mạnh mẽ nhưng hệ thống từ ngữ của thơ Đường luật Á Nam Trần Tuấn Khải đã duy trì màu sắc cổ điển của Đường thi vừa mang màu sắc hồn hậu của dòng thơ Việt Nam hiện đại.
Trong các phương tiện biểu đạt của ngôn ngữ tiếng Việt mà người làm thơ có thể vận dụng, khai thác thì thanh điệu là một trong những phương tiện ngữ âm độc đáo. Có một điểm nữa cần chú ý trong cách sử dụng ngôn ngữ của Á Nam là sự xắp xếp các tiếng bằng, tiếng trắc trong bài thơ. Đây cũng là một trong những thay đổi rõ nhất trong hình thức ngữ âm của thơ Đường luật Á Nam. Tuy hiện tượng này không phải là mới mẻ (Hồ Xuân Hương với Bánh
trôi nước, Bụng làm dạ chịu, Đá ông chồng bà chồng, Đồng tiền hoẻn, Giếng nước, Hỏi trăng; Nguyễn Khuyến với bài Đêm hè nhờ dùng nhiều thanh trắc
phong phú mới mẻ). Với thơ Đường luật Á Nam, thanh trắc vốn là hình thức âm thanh cho phép gây ấn tượng phong phú dồi dào về nhạc điệu hơn thanh bằng có vẻ không được ông ưa chuộng. Khảo sát tỷ lệ thanh bằng, thanh trắc trong thơ Đường luật Á Nam Trần Tuấn Khải, chúng tôi thấy, số bài có thanh trắc nhiều hơn thanh bằng không nhiều (10 bài), trong khi đó số bài có thanh bằng nhiều hơn thanh trắc lại chiếm tỉ lệ rất lớn (88 bài); một số bài khác có tỉ lệ thanh bằng và thanh trắc ngang bằng nhau (14 bài). Những bài có thanh trắc nhiều hơn thanh bằng 1 – 2 âm tiết thì vị trí của những thanh bằng, thanh trắc cũng không nằm ngoài biệt lệ. Việc khai thác khả năng biểu hiện phong phú dồi dào ở những cấp độ khác nhau của thanh trắc chỉ được Á Nam vận dụng với thơ tự do, còn khi trở lại với thơ Đường luật thì hầu hết ông lại trầm tĩnh trong sự cân đối bằng trắc hài hoà mềm mại.