Năng suất lao động
Chỉ tiêu này phản ánh năng lực tạo ra của cải, hay hiệu suất làm việc cụ thể trong quá trình hoạt động sản xuất. Năng suất lao động bị tác động bởi nhiều yếu tố trong đó có động lực lao động của cán bộ công nhân viên.
Bảng 3.5 cho ta thấy hiệu quả làm việc của lao động trong Công ty theo số liệu cụ thể.
Bảng 3.9: Năng suất lao động của công ty 2017 – 2018
Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện
2016 2017 2018
1.Tổng doanh thu Triệu 82.177 103.243 130.334
2.Lợi nhuận sau thuế Triệu 2.840 2.917 3.455
3.Tổng số lao động Ngƣời 395 403 421
4.Số lao động trực tiếp Ngƣời 123 126 131
5.Số lao động gián tiếp Ngƣời 272 277 290
6.Năng suất lao động (1/3) Triệu/ ngƣời/năm
208 256 310
7.Doanh thu lao động trực tiếp (6*4)
Triệu đồng 25.584 32.256 40.610
8.Doanh thu lao động gián tiếp (6*5)
TriệuĐồng 56.593 70.987 89.724
9.Sức sinh lời (2/3) Triệu/ngƣời/năm 7,2 7,24 8,2
(Nguồn: phòng Tổ chức - nh n sự)
Nhận xét:
Từ bảng phân tích trên ta thấy: năng suất lao động cuả công ty năm 2017 tăng lên so với năm 2016 là 48 triệu /ngƣời/ năm. Từ năm 2017 tới 2018 tăng 54 triệu/ngƣời/năm. Mức tăng năng suất này là do trình độ tay nghề của công nhân viên tăng lên đáng kể, công ty đã cung cấp các dịch vụ đầy đủ, kịp thời và đúng quy cách, chất lƣợng cũng nhƣ tổ chức lao động trong công ty rất hợp lý.
Mặc dù ta thấy số lƣợng công nhân tăng là nhƣng nó không làm ảnh hƣởng mấy tới chỉ tiêu năng suất lao động vì tốc độ tăng về số lƣợng lao động nhỏ hơn rất nhiều tốc độ tăng về doanh thu. Điều đó cũng chứng tỏ công ty đã sử dụng và bố trí lao động đúng ngƣời, đúng việc, không còn tình trạng công nhân nghỉ chờ việc từ đó làm tăng đƣợc lãi thực cho công ty và đảm bảo hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh.
Với năng suất lao động tăng qua các năm, cho thấy việc tạo động lực tại Công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn Việt Nam đang đạt đƣợc hiệu quả nhất định.
Kỷ luật lao động
Thái độ làm việc của ngƣời lao động đƣợc phản ánh một phần qua việc có vi phạm kỷ luật tổ chức đã đề ra hay không. Khi doanh nghiệp thỏa mãn đƣợc các nhu cầu của ngƣời lao động, tạo động lực thúc đẩy họ tự giác làm việc và cống hiến thì ngƣời lao động sẽ tự giác tuân thủ kỷ luật.
Theo tìm hiểu tác giả thấy trong những năm gần đây, số vụ vi phạm nội quy, quy định tại công ty là rất ít. Các hình thức kỷ luật đƣợc áp dụng chủ yếu là nhắc nhở, khiển trách do vi phạm thời gian làm việc, không sử dụng đồ bảo hộ lao động. Theo kết quả điều tra khảo sát, ngƣời lao động rất đồng ý về việc chấp hành kỷ luật. Từ đó có thể thấy đƣợc thái độ làm việc của NLĐ khá nghiêm túc. Từ đó có thể thấy đƣợc công tác tạo động lực lao động của TT khá tốt nên NLĐ tự giác làm việc, họ thoải mái tuân thủ các nội quy lao động.
Mức độ thỏa mãn của ngƣời lao động
Mức độ thỏa mãn của ngƣời lao động là chỉ tiêu trực tiếp đánh giá công tác tạo động lực tại công ty. Ngƣời lao động càng hài lòng với những gì công ty mang lại càng thể hiện công ty đã thỏa mãn đƣợc nhu cầu của họ. Tiêu biểu, qua khảo sát của tác giả có thể thấy đƣợc các yếu tố chính tạo nên sự thỏa mãn này: sự thỏa mãn về lƣơng thƣởng, sự hài lòng về điều kiện và môi trƣờng làm việc, sự phù hợp về công việc. Có thể thấy rõ hơn tại biểu đồ thể hiện ý kiến của cán bộ công nhân viên công ty khi đƣợc hỏi “Anh/chị hài lòng với những gì công ty mang lại”
Biểu đồ 3.7: Kết quả khảo sát NLĐ hài lòng với những gì công ty mang lại
(Nguồn: K t qu b ng hỏi điều tra tháng 5 – 2019)
Nhìn chung, cán bộ công nhân viên tại công ty khá hài lòng với những gì công ty mang lại. Chỉ có 11 số ngƣời đƣợc hỏi cảm thấy không hài lòng, 30 cảm thấy bình thƣờng và 59 cảm thấy hài lòng. Điều này cho thấy các công tác tạo động lực cho ngƣời lao động tại công ty đang phần nào chứng tỏ đƣợc sức ảnh hƣởng, phƣơng hƣớng và các biện pháp tạo động lực mà công ty đang áp dụng là đúng đắn.
Sự gắn bó của ngƣời lao động
Theo thực tế tác giả thu đƣợc, tỷ lệ nghỉ việc ở công ty là rất thấp phần nào phản ánh đƣợc sự gắn bó của cán bộ công nhân viên với công ty. Bởi lẽ ngƣời lao động chỉ quyết định gắn bó với tổ chức khi phần lớn những nhu cầu của họ đƣợc thỏa mãn, họ muốn phát triển lâu dài cùng công ty. Điều này cũng đƣợc thể hiện qua kết quả điều tra đã đƣợc thực hiện. Khi đƣợc hỏi “Anh/chị sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty” chỉ có 4 ngƣời đƣợc hỏi không đồng ý, 32 trả lời bình thƣờng, 58 đồng ý và 7 rất đồng ý. Có thể thấy rõ hơn tại biểu đồ dƣới đây:
2% 9% 30% 48% 11% Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thƣờng Đồng ý Rất đồng ý
Biểu đồ 3.8: Kết quả khảo sát NLĐ sẽ gắn bó với công ty
(Nguồn: K t qu b ng hỏi điều tra tháng 5 – 2019)
3.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo động lực
Đặc điểm về sản phẩm, dịch vụ
Chức năng kinh doanh chính của công ty Du lịch Công đoàn Việt Nam là kinh doanh lĩnh vực du lịch, lữ hành.
- Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm lữ hành có tính chất tổng hợp: những sản phẩm này đƣợc sáng tạo ra nhờ sự kết hợp của nhiều dịch vụ nhƣ: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lƣu trú, dịch vụ ăn uống... từ các nhà sản xuất riêng lẻ, đƣợc tạo thành một sản phẩm mới hoàn chỉnh, tiện lợi cho việc sử dụng cho mỗi chuyến du lịch, phục vụ khách hàng.
Sản phẩm lữ hành đôi khi không đồng nhất tính theo các lần phục vụ, điều này là do dễ phụ thuộc vào trạng thái, suy nghĩ của ngƣời cung cấp dịch vụ và ngƣời sử dụng dịch vụ. Trong khi đó, các nhân tố này thƣờng xuyên biến động và chịu ảnh hƣởng từ nhiều yếu tố tại những thời điểm khác nhau.
Sản phẩm lữ hành có thể là tổng hợp tất cả các hoạt động trong toàn bộ quá trình, tính từ khi đón khách theo yêu cầu, cho đến khi trả khách trở lại điểm ban đầu. 4% 32% 57% 7% Không đồng ý Bình thƣờng Đồng ý Rất đồng ý
Khác với những ngành sản xuất sản phẩm cụ thể khác, sản phẩm lữ hành không có hình thức bảo quản, lƣu kho, lƣu bãi, cùng với đó chi phí cho các sản phẩm lữ hành cũng có tính linh động cao.
Tour du lịch trọn gói có thể coi là sản phẩm đặc thù và tiềm năng trong lĩnh vực du lịch và lữ hành. Mỗi hình thức du lịch trọn gói thƣờng xuyên đƣợc áp dụng thực hiện nhiều lần trong năm, vào những thời điểm khác nhau, thể hiện rõ tính linh hoạt của loại hình sản phẩm này.
Kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ rõ nét
- Đặc điểm về mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong kinh doanh lữ hành Đặc trƣng của các sản phẩm của ngành lữ hành là mang đậm tính chất của dịch vụ, quá trình sản xuất diễn ra cùng lúc với quá trình tiêu dùng.
Hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lữ hành phải đƣợc tiến hành tại một không gian cụ thể, không thể vận chuyển các sản phẩm và dịch vụ này đến tận nơi để khách hàng sử dụng. Khách hàng chỉ đƣợc sử dụng, chỉ có thể đƣợc đáp ứng nhu cầu khi gặp gỡ và tiêu thụ trực tiếp. Có thể hiểu, khách hàng là một nhân tố quan trọng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, không thể tạo ra sản phẩm du lịch nào nếu không có khách hàng.
Bên cạnh những điểm đã nêu, hoạt động trong lĩnh vực lữ hành còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố nhƣ thiên nhiên, quỹ thời gian của khách hàng, nhu cầu về văn hóa và mức thu nhập của ngƣời dân. Những tính chất cơ bản này cho thấy kinh doanh trong lĩnh vực này khả năng rủi ro rất cao, đòi hỏi các công ty kinh doanh các dịch vụ lữ hành phải tạo lập và duy trì tốt các mối quan hệ với đối tác tin cậy.
Trong xu thế hội nhập quốc tế cạnh tranh giữa các công ty du lịch càng trở nên khốc liệt hơn, để có thể cạnh tranh tốt trong môi trƣờng hiện nay thì việc tạo động lực làm việc và giữ chân ngƣời lao động càng phải đƣợc chú trọng hơn để có đƣợc đội ngũ nhân lực chất lƣợng cao.
Cũng nhƣ các tổ chức, công ty khác, chiến lƣợc nguồn nhân lực của công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn Việt Nam dựa trên chiến lƣợc kinh doanh của công ty. Mục tiêu là để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty và giúp ngƣời lao động có việc làm và thu nhập xứng đáng, có khả năng phát triển bản thân. Có thể thấy qua khẳng định của bà Trần Thị Mai Hƣơng – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty. Bà khẳng định tập thể cán bộ công nhân viên của công ty sẽ tiếp tục theo đuổi những mục tiêu đã đề ra, thực hiện các chính sách đã xác định, xây dựng một tập thể đoàn kết, chuyên nghiệp, tạo ra một môi trƣờng làm việc mang lại hiệu quả cao nhất nhằm phát huy một cách toàn diện năng lực của từng ngƣời lao động. Điều này phần nào đƣợc thể hiện qua các chính sách về nguồn nhân lực tại công ty. Tại công ty, các chính sách, chế độ nhân sự luôn tuân thủ theo quy định của Nhà nƣớc, ngoài ra còn các chế độ khác thể hiện sự quan tâm của Liên đoàn lao động và Ban lãnh đạo công ty dành cho ngƣời lao động nhƣ: phúc lợi, thƣởng lễ tết, cơ hội học tập, giao lƣu phát triển bản thân…
Đặc điểm môi trƣờng làm việc
Đặc điểm về môi trƣờng làm việc của công ty cũng giống nhƣ đặc điểm của toàn bộ các công ty, cơ quan khác trong ngành kinh doanh du lịch và lƣu trú: năng động, chuyên môn hóa cao, áp lực tâm lý lớn. Ngoài những đặc điểm chung, công ty luôn xây dựng một tập thể đoàn kết, chuyên nghiệp, tạo ra một môi trƣờng làm việc mang lại hiệu quả cao nhất. Bằng chứng là 5 năm liền công ty đƣợc vinh danh “Doanh nghiệp vì ngƣời lao động”.
Đặc điểm về điều kiện làm việc
Điều kiện làm việc tại công ty cũng đƣợc Ban lãnh đạo hết sức coi trọng. Ngƣời lao động đƣợc trang bị đầy đủ công cụ, dụng cụ để làm việc. Với nhân viên khối văn phòng đƣợc trang bị đầy đủ máy tính, máy tính xách tay, máy in, máy photo… Với khối lao động trực tiếp thì tùy từng bộ phận mà đƣợc trang bị công cụ riêng. Kinh doanh trong lĩnh vực phục vụ khách lƣu trú và ăn uống nên công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm luôn đƣợc công ty đặc biệt chú trọng. Công ty thực hiện khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho toàn thể cán bộ công nhân viên;
thƣờng xuyên tập huấn cho nhân viên về ý thức, trách nhiệm của mình. Ví dụ công ty đã có quy định cụ thể đối với nhân viên trực tiếp chế biến và phục vụ ăn uống: Trang phục riêng hợp vệ sinh, tóc gọn gàng, móng tay cắt ngắn và sử dụng găng tay khi chế biến một số loại thực phẩm đặc biệt; đồng thời có cán bộ y tế công ty thực hiện kiểm tra, giám sát hàng ngày…
Đặc điểm về văn hóa doanh nghiệp
Trong suốt quá trình hoạt động, công ty đã tạo ra bản sắc văn hóa riêng bao gồm những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, những quy ƣớc văn hóa ứng xử… để lại nhiều ấn tƣợng sâu sắc cho khách hàng, đối tác. Văn hóa mà công ty đã và đang hƣớng đến là trở thành công ty chuyên nghiệp, lành mạnh, có uy tín với sự hài lòng của đối tác, sự yêu quý của khách hàng và sự nhiệt tình, gắn bó của tập thể cán bộ nhân viên công ty. Văn hóa này của công ty đã đƣợc thấm nhuần bởi từng ngƣời lao động và đƣợc họ phát huy trong mọi hoàn cảnh. Nhờ vậy, công ty là một trong những đơn vị đƣợc lựa chọn để đón tiếp những đoàn khách quan trọng của Đảng, Nhà nƣớc. Ban lãnh đạo công ty tin rằng, văn hóa này sẽ tạo nên giá trị và sự trƣờng tồn của công ty.
3.3. Đánh giá chung hoạt động tạo động lực cho ngƣời lao động tại công ty
3.3.1. Những ưu điểm
Ban lãnh đạo của công ty đã hiểu rõ đƣợc vai trò của ngƣời lao động nói chung và tầm quan trọng của việc tạo động lực cho ngƣời lao động nói riêng. Đây là tiền đề quan trọng giúp cho công ty có những chính sách, hƣớng đi đúng trong việc tạo động lực cho ngƣời lao động.
Trong những năm gần đây, tình trạng nhân viên đƣợc bố trí, sắp xếp công việc trái ngành trái nghề tại công ty có xu hƣớng giảm. Với những nhân viên đang đƣợc bố trí làm trái ngành nghề đƣợc học hoặc trình độ chuyên môn chƣa cao cũng đƣợc công ty lên kế hoạch bồi dƣỡng, đào tạo để họ có thể đáp ứng yêu cầu và hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.
Việc bố trí sắp xếp, bố trí nhân viên phù hợp với nhiệm vụ họ đƣợc giao có lợi cho cả công ty và nhân viên đó. Nó giúp công ty tiết kiệm đƣợc thời gian, kinh phí đào tạo và giám sát. Với ngƣời lao động, bố trí hợp lý giúp họ nâng cao hiệu
quả làm việc do phát huy những kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề của mình, tăng cƣờng sự thỏa mãn trong công việc từ đó tạo động lực làm việc.
Điều kiện lao động đƣợc đảm bảo: Ngƣời lao động đƣợc trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị, vật tƣ để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Thêm vào đó, các điều kiện khác nhƣ môi trƣờng làm việc giữa các cá nhân, phòng ban dĩ hòa vi quý, điều kiện về ánh sáng độ ẩm cũng nhƣ các yếu tố bảo vệ sức khỏe ngƣời lao động cũng đƣợc công ty quan tâm đúng mực. Điều này hết sức quan trọng vì đặc thù của ngành du lịch có áp lực công việc cao, tạo môi trƣờng làm việc thoải mái sẽ khiến ngƣời lao động gắn bó với công việc và muốn cống hiến cho công ty, nhận thức đƣợc sự đóng góp của bản thân với sự phát triển không ngừng của công ty.
Doanh thu, năng suất lao động của cả công ty tăng lên đáng kể. Đây là thành quả của cả ban giám đốc cũng nhƣ sự đóng góp của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Nhờ đó mà ngƣời lao động tại công ty có mức thu nhập ổn định và có thể nói là khá cao so với mặt bằng chung. Thêm vào đó công ty có chế độ phụ cấp đầy đủ cho từng đối tƣợng lao động, ngƣời lao động có thể thấy đƣợc quyền lợi và trách nhiệm của mình và đồng nghiệp khi làm ở các vị trí khác nhau từ đó có kế hoạch làm việc, phấn đấu để đạt đƣợc mức thu nhập mong muốn.
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cũng đang dần đƣợc chú trọng và đầu tƣ nhiều hơn. Theo đánh giá của bản thân ngƣời lao động về hiệu quả của chƣơng trình đào tạo thì đa phần đều thấy đƣợc mặt tích cực của đào tạo là giúp cải thiện phần nào trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ngƣời lao động, tăng khả năng thực hiện công việc, phản ứng nhanh với các tình huống xảy ra và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Công ty đã tạo mọi điều kiện khuyến khích ngƣời lao động đào tạo nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng phục vụ yêu cầu công việc cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu đƣợc đào tạo của họ, tạo động lực cho ngƣời lao động tham gia đào tạo bằng việc xây dựng