Đặc điểm thể loại trong thơ Đườngluậ tÁ Nam Trần Tuấn Khải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ đường luật á nam trần tuấn khải ở nửa đầu thế kỷ XX (Trang 90 - 104)

7. Đóng góp của luận văn

3.3. Đặc điểm thể loại trong thơ Đườngluậ tÁ Nam Trần Tuấn Khải

Bước sang đầu thế kỷ XX, trước những đổi thay lớn lao của thời đại, trong đó có đổi thay văn hóa, một số thể loại văn học có xu hướng bị xem là hết mùa lỗi thời. Thơ Đường luật cũng là một trong những thể loại như vậy. Tuy nhiên khi nghiên cứu kỹ Đặc điểm thơ Đường luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ kỷ XX, tiến sĩ Trần Thị Lệ Thanh đã đi đến kết luận: “Đúng là ở nửa đầu thế kỷ XX,

khi xã hội thay đổi, môi trường văn hoá thay đổi, văn học Việt Nam chuyển nhanh vào phạm trù hiện đại quả có làm mất môi trường tồn tại mang tính truyền thống của thơ Đường luật. Tuy nhiên ở nhiều góc độ khác môi sinh của thơ Đường luật chưa hòa toàn mất hẳn. Con số hơn 5000 bài thơ Đường luật của gần 400 tác giả thuộc nhiều bộ phận, nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó đặc biệt có những tên tuổi lớn như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Hồ Chí Minh, Tản Đà, Trần Tuấn Khải, Trần Huy Liệu, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Bích Khê, ... là minh chứng hùng hồn cho sự hiện diện bề thế của thơ Đường luật nửa đầu thế kỷ XX”[40].

tượng có diễn biến và sức sống riêng của nó. Trước sự xuất hiện và kết tinh vẻ vang của phong trào thơ Mới, thơ Đường luật dù có lúc bị hạ bệ, coi như đã hết thời, nhưng từng bước, đã được hưởng lộc của thời gian. Nhiều tác giả đã làm nên kỳ tích, kéo dài sinh mệnh của nó thậm chí ngay cả khi phong trào thơ Mới đang phát triển rầm rộ.

Thơ Đường luật Á Nam Trần Tuấn Khải được sáng tác chủ yếu ở thời kỳ thơ Mới chưa chính thức tuyên chiến. Trong các tập Duyên nợ phù sinh I

(1921), Duyên nợ phù sinh II (1922), Bút quan hoài I (1924), Hồn tự lập I

(1924), Bút quan hoài II (1927), Hồn tự lập II (1927) ông đã sáng tác tới 79 bài Đường luật. Sau khi bài Tình già của Phan Khôi chính thức công bố, Á Nam Trần Tuấn Khải vẫn tiếp tục cho ra mắt hai tập thơ: Với sơn hà I (1936), Với

sơn hà II (1949) trong đó còn 33 bài thơ Đường luật. Mặc dù độc giả từ Bắc

chí Nam đều ghi nhận và đánh giá cao những bài hát nói của Á Nam vì nó có sức lay động mạnh mẽ tinh thần yêu nước của dân tộc, nhưng xét từ góc độ loại thể, có thể thấy Á Nam Trần Tuấn Khải là người khá ưu tiên thể thơ Đường luật. Thống kê trong 315 tác phẩm được đăng hoặc trích đăng trong các tập thơ văn đã xuất bản của Á Nam, thấy thơ Đường luật được sử dụng nhiều nhất (112 bài), thứ đến là phong dao (105), các thể loại khác ít hơn (ca lý mới 15, hát nói 29, lục bát 12, xẩm 11, lục bát 14, văn tế, ngâm khúc, cung oán, văn xuôi, thi ca liên hành, từ khúc, văn xuôi 17 tác phẩm).

Sự nhiều ít các tác phẩm ở mỗi thể loại đôi khi do quan niệm của mỗi tác giả. Nhà thơ Tú Mỡ khi nói về điều này đã khẳng định: “Khi đã chộp được đề

tài rồi, tôi đặt đầu đề cho hay, . . Đặt đầu đề rồi tôi nghĩ đến việc dùng thể thơ nào để diễn tả cho thích hợp. . . Kể chuyện thì nên dùng lục bát. . . Có tính chất bình luận thời sự thì nên dùng thể Song thất lục bát, hoặc thể Thất thất biến thể (hát nói). . . Có tính chất báo cáo thời sự thì nên dùng thể Vè bốn chữ. . . Để vịnh nhân vật thì nên dùng thể Bát cú Đường luật. . . Muốn linh hoạt hơn thì dùng Ngũ ngôn trường hiên. . . Dí dỏm thì nên dùng lối thơ Yết hậu. . .”[28].

Đành rằng không phải ai cũng có sự lựa chọn như nhà thơ Tú Mỡ, nhưng đúng là ở nửa đầu thế kỷ XX, thơ Đường luật đã chịu sự đào thải khá khắc nghiệt của một số đề tài mà ở đó nó không phát huy được tính chất “uẩn súc,

trang nhã” của mình. Những cố gắng của các trí thức trẻ, trong việc thể hiện

cái mới trong Đường luật bằng việc thay đổi nội dung, tuy có thể khai thác thêm khả năng tiềm ẩn của thể loại, nhưng ngược lại cũng có thể làm chìm nó, trước hiệu quả của các thể loại khác.

Việc thơ Đường luật tồn tại với số lượng khổng lồ, nhưng nội dung lại có xu thế thu hẹp lại ở một số bộ phận, đã đặt thể loại này trước nguy cơ khiến bạn đọc cảm thấy một sự lặp lại nhàm chán. Và tình thế đã ấy bắt buộc các tác giả của dòng thơ này phải thổi vào những đề tài quen thuộc một nội dung mới, một quan niệm nghệ thuật mới. Tất nhiên về điều này thì không phải ai cũng làm được.

Đối với Á Nam Trần Tuấn Khải, ngoài những bài phong dao bốn câu, ông có vẻ không sở trường trong việc khai thác sự hàm súc ít lời nhiều ý của thơ Đường luật. Trong 112 bài thơ Đường luật của Á Nam, chỉ có 12 bài tứ tuyệt còn lại đều là bát cú. Điểm này có vẻ khác với Phan Bội Châu (trong 572 bài thơ Nôm Đường luật của Phan Bội Châu có 389 bài thất ngôn bát cú, còn lại có tới 183 bài thất ngôn tứ tuyệt), Hồ Chí Minh (hầu như chỉ dùng tứ tuyệt). Lý giải nội dung này, nhiều người cho rằng Á Nam ngay cả khi sáng tác thơ Đường luật vẫn bị ảnh hưởng bởi lối hát nói, nên bài thơ thường có xu hướng kéo dài. Trong Việt Nam thi nhân tiền chiến, tác giả Nguyễn Tân Long cũng khẳng định: “Thơ Trần Tuấn Khải không chứa đựng triết lý bí hiểm, tư tưởng cao siêu, nó

giản dị như một chân tình, nó rỡ ràng như sự phơi bày trọn vẹn cả tấc lòng. Người đọc dễ dàng đạt ý và rung động qua trực cảm. Á Nam đã cấu tạo thơ mình bằng nhạc điệu quen thuộc của dân tộc, cho nên sức truyền cảm rất bén nhậy”.

Trong các phát ngôn của mình cũng như những lời tự vấn, Á Nam không bày tỏ quan điểm này, nhưng đúng là đọc thơ Đường luật của ông, chúng ta cứ thấy man mác một âm hưởng dân gian, đậm đà, quen thuộc chứ không khúc triết, khó hiểu như thơ Đường luật vốn có. Chẳng hạn những câu như:

Mấy khoảnh vườn con, mấy khoảnh ao, Nào nơi giồng chuối, chốn trồng cau. Xóm làng đi lại vui trưa sớm,

Khách khứa ra vào sẵn cá rau. Hóng gió trên cây khi hái quả,

Xem trăng dưới nước lúc buông câu. Cơn buồn dắt trẻ thăm vườn cảnh, Chẳng lụy chi ai, cũng chẳng cầu.

(Thú lâm tuyền)

Người đọc thấy cảnh vật cứ hiện lên tự nhiên dân dã, chứ không cầu kỳ, trang nhã như Đường luật Nôm và Đường luật Hán trước đó.

Thêm một điểm nữa, xét về vận luật, thơ Đường luật Á Nam Trần Tuấn Khải có vẻ rất nghiêm túc trong việc chấp hành niêm luật vần đối. Là người đọc khá nhiều thơ Đường luật cổ kim đông tây, Á Nam Trần Tuấn Khải hiểu rất rõ không phải tất cả các bài thơ đúng luật đều hay. Thực tế sáng tác có những bài không đúng luật lại hay mà đọc xong không thể quên được (trường hợp Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương là một ví dụ). Tuy nhiên khi vận dụng âm luật vào thơ, Trần Tuấn Khải đã khai thác những quy định ngữ âm chặt chẽ của thơ Đường luật nhưng ở khía cạnh êm đềm, thanh tĩnh, để làm cho Đường luật của ông trở nên ổn định và hoà điệu... Bài Đi tàu gặp người Nam Kỳ:

Cùng buổi xuân thiên một chuyến tàu, Bắc Nam không hẹn gặp nhau chi. Nước non đâu chẳng là tri kỷ,

Ngùi ngẫm mang chi một mối sầu.

(Đi tàu gặp người Nam Kỳ)

Lịch duyệt phong sương mãi với đời, Phen này thử để bộ râu coi!

Mẹ mày chắc cũng không ghen nữa, Tớ đã râu ria đứng đắn rồi.

(Để râu)

Cũng tưởng ngồi buồn để vuốt chơi, Tước giời trọng đãi há riêng ai! Dè đâu các chị hằng nga ghét, Bất nhược đem mà cạo quách thôi.

(Cạo râu)

Về nhịp, qua khảo sát 112 bài thơ Đường luật Á Nam Trần Tuấn Khải, nhận thấy thơ ông chủ yếu vẫn sử dụng nhịp 4/3 trong thơ thất ngôn và 2/3 trong thơ ngũ ngôn, nhưng trong đó, không ít bài thơ thất ngôn lại viết theo lối thơ đặc biệt Việt Nam. Thống kê trong 108 bài thất ngôn luật của Á Nam Trần Tuấn Khải thấy có 106 bài ngắt nhịp 4/3 và nhịp 2/2/3, chỉ có 2 bài ngắt nhịp 3/4 (bài Hai chữ nước nhà và bài Thuật hoài). Trong đó bài Thuật hoài chỉ sử dụng nhịp ¾ ở 2 câu đầu.

Trót dấn thân vào đất Việt xưa! Hai mươi năm lẻ đến bây giờ... Áo dày cơm nặng, tình lai láng, Bút mới văn tàn dạ thẩn thơ.

Nôm na mấy chữ gọi duyên vờ. Anh em Hồng Lạc ai quen biết? Vương víu cùng nhau một mối tơ!

(Thuật hoài)

Việc thay đổi nhịp điệu (nếu có) lại không chủ yếu nhờ vào sự thay đổi âm tiết mà là sử dụng thanh điệu hoặc dấu nghỉ, dấu cảm thán trong câu thơ. Ví dụ như trong bài Hỏi ĩnh ương ở khổ thứ sau có một câu mang nhịp 1/1/1/1/3:

Phải chăng mình oán bóng trăng thâu ? Bóng bẩy soi cho kiếp dãi dầu.

Nam, Bắc, Đông, Tây, người ngang dọc, Riêng mình lủi thủi chốn hang sâu ?

(Hỏi ĩnh ương)

Hoặc trong bài Trách đồng bạc, câu trước vẫn giữ nhịp 4/3, câu sau nhờ dấu cảm thán mà chuyển ngay sang nhịp 1/5 ở câu kết:

Duyên nợ lăng nhăng mãi với đời, Sao em bạc thế ? Hỡi em ơi ! Giang hồ biết tiếng chừng bao kẻ ? Thân thế chuyên tay đã mấy người ? Mang tiếng ham mê nơi phú quý, Vẫn còn trêu ghẹo khách ăn chơi. Chữ đồng em biết cùng ai tạc,

Thôi ! Đám phong lưu nhẵn mặt rồi. (Trách đồng bạc)

Hiện tượng này trong thơ Đương luật không nhiều và có lẽ là định hướng mở để từ đó các tác giả phát triển thành hiện tượng phổ biến. Trong 110 bài

thất ngôn của Trần Tuấn Khải có nhiều bài xen nhịp 2/5 (ví như bài Khóc bạn

Trình Xuyên...), một số bài nhịp 2/2/3 và xen nhiều loại nhịp.

KẾT LUẬN

1. Sáng tác thơ Đường luật của Á Nam Trần Tuấn Khải ở nửa đầu thế kỷ XX qua những nghiên cứu ban đầu của tác giả luận văn là khá phong phú về đề tài, chủ đề và những quan niệm mới về thời cuộc. Từ góc nhìn thể loại, thơ Á Nam có đóng góp vô cùng to lớn đối với thể thơ Đường luật dân tộc, đặc biệt ở sự kết hợp giữa một thể thơ cổ điển với một thứ văn tự mới ở thời kỳ phôi thai như tiếng Việt. Luận văn bước đầu đã xác định vị trí của thơ Đường Á Nam Trần Tuấn Khải trong dòng thơ Đường luật ở nửa đầu thế kỷ XX.

2. Trên cơ sở thống kê, phân tích, tổng hợp và đánh giá những đặc điểm về nội dung cũng như nghệ thuật của thơ Đường luật Á Nam Trần Tuấn Khải, đề tài đã đi đến một số kết luận về những khuynh hướng, cảm hứng chủ đạo, đặc điểm ngôn ngữ, thể loại của thơ Đường luật Á Nam Trần Tuấn Khải.

3. Phải thừa nhận là ở các thể loại dân gian và gần với dân gian như hát nói, phong dao, xẩm… Sáng tác của Á Nam Trần Tuấn Khải nhuyễn và đằm thắm hơn. Tuy nhiên mảng thơ Đường luật lại là bộ phận không thể thiếu được vì nó gắn với việc thể hiện tâm tư của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống thực tại của con người. Thơ Đường luật tuy không được nhiều người biết đến và đón nhận rầm rộ như những bài hát nói, nhưng nó lại là bộ phận ghi nhận sự sung sức của nhà thơ ở nửa đầu thế kỷ XX.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (1998), “Cuộc cải cách thơ của Phong trào thơ mới (1932 – 1945) và tiến trình thơ tiếng Việt”, Đọc lại người trước đọc lại người xưa, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

2. Lê Bảo (1992) Thơ lãng mạn Việt Nam, Nxb Hội nhà văn.

3. Phan Canh (1999), Thi ca Việt Nam thời tiền chiến 1932 – 1945, Nxb Đồng Nai.

4. Hư Chu (1958), Để hiểu thơ Đường Luật, Nxb Nguyễn Hiến Lê, Sài Gòn. 5. Cao Hữu Công, Mai Tổ Lân (2000), Nghệ thuật ngôn ngữ thơ Đường, Nxb

Văn Học, Hà Nội.

6. Hồng Chương (1981), Tổng tập văn học Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội. 7. Nguyễn Sĩ Đại (1995), Sự lặp lại của các từ hay nghịch lý giữa chữ và

nghĩa trong thơ Đường tứ tuyệt, TCVH, Số 6.

8. Nguyễn Sĩ Đại (1996), Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời

Đường, Nxb Văn học, Hà Nội.

9. Xuân Diệu (1993) “Đọc thơ Á Nam Trần Tuấn Khải”, Nxb Văn học, TP.HCM.

11. Lê Chí Dũng “Á Nam Trần Tuấn Khải - nhà thơ của dòng văn học yêu

nước trong những năm 1920” - Tham luận tại Hội thảo Á Nam Trần Tuấn

Khải do Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2006.

12. Dương Quảng Hàm (1943), Việt Nam thi văn hợp tuyển, Nha học chính Đông Pháp xuất bản.

13. Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng (1988), Văn học Việt Nam giai đoạn giao

thời 1900-1930, Nxb ĐH và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

14. Phan Cự Đệ (1982), Phong trào “Thơ mới” 1932-1945, Nxb KHXH, Hà Nội. 15. Huy Cận, Hà Minh Đức (1997), “Một bước tiến mới của thơ ca Việt Nam

trên con đường hiện đại hoá”, Nhìn lại cuộc cách mạng trong thơ ca, Nxb Giáo dục.

16. Huy Cận, Hà Minh Đức (1997), “Thơ mới – cuộc nổi loạn ngôn từ”, Nhìn

lại cuộc cách mạng trong thơ ca, Nxb Giáo dục.

17. Huy Cận, Hà Minh Đức (1997), “Cái mới của thơ mới từ xung khắc đến hoà giải”, Nhìn lại cuộc cách mạng trong thơ ca, Nxb Giáo dục.

18. Nguyễn Văn Hanh (1935), “Thi Mới Thi Cũ”, Bài nói chuỵện tại hội khuyến học, Sài Gòn, Ous Dróit Reserves.

19. Hoàng Ngọc Hiến (1999), Năm bài giảng về thể loại, Nxb Giáo dục, 20. Nguyễn Khắc Hiếu (22-12-1934), Tính chất của thơ, TTTB, Số 30. 21. Nguyễn Khắc Hiếu (1932) An Nam tạp chí, Thơ văn cận cổ, số 3.

22. Phạm Văn Hưng (2009), “Á Nam Trần Tuấn Khải, nhà thơ đã tạc hình tượng “Người gánh nước đêm” vào văn học” - Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 6/2009.

23. Nguyễn Tấn Long (1996), Việt Nam thi nhân tiền chiến quyển hạ, Nxb

24. Nguyễn Tấn Long (1996), Việt Nam thi nhân tiền chiến quyển trung, Nxb Văn Học, Hà Nội.

25. Nguyễn Tấn Long (1996), Việt Nam thi nhân tiền chiến quyển thượng,

Nxb Văn Học, Hà Nội.

26. Hà Xuân Liêm (1997), Thơ Việt Nam thơ nôm Đường Luật từ thế kỷ XV

đến thế kỷ XIX, Nxb Thuận Hoá

27. Vũ Đình Liên (1957), Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam tập III, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

28. Tú Mỡ (1996), “Tôi làm thơ trào phúng như thế nào”, Tú Mỡ toàn tập Tập I, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

29. Lữ Huy Nguyên (1993), Thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải, Nxb Văn học,

TP.HCM.

30. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (1971), Các thể thơ ca và sự phát triển

của hình thức thơ ca trong văn học Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.

31. Lê Đức Niệm (1995), Diện mạo thơ Đường, Nxb Văn hoá thông tin

32. Nhiều tác giả (1995), Một thế kỷ thơ Việt, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 33.Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại, tập I, NXB Văn học.

34. Đoàn Thu Phong, Nguyễn Thị Phương (1999), Lô - gich toán học trong niêm luật thơ Đường, Nxb Văn nghệ TP. HCM.

35. Ngô Văn Phú (1996), Thơ Đường ở Việt Nam, Nxb Hội nhà văn Việt Nam. 36. Phạm Quỳnh (1913), “Tân học cổ học bình luận”, Đông Dương tạp chí, Số 8. 37. Trịnh Đình Rư (1924), “Có nên chuộng thơ Đường luật không”, Phụ Nữ

Tân Văn số 24, October.

38. Hoài Thanh, Hoài Chân (1995), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 39. Vũ Thanh (1999), “Sáng tạo trong thơ Đường luật”, Nguyễn Khuyến về tác

40. Trần Thị Lệ Thanh (2012), Đặc điểm thơ Đường luật Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945, Nxb Đai học Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ đường luật á nam trần tuấn khải ở nửa đầu thế kỷ XX (Trang 90 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)