Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc người bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì tỉnh hà giang và đề xuất giải pháp​ (Trang 57 - 102)

Trong báo cáo tổng kết công tác nhiệm vụ 2 năm 2015, 2016 cho thấy, tình hình bệnh tật diễn biến khá phức tạp trên địa bàn, trong khi đó nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày một tăng, điều kiện cơ sở vật chất của Bệnh viện chưa đáp ứng được đầy đủ, thiếu nhân lực Bác sĩ, nhất là Bác sĩ chuyên khoa và một số trang thiết bị hiện đại.

Hộp thoại 1: Phỏng vấn Điều dưỡng viên tại khoa Ngoại:

Lượng bệnh nhân đông, trình độ chuyện môn của cán bộ còn hạn chế điểm đặc biệt là có bất đồng ngôn ngữ với các đồng bào dân tộc thiểu số do vậy có hạn chế trong tư vấn, GDSK cho người bệnh.

B Bản thân tôi là Điều dưỡng viên làm việc tại khoa Ngoại, giám sát các hoạt động của ĐD khoa ngoại có lúc lên đến 40 NB. Hầu hết các ĐDV của Khoa đã biết nhiệm vụ chuyên môn cụ thể như: Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe; Chăm sóc về tinh thần; Chăm sóc vệ sinh cá nhân; Chăm sóc dinh dưỡng; Chăm sóc phục hồi

chứ c năng; CSNB có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật; Dùng thuốc và theo dõi dùng

thuốc cho NB; Thực hiê ̣n các kỹ thuâ ̣t điều dưỡng; Theo dõi, đánh giá NB sau mổ

theo ca chăm sóc; Bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật trong

CSNB; Ghi chép hồ sơ bệnh án. Trong CSNB có áp dụng mô hình chăm sóc theo

nhóm, thực hiện việc chăm sóc thường xuyên. Ngày thường có một điều dưỡng trực, và các điều dưỡng khác thực hiện công việc chuyên môn như thay băng, cắt chỉ, phân loại rác thải y tế. Ngày thứ bảy, chủ nhật phân công hai ĐDV tham gia tour trực. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến việc CSNB là: Lượng NB đông, trình độ chuyên môn của ĐD còn hạn chế điểm đặc biệt là có bất đồng ngôn ngữ với các đồng bào dân tộc thiểu số do vậy có khó khăn trong tư vấn, GDSK cho NB. Toàn bộ

ĐD của khoa chỉ có 2 người biết một số tiếng dân tộc ít người nên có thể giao tiếp,

phiên dịch và khai thác được thông tin về bệnh cũng như thực hiện tư vấn giáo dục sức khỏe cho NB.

Hộp thoại 2: Phỏng vấn điều dưỡng tại khoa Nội.

Có áp dụng quy trình điều dưỡng trong CSNB tuy nhiên không được thường xuyên do người bệnh đông, nếu có 2 đến 3 người bệnh vào cùng lúc có khi cũng bỏ sót một khâu nào đó trong quy trình.

Khi tiến hành phỏng vấn điều dưỡng trưởng khoa Nội có hộp thoại:

Tại khoa Nội chúng tôi nhân lực về điều dưỡng đủ đáp ứng với công việc. Điều dưỡng khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn có áp dụng quy trình điều dưỡng trong CSNB tuy nhiên không được thường xuyên do người bệnh đông, nếu có 2 đến 3 người bệnh vào cùng lúc có khi cũng bỏ sót một khâu nào đó trong quy trình. Ban Giám đốc đã có động viên cán bộ bằng các chế độ lương, trực chuyên môn được đáp ứng đầy đủ; có khuyến khích động viên được điều dưỡng của khoa trong công việc điều kiện làm việc của điều dưỡng viên đã phì hợp, tuy nhiên cần hỗ trợ thêm phần trang thiết bị như thiếu máy Monitor cho theo dõi chăm sóc những người bệnh có suy hô hấp và các bệnh cấp cứu khác.

Hộp thoại 3: Phỏng vấn điều dưỡng tại khoa Lão Khoa.

Khoảng 30% số người bệnh là dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa họ không biết tiếng phổ thông, do vậy trong giao tiếp có bất đồng ngôn ngữ. Bên cạnh đó, hủ tục tập quán như cúng để chữa bệnh vẫn còn hiện hữu.

Khi tiến hành phỏng vấn điều dưỡng viên khoa Lão Khoa có hộp thoại

Nhân lực của ĐDV tại khoa chúng tôi có phù hợp, đủ theo tiêu chuẩn. Trong thực hiện CSNB có áp dụng quy trình điều dưỡng, CSNB theo nhóm; CSNB của khoa đã thực hiện được thường xuyên, tuy nhiên cũng chưa được hoàn thiện do có bỏ sót theo quy định. Yếu tố khách quan có ảnh hưởng đến hoạt động CSNB là: Khoảng 30% số người bệnh là dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa họ không biết tiếng phổ thông, do vậy trong giao tiếp có bất đồng ngôn ngữ. Bên cạnh đó, hủ tục tập quán như cúng để chữa bệnh vẫn còn hiện hữu: Người bệnh đang trong đợt chữa trị tại khoa chưa đến ngày ra viện, đã tự ý bỏ dở đợt chữa trị để đi về nhà tìm “Thầy cúng” chữa bệnh. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác chuyên môn của ĐD có thể cũng gặp tình huống đột xuất trong sự tổ chức điều động nhân lực: Một số ĐD đang làm tốt công….

Hộp thoại 4: Ý kiến điều dưỡng nữ 30 tuổi khoa Nhi.

Cán bộ điều dưỡng làm công tác chuyên môn có tham gia đi học nâng cao trình độ từ trung cấp lên đại học do đó thiếu nhân lực làm việc cũng ảnh hưởng đến công tác chuyên môn.

Nhân lực ĐD tại khoa Nhi có 14 người, trong đó đã được chuyển đổi từ y sỹ sang CNĐD được đào tạo có trình độ chuyên môn phù hợp với chăm sóc của chuyên ngành Nhi khoa. Mô hình thực hiện chăm sóc áp dụng tại khoa là mô hình chăm sóc theo nhóm, áp dụng quy trình ĐD theo 5 bước thực hiện. Ban giám đốc cũng đã tạo điều kiện cho cán bộ ĐD trong khoa được đi học tiếp lên trình độ CNĐD. Các điều dưỡng ở lại khoa sẽ phải kiêm nghiệm thêm các phần công việc chuyên môn của người đi học, do vậy cũng có ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn; bên cạnh đó có yếu tố trình độ dân trí của các bậc cha mẹ của trẻ còn thấp do phần lớn họ là những người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa vùng giáp biên giới; rào cản ngôn ngữ dân tộc vùng miền cũng là hạn chế trong giao tiếp phục vụ công tác chuyên môn của ĐD trong tư vấn GDSK cho bà mẹ, người nhà của trẻ điều trị tại khoa.

Hộp thoại 5: Phỏng vấn Trưởng phòng Điều dưỡng:

Trong việc chỉ đạo quản lý khoa phòng của các Điều dưỡng trưởng khoa là chưa đồng đều do một số điều dưỡng trưởng có tuổi đời trẻ, kinh nghiệm công tác quản lý còn hạn chế, còn một số ĐDT còn trình độ trung cấp tuổi cao...

Bên cạnh những kết quả đạt được trong 02 năm 2015 - 2016, còn một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CSNB như: Trình độ chuyên môn của một số ít cán bộ còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ giao. Thiếu điều dưỡng chuyên khoa sâu, nhân lực Điều dưỡng có trình độ cao đẳng, đại học còn ít, Có áp dụng quy trình điều dưỡng trong CSNB tuy nhiên không được thường xuyên do người bệnh đông, nếu có 2 đến 3 người bệnh vào cùng lúc có khi cũng bỏ sót một khâu nào đó trong quy trình; Lượng bệnh nhân

Là cương vị trưởng phòng, tham gia trong Hội đồng điều dưỡng: Bản thân tôi luôn ý thức trách nhiệm: Đảm bảo duy trì sinh hoạt theo định kỳ, chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động điều dưỡng, chăm sóc phục vụ người bệnh. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kiến thức, tay nghề cho điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, Y sĩ, dược sỹ trung học trong toàn Bệnh viện. Tuy nhiên trong việc chỉ đạo quản lý khoa phòng của các Điều dưỡng trưởng khoa là chưa đồng đều do một số điều dưỡng trưởng có tuổi đời trẻ, kinh nghiệm công tác quản lý còn hạn chế...Đã có mở lớp dạy tiếng dân tộc thiểu số cho điều dưỡng, tuy nhiên chưa thực hiện được đều...

đông, trình độ chuyên môn của cán bộ còn hạn chế điểm đặc biệt là có bất đồng ngôn ngữ với các đồng bào dân tộc thiểu số do vậy có hạn chế trong tư vấn, GDSK cho người bệnh; Bên cạnh đó, hủ tục tập quán như cúng để chữa bệnh vẫn còn hiện hữu. Cán bộ điều dưỡng làm công tác chuyên môn có tham gia đi học nâng cao trình độ từ trung cấp lên đại học do đó thiếu nhân lực làm việc cũng ảnh hưởng đến công tác chuyên môn; Điều dưỡng trưởng khoa là chưa đồng đều do một số điều dưỡng trưởng có tuổi đời trẻ, kinh nghiệm công tác quản lý còn hạn chế... thiếu cán bộ về chuyên ngành dinh dưỡng.

Trình độ lý luận chính trị, quản lý, ngoại ngữ, tin học của các cán bộ viên chức trưởng, phó các khoa, phòng và Điều dưỡng trưởng còn hạn chế.

Chất lượng đề tài nghiên cứu khoa học còn hạn chế, áp dụng vào thực tế hiệu quả đạt chưa cao.

Một số yếu tố thuộc về điều kiện đảm bảo công tác CSNB có ảnh hưởng đến CSNB (của Điều dưỡng tại bệnh viện HSP)

Hộp 6. Hộp thoại phỏng vấn sâu giám đốc Bệnh viện đa khoa Khu vực Hoàng Su Phì:

- Nhân lực CSNB của chúng tôi có 119 (điều dưỡng, KTV)

- Tổ chức làm việc: 04 phòng chức năng: Phòng tổ chức hành chính, Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng điều dưỡng, Phòng tài chính kế toán; Các khoa lâm sàng và cận lâm sàng như: Khoa Ngoại tổng hợp, Khoa Nội, Khoa Phụ sản, Khoa nhi, Y học cổ truyền dân tộc, Khoa Hồi sức cấp cứu, Khoa Truyền nhiễm, Khoa Lão khoa, Khoa Liên chuyên khoa (TMH-M-RHM), Khoa Khám bệnh, Khoa Cận lâm sàng (xét nghiệm, X quang), khoa Dược vật tư y tế và 03 Phòng khám đa khoa khu vực. - Tổ chức của Phòng điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa khu vực

Hoàng Su Phì đều có bộ phận giám sát lâm sàng và cận lâm sàng, khối khám bệnh theo quy định.

- Trang thiết bị phục vụ CSNB: Tương đối đầy đủ nhu cầu chăm sóc thiết yếu cho NB; Có 04 máy siêu âm, máy điện tim, máy nội soi TMH, máy nội soi CTC. Tuy nhiên một số trang thiết bị máy móc phục vụ cho chuyên môn còn thiếu nên ảnh hưởng đến công tác khám, điều trị và thu dung người bệnh.

- Nguồn tài chính cho công tác chăm sóc: Nguồn tài chính của BVH chủ yếu (65 %) là nguồn thu bảo hiểm và các dịch vụ y tế… còn 35 % là nhà nước hỗ trợ

- Đào ta ̣o, cập nhật kiến thức y khoa liên tục: Đã phối hợp trường trung cấp y tế Hà Giang tổ chức đào tạo các lớp về: HSCC và Điều dưỡng nội, kỹ năng giao tiếp...

- Công tác hộ lý trợ giúp chăm sóc: Toàn viện hiện có 10 hộ lý trong 14 khoa được phân công theo đúng chức năng nhiệm vụ : như vệ sinh khoa phòng, buồng bệnh, ngoại cảnh trong toàn viện viện...; phụ giúp ĐD vận chuyển NB, chăm sóc NB ....Nhìn chung nhân lực hộ lý trong toàn viện hiện nay đảm bảo cho công tác trợ giúp chăm sóc.

- Chưa có hệ thống xử lý chất thải lỏng đạt tiêu chuẩn do không có kinh phí để xây dựng.

Một là: Tạo điều kiện cho điều dưỡng học tập và nâng cao trình độ chuyên môn, tiến tới đạt chuẩn đại học điều dưỡng đáp ứng theo chuẩn năng lực điều dưỡng Việt Nam.

Hai là: Mở các lớp dạy tiếng dân tộc thiểu số cho điều dưỡng viên, đào tạo lại về nghiên cứu khoa học cho Điều dưỡng.

Ba là: Tăng cường việc kiểm tra giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng, phổ biến kịp thời các thông báo, chỉ thị của cấp trên tới điều dưỡng tại các khoa, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Chương 4. BÀN LUẬN

4.1. Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện đa khoa khu vực Hoàng Su Phì

Bệnh viện đa khoa khu vực Hoàng Su Phì được xây dựng và thành lập từ năm 1962 với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nho nhân dân trong huyện miền núi giáp biên giới phía bắc của Tổ quốc. Nguồn nhân lực của bệnh viện gồm 177 cán bộ công chức, viên chức và người lao động, trong đó bác sĩ 32, thạc sĩ 01, bác sĩ chuyên khoa II 0, bác sĩ chuyên khoa I 06, Điều dưỡng 119, Cử nhân điều dưỡng, nữ hộ sinh 22. Người bệnh đến khám và điều trị ngày càng tăng, năm 2015, bệnh viện tiếp nhận 26.240 lượt người đến khám đạt tỷ lệ 87,5%, trong đó: 18.272 lượt khám BHYT; 4.594 lượt khám chế độ TE < 6 tuổi; khám chế độ thu phí là 1.857 lượt; khám chế độ A10 là 287 lượt. 10.388 lượt người điều trị nội trú; 15.852 lượt điều trị ngoại trú; phẫu thuật cho 533 lượt người. Năm 2016; Bệnh viện tiếp nhận 32.192 lượt người đến khám bệnh; trong đó có 10.805 lượt người khám và điều trị nội trú; 21.387 lượt người điều trị ngoại trú; Phẫu thuật cho 536 lượt người (số liệu báo cáo của bệnh viện ĐKKV Hoàng Su Phì).

Thực trạng hoạt động CSNB tại bệnh viện ĐKKV Hoàng Su Phì có một số điểm nổi bật như sau:

Mặt tổ chức: Cán bộ làm việc tại khoa lâm sàng 121 người chiếm 68%; các cán bộ làm công tác quản lý chỉ là 9 người chiếm 5 %; khối cận lâm sàng có số lượng cán bộ 30 người chiếm 17 %; các vị trí khác 17 người chiếm 10 %; về mặt cơ cấu như vậy là tương đối phù hợp so với Thông tư 08/2007. Về hướng dẫn định mức biên chế trong các cơ sở y tế Nhà nước. Đặc biệt trong số cán bộ viên chức có 119 điều dưỡng viên nằm trong đối tượng nghiên cứu của đề tài; có trực tiếp thực hiện CSNB khá cao đạt 95%.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ điều dưỡng viên trực tiếp thực hiện chăm sóc người bệnh khá cao đạt tỷ lệ 95%. Tỷ lệ bác sĩ/ điều dưỡng 1/3, theo Thông tư 08/2007. Trong đó số điều dưỡng viên được phân bổ các khoa, phòng trong bệnh viện, tỷ lệ điều dưỡng viên làm việc tại khoa nhi chiếm 11,76%, còn lại các khoa khác như khoa ngoại, sản, nội HSCC, liên chuyên khoa đạt trên 10% như vậy Bệnh viện đã phân bổ nhân lực điều dưỡng tương đối đều ở các khoa đảm bảo công tác chăm sóc người bệnh. Tỷ lệ điều dưỡng viên là nữ chiếm 53,8%, tỷ lệ điều dưỡng viên là nam có 46,2% với tỷ lệ điều dưỡng viên nữ cao hơn nam cũng có một số những thuận lợi như ĐDV nữ kiên trì hơn, chịu khó hơn, nhẹ nhàng hơn… tuy nhiên khó khăn về một số vấn đề như không đảm bảo thời gian, không tập trung công việc cao, thiếu nhân lực tạm thời khi có nhiều nhân viên nghỉ chế độ thai sản trong cùng một thời gian (Biểu 3.1).

Nguồn nhân lực điều dưỡng qua nghiên cứu độ tuổi trung bình từ 34± 7 tuổi, trẻ nhất là 23 tuổi và nhiều tuổi nhất là 54 tuổi, độ tuổi từ 31 -> 40 chiếm tỷ lệ cáo nhấ là 37,1% và thấp nhất là nhóm /51 tuổi 13,4% . Với nguồn nhân lực như vậy thuận lợi cho công tác đào tạo kỹ thuật và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho điều dưỡng viên nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc người bệnh. Tại bệnh viện ĐKKV Hoàng Su Phì trên khảo sát thực tế hiện nay trình độ đại học điều dưỡng chỉ chiếm 18,4%, tỷ lệ điều dưỡng trung cấp chiếm 81,5%. Với trình độ như trên công với nguồn nhân lực khá trẻ còn thiếu năng lực công tác cũng như kinh nghiệm thực tế (đặc biệt là những điều dưỡng mới ra trường), do vậy rất cần đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn phát triển công tác chăm sóc người bệnh.

Tổ chức của phòng điều dưỡng tại bệnh viện huyện Hoàng Su Phì, đều có các bộ phận giám sát khối cận lâm sàng, cận lâm sàng, khối khám bệnh theo quy định khi phỏng vấn giám đốc bệnh viện (hộp thoại số 6).

Đánh giá về hoạt động của phòng điều dưỡng, cho thấy việc thực hiện nhiệm vụ của Phòng Điều dưỡng đã tuân theo quy định như: Xây dựng kế hoạch của Phòng Điều dưỡng và công tác điều dưỡng trong toàn bệnh viện; hỗ trợ các điều dưỡng trưởng khoa chuyên môn; Hộ sinh trưởng khoa; Kỹ thuật viên trưởng khoa xây dựng kế hoạch chăm sóc người bệnh tại các khoa và theo dõi giám sát việc triển khai thực hiện; Phối hợp với Phòng Tổ chức can bộ xây dựng bảng mô tả công việc cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoàng su phì tỉnh hà giang và đề xuất giải pháp​ (Trang 57 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)