Tục ngữ, ca dao Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tục ngữ, ca dao địa danh ninh bình (Trang 26)

7. Đóng góp của luận văn

1.5. Tục ngữ, ca dao Ninh Bình

1.5.1. Thống kê số lượng

Qua các tài liệu khảo sát đã nêu và tư liệu sưu tầm của tác giả luận văn bước đầu chúng tôi thông kê được số lượng tục ngữ, ca dao địa danh cụ thể:

STT Tư liệu Số lượng tục ngữ

Số lượng ca dao

1 Địa chắ Ninh Bình 14 14

2 Địa chắ văn hóa dân gian Ninh Bình 29 38

3 Ngữ văn Ninh Bình 11 14

4 Tục ngữ, ca dao Yên Mô 37 57

5 Văn học dân gian cội nguồn sức mạnh,

tương lai phát triển 9 21

6 Báo chắ văn nghệ Ninh Bình 17 23

7 Tư liệu tác giả luận văn sưu tầm 7 16

8 Tài liệu giảng dạy Đại học Hoa Lư 10 24

9 Ninh Bình qua ca dao, tục ngữ , thành ngữ

và ca vè (chưa xuất bản) 115 85

10 Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam 1 1

Tổng 1 249 297

Tổng 2 Loại trừ những câu có nội dung trùng lặp 125 204

Thống kê tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình theo nội dung

STT Nội dung Số lượng

tục ngữ

Số lượng ca dao

1 Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình

về đất Ninh Bình. 45 83

2 Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình về các nhân vật lịch sử của nhà nước Đại

Cồ Việt thời Đinh - Lê

6 2

3

Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình về nét đẹp con người của các dòng họ, các nhân vật văn hóa tiêu biểu của Ninh Bình.

23 15

4 Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình

giới thiệu sản vật quê hương. 27 8

5 Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình

giới thiệu nghề nghiệp của địa phương. 5 4

7 Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình

về kinh nghiệm sản xuất. 9 10

8 Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình

về tình yêu đôi lứa. 0 34

9 Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình

thể hiện tình cảm vợ chồng. 0 14

10 Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình

thể hiện tình bằng hữu. 1 0

11

Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình thể hiện tinh thẩn đấu tranh xã hội, tắnh cạnh tranh Ộcông kắchỢ giữa các địa phương.

4 19

12 Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình

thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời. 0 3

Tổng 125 204

1.5.2. Nội dung phản ánh

Qua thống kê cho thấy tục ngữ, ca dao về địa danh Ninh Bình thể hiện khá đậm nét đặc trưng của vùng đất và con người Ninh Bình. Cả hai bộ phận tục ngữ và ca dao địa danh Ninh Bình đều đúc kết những kinh nghiệm về thời tiết và sản xuất cũng như phản ánh niềm tự hào về những nhân vật lịch sử, sản vật địa phương, cuộc sống , tình yêu lứa đôi và các quan hệ xã hội của người dân Ninh Bình.

Về tục ngữ địa danh Ninh Bình: Cho đến nay số lượng tục ngữ địa danh Ninh Bình đã được công bố trong tài liệu: ỘĐịa chắ Ninh BìnhỢ; ỘĐịa chắ văn hóa dân gian Ninh BìnhỢ; ỘTài liệu Ngữ văn địa phươngỢ;ỘTài liệu giảng dạy của Đại học Hoa LưỢ và một số báo, tạp chắ Ầlà 125 câu, trong đó tập trung phản ánh một số lĩnh vực trong cuộc sống thể hiện khá đậm nét đặc trưng của vùng đất và con người Ninh Bình.

+ Đúc kết kinh nghiệm lao động sản xuất, đấu tranh, xã hội:

+ Thể hiện niềm tự hào về những người con ưu tú, những sản vật quê hương

Về ca dao, địa danh Ninh Bình: Hiện nay số lượng ca dao địa danh được sưu tầm và công bố trong các tài liệu: ỘĐịa chắ Ninh BìnhỢ; ỘĐịa chắ văn hóa dân gian Ninh BìnhỢ; ỘNgữ văn địa phươngỢ; ỘTài liệu giảng dạy của Đại học Hoa

+ Ca dao địa danh Ninh Bình thể hiện niềm tự hào về quê hương:

+ Ca dao địa danh Ninh Bình thể hiện tình yêu lứa đôi, nghĩa vợ tình chồng, mối quan hệ gia đình, xã hội phong phú.

+ Ca dao địa danh Ninh Bình phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống, công việc lao động vất vả nặng nhọc một nắng hai sương của người dân Ninh Bình ...

Tiểu kết chương 1

Trong chương I chúng tôi đã nêu lên những nét cơ bản về điều kiện tự nhiên, xã hội và những nét văn hóa độc đáo của tỉnh Ninh Bình đó là: Ninh Bình là một tỉnh nhỏ ở phắa nam của đồng bằng Bắc Bộ nhưng rất đa dạng về địa hình vừa có vùng rừng núi, vùng đồng chiêm trũng lại vừa có vùng đồng bằng, ven biển. Sự đa dạng các vùng địa hình đã làm phong phú hệ động, thực vật, sản vật và đặc biệt là đời sống văn hóa của nhân dân. Qua các công trình khảo cứu địa chất đã khẳng định nơi đây con người đã từng sinh sống từ 7.000 đến 12.000 năm trước. Có sự xuất hiện của con người là xuất hiện một nền văn hóa và trong mạch nguồn văn hóa đó tục ngữ, ca dao nói chung, tục ngữ, ca dao địa danh nói riêng ra đời và phát triển đó là sản phẩm trắ tuệ, là tiếng nói tình cảm của người dân Ninh Bình trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, xây dựng cuộc sống xã hội.

Mảnh đất Ninh Bình - nơi phát tắch của hai triều đại Đinh, Tiền Lê và là nơi khởi nghiệp của triều Lý, gắn liền với sự ra đời và phát triển của kinh đô Hoa Lư. Kinh đô Hoa Lư tồn tại được 42 năm, trong đó 12 năm đầu là triều Đinh (968- 980), 29 năm kế tiếp là triều Tiền Lê (980-1009) và năm cuối (1009-1010) là triều Lý.

Ninh Bình là một tỉnh có diện tắch không lớn, song vốn được coi là vùng đất cổ có sự cư trú của con người từ khá sớm, nhưng khi biển lùi xa, Ninh Bình lại có thêm sự đa dạng sinh học, tôn giáo (sự xuất hiện của xứ đạo Kim Sơn), cùng với nghề trồng cói, dệt chiếu, trồng rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy, hải sản của cư dân nơi đây...tất cả đã góp phần làm nên nét riêng trong diện mạo văn hóa Ninh Bình.

Mảnh đất Ninh Bình với phong cảnh hữu tình, con người thuần hậu, lịch sử hào hùng quả đúng là vùng đất ỘĐịa linh nhân kiệtỢ. Vùng đất ấy đi vào kho tàng tục ngữ, ca dao địa danh với tất cả niềm tự hào của người dân Ninh Bình đối với quê hương, đất nước.

Chương viết đã bước đầu chỉ ra những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và nét đặc trưng văn hóa của cư dân Ninh Bình, đã khơi mạch nguồn cảm hứng, sáng tạo cho những người nghệ sỹ dân gian nơi đây làm nên bức tranh văn học dân gian Ninh Bình nói chung, tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình nói riêng hết sức phong phú. Các tác phẩm văn học dân gian đó đã trở thành niềm tự hào, nguồn cổ vũ động viên các thế hệ người con Ninh Bình.

Bên cạnh đó, chương viết cũng đề cập, chỉ rõ các khái niệm công cụ được sử dụng trong luận văn như tục ngữ, ca dao, địa danh để có được định hướng trong việc tiếp cận và nghiên cứu về đề tài Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình.

Chương 2

VỀ MẢNH ĐẤT CON NGƯỜI VÀ SẢN VẬT 2.1. Tục ngữ, ca dao địa danh về đất Ninh Bình

Từ lâu, Ninh Bình đã nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh thơ mộng, quyến rũ và đậm chất văn hóa. Đó là nhà thờ đá Phát Diệm, Tam Cốc, Bắch Động (cảnh quan môi trường giống như Vịnh Hạ Long trên cạn), rừng nguyên sinh Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, động Vân Trình, suối nước nóng Kênh Gà và cố đô Hoa Lư gắn liền với tên tuổi vị vua có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước - Đinh Tiên Hoàng. Đặc biệt danh thắng Tràng An là quần thể danh thắng kép được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 2014. Ai về qua đất Ninh Bình

Mà xem phong cảnh hữu tình nên thơ Nước non, non nước như mơ

Càng nhìn Dục Thúy càng ngơ ngẩn lòng

[08; 424; 12] Về với quê hương Ninh Bình, một vùng non nước hữu tình mà ở đó mỗi ngọn núi, dòng sông đều chứa đựng bao trầm tắch văn hóa và đã từ lâu Núi Dục Thúy (Dục Thúy Sơn, hay còn gọi là núi Non Nước nằm ở bên bờ sông Đáy, phắa bắc thành phố Ninh Bình Ờ Ngã ba sông Đáy với sông Vân) đã trở thành biểu tượng của mảnh đất này. Cảnh vật Ninh Bình là sự hòa hợp giữa mây trời, sông núi vừa kỳ thú vừa hữu tình, huyền ảo nên thơ.

Đường vào Tam Cốc đâu xa Non xanh nước biếc bao la trập trùng Lô nhô non nước mông lung

Cảnh tiên sa xuống một vùng Hạ Long

[53; 28; 14]

Tam Cốc - Bắch Động, còn được biết đến với những cái tên nổi tiếng như "vịnh Hạ Long trên cạn" hay "Nam thiên đệ nhị động" là một khu du lịch trọng điểm quốc gia . Toàn khu vực bao gồm hệ thống các hang động núi đá vôi và các di tắch lịch sử liên quan đến Hành cung Vũ Lâm của triều đại nhà Trần nằm chủ

yếu ở xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình. Quần thể danh thắng Tràng An - Tam Cốc được Thủ tướng chắnh phủ Việt Nam xếp hạng là di tắch quốc gia đặc biệt và đã được tổ chức UNESCO xếp hạng di sản thế giới.

Nói tới cảnh vật Ninh Bình chúng ta không thể không thể không nhắc tới vẻ đẹp của kinh thành Hoa Lư, nơi vua Đinh đã chọn để đóng Đô từ những ngày đầu tiên.

Bắc phương đầu núi Thảo Dinh,

Đền thờ Tiên Đế thánh linh một toà;

Có cây cổ thụ rườm rà,

Cuối non lại có ổ gà một thung; Đẹp thay núi nhỏ đằng đông,

Đá chồng từng tấm như chồng sách cao;

Trời sinh ra tự thuở nào?

Giống như chồng sách Thiên Tào xén xong; Phương tây một dải sông trong

Triều lên khuya xuống mênh mông trước làng; Dưới sông trên chợ, quán hàng,

Thuyền buôn, khách bán lại càng vui thay! Mấy đâu, trời phú cảnh này

[19; 14] Núi Thảo Dinh, đền thờ Tiên đế (đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng) thuộc kinh thành Hoa Lư xưa. Hơn 1.000 năm trước đây, năm 968, sau khi b́nh định 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, chọn Hoa Lư làm kinh đô. Sở dĩ Đinh Tiên Hoàng chọn Hoa Lư để định đô bởi nơi đây có vị trắ vô cùng hiểm trở với hệ thống núi đá trùng điệp làm tường thành, sông bao làm hào để phòng thủ quân sự. Vì thế, Hoa Lư còn được gọi là Ộkinh đô đáỢ. Theo sử sách và tài liệu thì kinh đô Hoa Lư xưa là một cung điện nguy nga, tráng lệ, được bao bọc bởi những ngọn núi đá hình vòng cung, cảnh quan kỳ vĩ cùng những hồ, đầm... tạo nên vẻ đẹp vừa có nét duyên

dáng, mềm mại, lại vừa có những nét kỳ bắ. Tuy nhiên kinh thành Hoa Lư xưa với thế núi, thế sông rất thuận lợi để người dân buôn bán làm ăn, do vậy mà ở đây luôn tấp nập, đông vui, trên bến, dưới thuyền. Đó mới thực sự là cảnh Ộtrời phúỢ.

Ninh Bình Ờ vùng đất cực nam của đồng bằng Bắc bộ nơi lưu giữ biết bao giá trị văn hóa đặc sắc, ở đây mỗi ngôi đền, ngôi chùa, mỗi ngọn núi, dòng sông Ầđều có những nét riêng in đậm trong tâm hồn mỗi người con Ninh Bình, người dân tự hào về các di tắch lịch sử, văn hóa của quê hương. Họ nhắc nhở con cháu luôn biết tôn tạo và giữ gìn cho mai sau. Đến với vùng quê Gia Viễn chúng ta chúng ta cảm nhận được niềm tự hào của nhân dân nơi đây về ngôi đền của quê hương mình qua câu tục ngữ: ỘNúi Thiệu có đổ, đền Trùng mới siêuỢ [85; 420;12], Núi Thiệu tên gọi ngắn gọn của núi Thần Thiệu ở xã Gia Tân huyện Gia Viễn, bên cạnh sông Hoàng Long. Ngôi đền Trùng được xây dựng từ thế kỷ XVII ở thôn Tùy Hối, xã Gia Tân nổi tiếng là ngôi đền có kiến trúc đẹp, vững trãi. So sánh ngôi đền Ờ một công trình kiến trúc nhân tạo với núi Thiệu Ờ một hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng, bất biến, tác giả dân gian khẳng định sự vững trãi của ngôi đền trường tồn cùng thời gian. Nhân dân Ninh Bình tự hào vì nơi đây còn lưu giữ một số Ộkỷ lụcỢ của địa phương như: ỘCờ Điềm, trống Hối, hội La MaiỢ[29; 421;12].

Cờ thần thờ Thánh Nguyễn, ở làng Điềm Giang (xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn) là cờ ngũ sắc mỗi chiều dài 5 mét. Trống làng Tùy Hối (xã Gia Tân huyện Gia Viễn) vừa to, vừa đẹp, đánh kêu vang cả một vùng. Hội đền Thánh Cả làng La Mai (xã Ninh Giang huyện Hoa Lư) cứ 6 năm mở hội một lần vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hội rất đông vui, có nhiều trò chơi dân gian, đặc biệt có tế Kỳ phúc (cầu phúc lành cho dân). Cờ, trống, hội - những giá trị văn hóa đặc sắc còn được lưu giữ cho đến tận ngày nay. Gia Viễn quê hương của vua Đinh Tiên Hoàng và đức thánh Nguyễn Minh Không còn được biết đến là một vùng quê non nước hữu tình, nên thơ.

Ai về Gia Viễn quê tôi,

Non xanh, nước biếc, núi đồi nên thơ; Hoàng Long nước chảy la đà,

Núi Cờ, núi Cả, kênh Gà nổi danh.

[06; 13]

Cũng là vẻ đẹp của núi, sông nhưng vùng quê Gia Viễn lại mang một vẻ đẹp khác, vẻ đẹp ỘSơn thủy hữu tìnhỢ. Với lời mời quen thuộc mà chúng ta dễ bắt gặp trong ca dao: Ai vềẦtác giả dân gian Ninh Bình đã khéo léo giới thiệu vẻ đẹp của quê hương mình: Dòng sông Hoàng Long chảy giữa đôi bờ lúa xanh bát ngát. Núi Cờ, Núi Cả (thuộc xã Gia Thịnh) như tô điểm cho bức tranh đồng quê thêm sinh động . Dòng kênh Gà (kênh nước nóng chứa khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người) nổi danh cũng là nét độc đáo của vùng quê này.

Xuôi xuống phắa nam của tỉnh về với đồng đất Yên Mô chúng ta lại có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một miền quê vừa có vẻ đẹp thiên nhiên Ộbao la hữu tìnhỢ vừa có truyền thống văn học rất đáng trân trọng.

Phượng Trì phong cảnh dễ coi Chùa Hang, tượng Đá, Núi Voi thần tình Nhìn xem địa vật, địa linh

Phượng Trì văn học tiếng lành đồn xa Ai về đồng đất quê ta

Ngắm nhìn phong cảnh bao la hữu tình

[90;13]

Phượng Trì Ờ Côi Trì nay thuộc xã Yên Mỹ huyện Yên Mô - một địa danh vốn nổi tiếng với chùa Hang, tượng Đá, núi Voi. Được phù sa bồi lắng vùng quê Yên Mô rất trù phú, tốt tươi, ngoài hai vụ lúa trong năm người dân nơi đây còn trồng hoa màu, trồng dâu, nuôi tằm ươm tơ dệt lụa. Đây cũng là quê hương của Vũ Phạm Khải - một nhà sử học, một nhà thơ, nhà văn, một nhà chắnh trị có tài năng trên nhiều lĩnh vực. Ông mang tâm hồn và chắ hướng của một sĩ phu yêu nước. Ông đã làm quan trải qua ba triều Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức và luôn giữ trọn tấm lòng vì vua, vì nước. Yên Mô cũng còn là quê hương của nhà cách mạng Phạm Thận Duật (1825 Ờ 1885)ngườicó nhiều đóng góp trong cuộc chiến đấu chống Thực dân Pháp xâm lược, được người đời tôn vinh và ghi nhớ công

lao. Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp của quê hương Yên Mô nơi hội tụ của thiên nhiên tươi đẹp, truyền thống văn học, khoa bảng nức danh và những người con yêu nước.

Đến với vùng quê Yên Khánh Ờ một vùng quê thuần nông với màu xanh bát ngát của lúa, ngô và thấp thoáng dưới những dạng tre làng, những bóng cây cổ thụ những mái đình, mái chùa rêu phong cổ kắnh cùng với những lễ hội đầu xuân đậm chất dân gian.

Bầu trời, cảnh phật, non tiên, Ở làng Yên Vệ có chiền Vệ An; Chuông kêu rền rĩ đã vang,

Bước sang mồng Bốn thì làng tế Xuân; Xin Ngài phù hộ cho dân,

Trong làng già trẻ khang an, thọ trường; Ai ơi gắng sức, gắng công,

Đem lòng trung tắn mà trông việc đền; Ngày sau phúc lộc vững bền,

Con con, cháu cháu giữ nền thảo ngay

[21; 13]

Đã từ lâu đời người dân Yên Khánh đã xây dựng cho mình một đời sống văn hóa tâm linh rất phong phú. Ở làng nào, vùng nào của huyện cũng có chùa,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tục ngữ, ca dao địa danh ninh bình (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)