7. Đóng góp của luận văn
3.3. Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình thể hiện tinh thần lạc quan,
Có thể nói rằng cuộc sống của nhân Ninh Bình xưa còn gặp nhiều khó khăn vất vả, sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, năng xuất cây trồng thấp, lại bị áp bức bóc lột nặng nề nhưng không vì thế mà người dân Ninh Bình mất đi sự lạc quan, yêu đời. Với họ nụ cười hồn nhiên, dắ dỏm là niềm vui,
là động lực để họ vượt qua khó khăn xây dựng cuộc sống. Chúng ta hãy nghe lời tỏ tình của chàng trai Gia Viễn chứa đầy sự lạc quan.
Lấy anh thì sướng hơn vua
Anh đi đánh rậm được cua kềnh càng Mang về nấu nấu rang rang Ăn vào mát ruột rõ ràng hơn vua
[75; 425; 09]
Vùng quê đồng chiêm Gia Viễn, nơi ỘSáu tháng đi chân, sáu tháng đi tayỢ,
ỘSống ngâm da chết ngâm xươngỢ người dân chịu rất nhiều vất vả. Những ngày tháng tám nước ngập mênh mông họ chỉ biết ra đồng kiếm thêm con cua con cá đắp đổi qua ngày. Vất vả là vậy nhưng người dân nơi đây vẫn đùa vui tếu táo, tiếng cười mang đến sự lạc quan để họ quên đi cái thực tại vất vả của mình. Trong cách so sánh : Lấy anh th́ì sướng hơn vua, cũng hàm chứa một suy nghĩ rất đáng trân trọng đó là người dân nghèo cũng có niềm vui riêng, niềm vui đến từ sự thanh thản trong tâm hồn, đến từ những điều bình dị trong cuộc sống gia đình.
Cũng nói về lòng lạc quan trong cuộc sống, nhân dân huyện Yên Mô xưa thường nhắc lại bài ca dao.
Đầu thời đội đỉnh Núi Son
Chân thời đạp đất chon von Thần Phù Bao giờ mở hội Trà Tu
Mẹ con ta lại võng dù xênh xang
[48; 425; 12]
Mượn lời người mẹ nói với con: hiện tại mẹ con mình còn nhiều vất vả, đầu đội đỉnh núi Son, chân đạp đất Thần Phù, nhưng nhất định mẹ con mình sẽ sung sướng, an nhàn khi làng mở hội Trà Tu và được ngồi võng dù xênh xang. (Tương truyền thượng thư Ninh Tốn dấu tới 50 tấn vàng dưới thời Hậu Lê ở vùng núi Tam Điệp, địa danh núi Son, Thần Phù, Trà Tu đều nằm dọc dãy núi Tam Điệp - từ thành phố Tam Điệp tới cửa Thần Phù cổ nay là xã Yên Lâm, huyện Yên Mô).
Bài ca dao đã làm vơi đi bao mệt nhọc vất vả của người dân lao động, Bao giờ mở hội Trà Tu? Câu hỏi thể hiện niềm tin vào ngày mai tươi sáng, một tương lai tốt đẹp hơn đang chờ đợi họ ở phắa trước.
Niềm vui lạc quan còn là sức mạnh tinh thần giúp cho cho người dân tắch cực hơn trong lao động sản xuất.
Kim Sơn đồng ruộng bao la
Đường làng thẳng tắp, biển xa rộng dài. Nơi đây ruộng mật bờ xôi,
Lời ca đồng vọng sáng ngời Bắc Ờ Nam.
[69; 13]
Kim Sơn là huyện ven biển nằm ở cực nam của tỉnh Ninh Bình và miền Bắc, đây là một huyện thuần khiết đồng bằng, được thành lập bởi nhà doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ trong công cuộc khai hoang lấn biển cách đây 2 thế kỷ. Vùng đất được biết đến với vai trò trung tâm của xứ đạo Phát Diệm, nay là giáo phận Phát Diệm với mật độ dày đặc các nhà thờ công giáo. Người dân Kim Sơn vui vì đồng đất quê mình bao la, trù phú, ruộng mật bờ xôi. Lời ca đồng vọng thể hiện niềm vui trong lao động của người dân Kim Sơn trong công cuộc xây dựng đất nước.
Có thể nói rằng những câu tục ngữ, ca dao địa danh phản ánh tinh thần lạc quan của người dân chưa nhiều song cũng phần nào giúp chúng ta hiểu thêm về đời sống tinh thần phong phú của người dân Ninh Bình, đó là niềm vui trong lao động, niềm tin vào tương lai tốt đẹp đang ở phắa trước, là động lực để người dân quên đi thực tại vất vả hướng tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc đó cũng là tư tưởng tắch cực rất đáng trân trọng.
Tiểu kết chương 3
Có thể thấy rằng tục ngữ, ca dao dịa danh Ninh Bình về Kinh nghiệm sản xuất, tình yêu đôi lứa, quan hệ gia đình xã hội có số lượng khá phong phú. Về kinh nghiệm sản xuất của nhân dân Ninh Bình được thể hiện chủ yếu qua những
câu tục ngữ, còn tình cảm gia đình và quan hệ xã hội lại được chủ yếu thể hiện qua ca dao. Điều đó cũng dễ hiểu bởi tục ngữ thiên về tổng kết những kinh nghiệm trong sản xuất nên mang tắnh trắ tuệ cao.
Những câu tục ngữ địa danh Ninh Bình nói về kinh nghiệm sản xuất thường ngắn gọn, có vần điệu, dễ thuộc và dễ nhớ, chủ yếu phản ánh kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là kỹ thuật thâm canh cây lúa nước và các mối quan hệ gia đình, xã hội của làng quê Ninh Bình thuở xa xưa.
Những bài ca dao địa danh Ninh Bình nói về quan hệ xã hội có số lượng lớn, đó là những câu ca dao nói về tình yêu đôi lứa, tình chồng nghĩa vợ vừa ngọt ngào đằm thắm, vừa mộc mạc chân thành. Tình cảm lứa đôi dung dị như nhánh lúa, nhành khoai, tình cảm ấy gắn liền với cuộc sống lao động sản xuất, hòa quyện với thiên nhiên, đất trời của Ninh Bình. Do vậy, mỗi lời ca dao địa danh Ninh Bình như mỗi lời tỏ tình, mỗi lời thương yêu của người dân nơi đây và đều hướng về một cuộc sống hạnh phúc tốt đẹp hơn. Tuy nhiên cũng có một số bài ca dao còn mang những dự cảm, trăn trở về sự thay lòng đổi dạ trong tình yêu. Tất cả tạo nên những cung bậc cảm xúc, một bức tranh đa màu sắc trong đời sống tình cảm của người dân Ninh Bình. Một số bài ca dao ca ngợi tình bằng hữu của người dân ở một số địa phương và không ắt những bài ca dao thể hiện mối quan hệ làng xã còn mang tắnh địa phương, cục bộ, tuy nhiên mức độ không gay gắt, nhiều bài chỉ đơn thuần làm nổi bật những nét độc đáo ở địa phương mình.
Ngoài ra ca dao địa danh Ninh Bình còn là vũ khắ sắc bén trong cuộc đấu tranh với những thói hư, tật xấu cũng như những bất công ngang trái trong xã hội đó là một lũ quan lại sâu mọt bòn rút, đục khoét nhân dân, đẩy người dân vào một cuộc sống tăm tối, đói khát. Những bài ca dao về nội dung này thường chỉ rõ nỗi thống khổ của nhân dân và những nguyên nhân đẩy người dân đến nỗi thống khổ đó.
Tình cảm con người vốn có những cung bậc cảm xúc khác nhau, trong một mối quan hệ nhiều chiều, có những yêu thương nồng hậu lại có những dự cảm lo lắng. Có tình bằng hữu đậm sâu nhưng lại có lúc Ộcục bộỢ cạnh tranh địa phương.
Tục ngữ, ca dao địa danh đã giúp cho chúng ta nhận thức sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn người dân Ninh Bình cũng như những góc ẩn khuất cần nhìn nhận thấu đáo hơn.
KẾT LUẬN
1. Thực hiện đề tài ỘTục ngữ, ca dao về địa danh Ninh BìnhỢ, luận văn bước đầu khái quát về diện mạo văn học dân gian Ninh Bình nói chung, tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình nói riêng. Văn học dân gian Ninh Bình khá đa dạng, phong phú cả về đề tài và số lượng, nhưng phong phú và đa dạng hơn cả là thần thoại, truyền thuyết, cổ tắch và tục ngữ, ca dao. Hầu hết tục ngữ, ca dao đều nhắc tới các địa danh của tỉnh Ninh Bình. Điều đó cho thấy nét riêng của tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình mà mỗi chúng ta khi tìm hiểu, nghiên cứu về văn học dân gian Ninh Bình không thể bỏ qua.
2. Về tục ngữ, ca dao Ninh Bình nói chung, tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình nói riêng đều mang đậm nét về một vùng non nước hữu tình, nơi phát tắch các vương triều phong kiến tập quyền đầu tiên của đất nước ta. Mỗi tên làng, tên xã, mỗi ngọn núi, dòng sông đi vào tục ngữ, ca dao địa danh đều vô cùng quen thuộc, gần gũi và đậm nét cảm quan của người dân Ninh Bình. Đó là tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào về văn hóa, sản vật của địa phương cũng như kinh nghiệm của người dân trong sản xuất, sinh hoạt và quan hệ xã hội. Qua lý giải tên gọi các
địa danh, tác giả dân gian đã thể hiện vẻ đẹp nội tâm, những xúc cảm nhiều chiều cùng những nhận xét đánh giá tinh tế, xác thực về con người và sự vật của Ninh Bình.
3. Luận văn trên cơ sở tiếp thu những kết quả sưu tầm, nghiên cứu của những người đi trước, đồng thời sưu tập bổ sung và hệ thống hoá số lượng những câu tục ngữ, ca dao về địa danh Ninh Bình. Từ đó phân loại, tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật, trong đó chú trọng tìm hiểu, lý giải tên gọi, ý nghĩa các địa danh chứa đựng trong mỗi câu tục ngữ, ca dao địa danh đó.
4. Luận văn đã phân tắch, tìm hiểu nội dung phản ánh của tục ngữ, ca dao về địa danh Ninh Bình thông qua những nhóm chủ đề chắnh. Đồng thời luận vãn chỉ ra giá trị, ý nghĩa cũng như khẳng định dấu ấn văn hóa địa phương đã tạo nên nét đặc trưng riêng của bộ phận tục ngữ, ca dao này. Việc phân chia nhóm chủ đề giúp chúng ta có được cái nhìn khái quát, định hướng tiếp nhận tục ngữ, ca dao địa danh. Luận văn cũng tiến hành chỉ ra một vài đặc điểm, một số biện pháp nghệ thuật thể hiện của tục ngữ, ca dao về địa danh Ninh Bình, qua đó thấy được nếp cảm, nếp nghĩ và truyền thống sáng tạo của người dân nơi đây trong việc sản sinh ra những tác phẩm văn học dân gian.
5. Qua kết quả nghiên cứu của luận văn, người viết hướng tới việc đề xuất cách tiếp cận và giảng dạy tục ngữ, ca dao Ninh Bình trong chương trình Ngữ văn địa phương. Đó là, trên cơ sở nắm vững thi pháp tục ngữ, ca dao nói chung, việc tìm hiểu địa danh được đề cập trong mỗi câu tục ngữ, ca dao bao gồm cả về nguồn gốc và ý nghĩa tên gọi, cách nói, cách sử dụng từ ngữ, phương tiện biểu đạt, Ầ sẽ giúp ta thấy được nếp cảm nghĩ riêng, cũng như thấy được vẻ đẹp và giá trị tiềm ẩn sâu xa chứa đựng trong mỗi câu tục ngữ, ca dao mà người dân Ninh Bình đã lưu giữ lâu nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Danh Án, Ngô Hạo Phu, Trần Doãn Giác, (soạn vào năm 1788 - 1789 đến nửa thế kỷ XIX), ỘNam phong giải tràoỢ.
2. Nguyễn Nhu An (số 12/1993), ỘMột số đặc điểm nhân cách con người Việt Nam qua ca dao, tục ngữỢ, Tạp chắ nghiên cứu giáo dục.
3. Trần Thị An (2000), ỘTổng hợp văn học dân gian các dân tộc thiểu sốViệt NamỢ, Nhà xuất bản khoa học xã hội - Hà Nội
4. Phạm Thị Kim Anh (số 1/2006), ỘNhững triết lý giáo dục truyền thốngqua tục ngữ, ca daoỢ, Tạp chắ dạy học và ngày nay.
5. Huỳnh Tịnh Của (1897), ỘTục ngữ, cổ ngữ gia ngônỢ.
6. Nguyễn Văn Chiểu (1936), ỘPhong giao, ca dao, phương ngôn, tục ngữỢ.
7. Nguyễn Nghĩa Dân (2001), ỘCa dao Việt Nam 1945 Ờ 1975Ợ. Nhà xuất bản Giáo dục.
8. Hàn Thái Dương (1920), ỘTục ngữ và cách ngônỢ.
9. Chu Xuân Diên (1997), ỘVấn đề nghiên cứu văn học dân gian hiện đạiỢ,
10. Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri (1995), ỘTục ngữ Việt NamỢ, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
11. Hà Đan (2006), ỘTừ chữ ỘnghĩaỢ trong ca dao tìm hiểu về một nét ứng xử trong truyền thống văn hóa người ViệtỢ, Tạp chắ ngôn ngữ số 12.
12. Phan Thị Đào (1999), Ộ Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt NamỢ. Nhà xuất bản Thuận Hóa.
13. Anh Đào, ỘMột số thành ngữ, tục ngữ, ca dao về lời ăn tiếng nóiỢ, Tạp chắ ngôn ngữ số 2.
14. `Hoàng Minh Đạo (2006), ỘTiếp cận tục ngữ từ góc độ văn hóa họcỢ, Tạp chắ văn hóa dân gian Ờ Hà Nội.
15. Nguyễn Thái Hòa (1997), ỘTục ngữ Việt Nam cấu trúc và thi phápỢ. Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
16. Nguyễn Thị Bắch Hà (?), ỘGiáo trình văn học dân gian Việt NamỢ, Trang 16. 17. Nguyễn Việt Hương (1999), ỘTình hình sưu tầm, biên soạn, và nghiêncứu tục
ngữ Việt Nam từ 1975 đến nayỢ, Tạp chắ Văn hóa dân gian Ờ Hà Nội.
18. Vũ Thị Thu Hương (2007), ỘCa dao Việt Nam Ờ những lời bình Ờ tuyển chọnỢ, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.
19. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2002), ỘVăn học dân gian Việt NamỢ, Nhà xuất bản Giáo dục.
20. Nguyễn Xuân Kắnh (chủ biên), Phạm Đăng Nhật (1995), ỘKho tàng cadao người ViệtỢ, Nhà xuất bản văn hóa thông tin.
21. Nguyễn Xuân Kắnh (2006),ỘThi pháp ca daoỢ. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
22. Nguyễn Xuân Kắnh (2002), ỘTổng tập văn học dân gian người Việt Ờ tập 1Ợ, Nhà xuất bản khoa học xã hội Ờ Hà Nội.
23. Lê Như Kỳ (1999), ỘLàm thế nào để nhận biết được sự khác nhau giữa ca dao và tục ngữỢ, Tạp chắ văn nghệ dân gian Phú Thọ.
24. Đỗ Thị Tuyết Lan (2007), ỘKhông gian nghệ thuật trong ca dao hiện đạiỢ, Luận văn Thạc sỹ, Đại học sư phạm Thái Nguyên.
25. Mã Giang Lân (1995), ỘTục ngữ ca dao Việt NamỢ, Nhà xuất bản Giáo dục. 26. Phan Ngọc Liên (1992), ỘCách ngôn tục ngữ và đạo đứcỢ, Nhà xuất bản
Giáo dục.
27. Nguyễn Hữu Long (4/1997), ỘĐi tìm bức tranh tâm lý trong trong khotàng tục ngữ Việt NamỢ, Tạp chắ nghiên cứu giáo dục.
28. Phạm Việt Long, ỘTục ngữ, ca dao và việc phản ánh phong tục tập quán của người Việt trong quan hệ gia đìnhỢ, Nhà xuất bản văn hóa thông tin. 29. Nguyễn Xuân Lạc (1996), ỘQuan điểm tiếp cận và phương pháp dạy học
ca dao ở Phổ thông trung họcỢ, Luận án PTS KH sư phạm Ờ tâm lý. 30. Vũ Như Lâm và Nguyễn Đa Gia (1933), Ộ An Nam tục ngữỢ.
31. Nguyễn Văn Mại (1914), ỘViệt Nam phongsửỢ
32. Nguyễn Can Mộng (1941), ỘNgạn ngữphong daoỢ.
33. Nguyễn Văn Ngọc (1928), ỘTục ngữ phong daoỢ Nhà xuất bản Vĩnh Hưng Long.
34. Triều Nguyên (2003), ỘTiếp cận ca dao bằng phương thức xâu chuỗi theo mô hình cấu trúcỢ Nhà xuất bản Thuận Hóa.
35. Triều Nguyên (2006), ỘKhảo luận về tục ngữ người ViệtỢ, Nhà xuất bản giáo dục thành phố Hồ Chắ Minh.
36. Bùi Mạnh Nhị (1997), ỘCông thức truyền thống và những đắc trưng cấu trúc của ca daio dân ca trữ tìnhỢ, Tạp chắ văn học.
37. Vũ Ngọc Phan (1968), ỘPhát huy nghệ thuật truyền thống của ca dao xưa trong những sáng tác ca dao mớiỢ, Tạp chắ văn học.
38. Vũ Ngọc Phan (1978) ỘTục ngữ, ca dao, dân ca Việt NamỢ, (Xuất bản lần đầu năm 1955 đến nay đã tái bản nhiều lần)
39. Vũ Đức Phúc (1970), ỘQui luật phát triển của văn học dân gian cũ và văn học truyền miệng hiện đại từ sau cách mạng tháng TámỢ, Tạp chắ văn học.
40. Lê Trường Phát (2000), ỘThi pháp văn học dân gianỢ, Nhà xuất bản Giáo dục. 41. Nguyễn Hằng Phương (2009), ỘSự chuyển đổi thi pháp từ ca dao cổtruyền
42. Lê Chắ Quế (chủ biên), Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ (2001), ỘVăn học dân gian Việt NamỢ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
43. Hoàng Tiến Tựu (1990), ỘVăn học dân gian Việt Nam Ờ tập 2Ợ , Nhà xuất bản Giáo dục.
44. Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Xuân Lạc (1993), ỘGiảng văn văn học dân gian Việt NamỢ, Nhà xuất bản giáo dục.
45. Trần Ngọc Thêm (1997), ỘCơ sở văn hóa Việt NamỢ, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chắ Minh.
46. Trần Thị Thu Trang (2005), ỘĐặc điểm lối miêu tả diện mạo con người trong ca dao người ViệtỢ, Luận văn Thạc sỹ.
47. Đỗ Bình Trị (1991), ỘVăn học dân gian Ờ tập 1Ợ, Nhà xuất bản giáo dục. 48. Trần Quốc Vượng, Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Chắ Bền, Lâm Mỹ Dung, Trần
Thúy Anh (2006), ỘCơ sở văn hóa Việt NamỢ, Nhà xuất bản giáo dục. 49. Phạm Thu Yến (chủ biên), Nguyễn Bắch Hà, Lê Trường Phát( 2002), ỘVăn
học dân gian Việt NamỢ, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.