Hoàng Su Phì là huyện biên giới phía tây tỉnh Hà Giang, nằm trên thượng nguồn sông Chảy và sông Bạc cách thành phố Hà Giang 100km về phía tây, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp huyện Xín Mần, phía đông giáp huyện Vị Xuyên, phía nam giáp huyện Bắc Quang, Quang Bình. Huyện có diện tích 63.303,34 ha, có 01 thị trấn, 24 xã, trong đó có thị trấn nằm trung tâm huyện. Dân số tính đến 31/12/2015 là 65.426 người, phân bố dân cư không đồng đều giữa các xã và thị trấn. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 24,68% [25]. Huyện Hoàng Su Phì có 12 dân tộc anh em sinh sống trong đó chủ yếu là dân tộc Nùng chiếm 38,8%, dân tộc Dao 21,8%, dân tộc Tày 12,6% ngoài ra còn lại các dân tộc Kinh, La Chí, Hoa, Hán, Cờ Lao,Thái, Phủ Lá, Cao Lan, Mường. Đường giao thông đi lại thuận tiện tới các trung tâm xã và các thôn xóm trên địa bàn huyện, khoảng cách từ xã xa nhất đến BVH là 45 km cho nên nhìn chung nhân dân trên địa bàn huyện tương đối thuận lợi được chăm só về lĩnh vực y tế. 12/2006 chia tách TTYT huyện, thành TTYT và PYT, Bệnh viện đa khoa. Toàn huyện có 25 TYT xã và thị trấn, tại bệnh viện trung tâm được giao 65 giường, có 75 cán bộ y bác sỹ, bình quân 03 giường / TYT, từ ngày 01/01/2009 Trạm y tế xã được bàn giao từ Phòng y tế về cho cho TTYT quản lý. Bệnh viện huyện, tính đến thời điểm hiện tại được giao chỉ tiêu 190 giường bệnh (bao gồm 03 phòng khám đa khoa khu vực).
Bệnh viện đa khoa khu vực huyện (kể cả phòng khám đa khoa khu vực) thuộc bệnh viện hạng III là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Sở Y tế Hà Giang, chịu sự quản lý toàn diện về hoạt động chuyên môn của Giám đốc Sở Y tế, chịu sự quản lý Nhà nước của UBND huyện. BVĐK huyện là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở làm việc tại trung tâm thị trấn Vinh Quang Huyện HSP, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước. BVĐK huyện do 01 Giám đốc lãnh đạo, giúp việc Giám đốc có từ 02 phó giám đốc. BVĐK huyện thực hiện các chức năng cấp cứu khám chữa bệnh,
đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh, công tác dược vật tư y tế, hợp tác quốc tế, quản lý kinh tế, thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn khác do giám đốc sở y tế và Ủy ban nhân dân huyện giao. BVH gồm: 3 phòng chức năng và: Phòng tổ chức hành chính, Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng tài chính kế toán và một phòng chỉ đạo chuyên môn đó là Phòng điều dưỡng; Nhân lực về điều dưỡng được phân bố tại các khoa lâm sàng và cận lâm sàng như: Khoa Ngoại tổng hợp, Khoa Nội, Khoa Phụ sản, Khoa nhi, Y học cổ truyền dân tộc, Khoa Hồi sức cấp cứu, Khoa Truyền nhiễm, Khoa Lão khoa, Khoa Liên chuyên khoa (TMH-M-RHM), Khoa Khám bệnh, Khoa Cận lâm sàng (xét nghiệm, X quang), khoa Dược vật tư y tế và 03 Phòng khám đa khoa khu vực. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của điều dưỡng là thực hiện các hoạt động CSNB theo thông tư 07 của Bộ Y tế về hướng dẫn công tác CSNB.
Công tác đào tạo, công tác nghiên cứu khoa học, tổ chức tiếp nhận và triển khai các kỹ thuật được tuyến trên chuyển giao, lập kế hoạch chỉ đạo hoạt động triển khai chỉ đạo chỉ đạo tuyến chuyên môn kỹ thuật 03 phòng khám đa khoa khu vực và các trạm y tế tuyến xã chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn cho tuyến dưới, qui hoạch trồng vườn thuốc nam, kết hợp với y tế cơ sở thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, tham gia, kiểm tra, giám sát các hoạt động chuyên môn tuyến dưới trong khu vực được phân công, thực hiện luân phiên theo đề án 1816 bác sỹ xuống hỗ trợ cơ sở, tổ chức triển khai các chương trình dự án y tế sau khi được phê duyệt, phòng chống dịch bệnh. Bệnh viện đã được hỗ trợ về tài chính và vật tư trang thiết bị phục vụ cho công tác CSNB; được hỗ trợ về mặt kinh phí cho cán bộ đi học và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.... Quản lý kinh tế y tế, có kế hoạch và quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của bệnh viện, nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất trang thiết bị, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các qui định của nhà nước
về thu chi ngân sách của BV từng bước cải tiến hoạch toán thu theo qui định của nhà nước, tạo thêm nguồn kinh phí cho BV từ các nguồn, dịch vụ y tế, viện phí, BHYT [2].
Hệ thống điều dưỡng của BVH được phân bố theo phân cấp chuyên môn như: Phòng điều dưỡng tổng hợp chỉ đạo về chuyên môn tới các khoa như: Khoa khám bệnh; Khoa hồi sức cấp cứu; Khoa Nội; Khoa Nhi; Khoa y dược cổ truyền; Khoa truyền nhiễm; Khoa Ngoại; Khoa phụ sản: Khoa liên chuyên khoa TMH-RHM, Khoa Mắt; Khoa xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh; Khoa chống nhiễm khuẩn; Khoa dược; Khoa dinh dưỡng; Khoa lão khoa.
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho Bệnh viện tuyến huyện hiện nay
Nhu cầu CSSK khám chữa bệnh của nhân dân ngày một tăng cao, đi cùng với việc đạt được hiệu quả chữa bệnh đó là các hoạt động CSNB của điều dưỡng đã tạo nên chất lượng của điều trị, tạo nên sự hài lòng của NB tại mỗi BV từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện.
Nguyễn Thị Ly và cộng sự (2007) [39], đánh giá chất lượng CSNB toàn diện tại một số cơ sở y tế tỉnh Hải Dương. Nghiên cứu áp dụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích, sử dụng số liệu thứ cấp kết hợp phương pháp định tính. Kết quả cho thấy tỷ lệ NB hài lòng với sự chăm sóc của điều dưỡng từ 70-100%. Yếu tố liên quan có ảnh hưởng khi thực hiện mô hình chăm sóc toàn diện ở một số BV còn gặp nhiều khó khăn như: Việc lập kế hoạch chăm sóc của điều dưỡng trưởng mới chỉ đạt 65,51%, về nguồn lực còn thiếu điều dưỡng viên trong công tác CSNB, như tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương trang thiết bị trong CSNB đạt 20,45% so với quy định; nhân lực bác sỹ/điều dưỡng thiếu đạt tỷ lệ 1/1,6; trong khi đó so với TT 08 tỷ lệ này là 1/3-3,5.
Trần Thị Minh Tâm và cộng sự (2009)[30], đánh giá chất lượng ghi chép phiếu chăm sóc của Điều dưỡng – nữ hộ sinh tại bệnh viện Hương trà -
Thừa thiên Huế Qua đánh giá đã cho thấy tỷ lệ trước và sau tập huấn có sự khác biệt như: Ở phiếu theo chức năng sống trước tập huấn khá (80,3%) và sau khi tập huấn đạt 98,2%. Phiếu chăm sóc và thực hiện kế hoạch trước tập huấn 81,5%, sau tập huấn 98,6%. Phiếu theo dõi truyền dịch trước tập huấn 71,25%, sau tập huấn 90,28%. Kết quả cũng cho thấy việc thực hiện ghi chép hồ sơ bệnh án là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhiệm vụ chuyên môn CSNB.
Huỳnh Thanh Phong và cộng sự (2014) [55], nghiên cứu khảo sát yếu tố liên quan đến chất lượng chăm sóc của điều dưỡng bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho thấy trình độ chuyên môn, năm kinh nghiệm, tour trực; Đặc điểm của Khoa chuyên môn như quy mô khoa, loại khoa, tỷ lệ điều dưỡng viên/người bệnh có liên quan đến chất lượng chăm sóc, trong đó đặc biệt là tour trực càng dài thì chất lượng chăm sóc càng kém, có 8,6% của tour trực 24/24 ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc.
Một số nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động CSNB như: Trình độ chuyên môn, sự phối hợp trong công việc giữa bác sỹ và điều dưỡng, giữa các điều dưỡng viên trong nhóm, trong ca chăm sóc; Tour trực của điều dưỡng dài hay ngắn, sự quá tải công việc.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU