Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình về người Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tục ngữ, ca dao địa danh ninh bình (Trang 37 - 45)

7. Đóng góp của luận văn

2.2. Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình về người Ninh Bình

2.2.1. Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình về các nhân vật lịch sử của nhà

nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Lê

Ninh Bình, vùng đất chứa đựng biết bao sự tắch huyền thoại và chứng tắch lịch sử. Qua thần tắch và thần phả các đình chùa miếu mạo, các đền thờ còn lưu lại, kết hợp với các sử liệu từ thời dựng nước, người và đất Ninh Bình đã gắn liền với nhiều sự tắch truyền thuyết và huyền thoại. Đó là một vùng đất cổ, có con người cư trú từ rất sớm. Tục ngữ, ca dao Ninh Bình ghi đậm dấu về nơi phát tắch hai triều đại phong kiến Việt Nam đó là nhà Đinh, tiền Lê và khởi nghiệp của nhà Lý cũng như những người con kiệt xuất của dân tộc: Quốc sư Nguyễn Minh Không, Thái sư nhà Lý Tô Hiến ThànhẦKhảo sát tục ngữ địa danh Ninh Bình chúng tôi nhận thấy có 9/125 câu tục ngữ, 2/204 câu ca dao thể hiện lòng tự hào của người dân Ninh Bình về các vị thánh, các bậc đế vương, những người con ưu tú của quê hương. Người dân Ninh Bình nhất là nhân dân huyện Gia Viễn thường nhắc nhau: ỘĐại hữu sinh vương, Điềm Dương (Giang) sinh thánhỢ[32; 418; 12] Đại Hữu nay thuộc xã Gia Phương huyện Gia Viễn là quê hương vua Đinh Tiên Hoàng, còn Điềm Dương (Điềm Giang) nay thuộc xã Gia Thắng là quê hương của Nguyễn Minh Không, vị Quốc Sư thời Lý. Câu phương ngôn thể hiện sâu sắc niềm tự hào của nhân dân về một vùng đất Ộđịa linh nhân kiệtỢ. Câu tục ngữ có hai vế cân đối nhau, bổ xung cho nhau làm nổi bật lên hai vùng quê Gia Viễn nơi có Đế Vương, nơi có Quốc Thánh. Có lẽ trong tình cảm của người dân Ninh Bình nghĩ về nguồn cội, nghĩ về quá khứ là chúng ta tưởng nhớ Vua Đinh Ờ người có công dẹp loạn 12 xứ quân, thống nhất giang sơn gấm vóc, khơi mở nền phong kiến tập quyền đầu tiên của đất nước ta.

Cũng với chủ đề trên người dân nơi đây còn có câu: ỘNhất đại vi Vương, vạn đại vị Man phương Tù trưởngỢ[79; 418; 12] (Một đời làm vua, vạn đời làm Tù trưởng người Man/Mường), vị vua mà người dân nhắc đến trong câu tục ngữ

trên là vua Đinh Tiên Hoàng, cũng là nhắc tới dòng họ Đinh Ờ Dòng họ lớn (trong bốn dòng họ lớn là Đinh, Quách, Bạch, Hoàng/Hà) và có thế lực nhất của người Mường (dân tộc Mường định cư nhiều ở vùng Nho Quan Ờ Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa). Như vậy vua Đinh, dòng họ Đinh một đời làm vua và đời đời làm Tù trưởng trong cộng đồng người Mường. Cách nói đối lập một đời > < vạn đời, cách nói so sánh làm vua với làm Tù trưởng như khẳng định vị thế của vua Đinh cũng như dòng họ Đinh trong cộng đồng người Mường.

Nói tới sự nghiệp thống nhất đất nước của vua Đinh không thể nói tới tổng Trường Yên và Làng Sọng:

Yên Khánh: Trường Yên Thiên Quang: Làng Sọng

[124; 419; 12]

Câu phương ngôn này như một tổng hợp lại sự nghiệp thống nhất đất nước của Vua Đinh Tiên Hoàng. Làng Sọng (nơi đây xưa kia có nhiều cây sọng) xưa thuộc huyện Phụng Hóa, phủ Thiên Quan, năm 1862 đổi thành phủ Nho Quan, nay là huyện Nho Quan. Đây là địa danh gắn liền với thời kỳ đầu của nghĩa quân Hoa Lư do Đinh Bộ Lĩnh làm chủ soái. Tổng Trường Yên, trước thuộc huyện Gia Viễn, năm 1906, thành lập huyện Gia Khánh, Trường Yên thuộc huyện Gia Khánh, nay là huyện Hoa Lư Ờ nơi vua Đinh chọn đặt làm kinh đô nước Đại Cồ Việt. Như vậy Làng Sọng là nơi khởi đầu cho sự nghiệp thống nhất đất nước và Trường Yên là địa danh kết thúc thắng lợi của nghĩa quân Hoa Lư. Bốn địa danh được nhắc tới trong phương ngôn trên đều nhắc nhớ về vua Đinh Tiên Hoàng, nghĩa quân Hoa Lư và sứ mệnh dẹp loạn 12 xứ quân, lập nên nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên của nước ta.

Phương ngôn Ninh Bình còn ghi lai việc thờ tự vua Đinh Tiên Hoàng ở hai địa phương là Đại Hữu và Đào Ao qua câu: ỘĐại Hữu làm sao, Đào Ao làm vậyỢ

[33; 419; 12], Đại Hữu (Đại Hoàng) là quê hương của vua Đinh còn Đào Ao (Đào Áo/Đào Úc) xưa thuộc tổng Uy Viễn, tức vùng Uy Tế, ngày ngay gồm các xã Liên Sơn, Gia Phú, Gia Hưng huyện Gia Viễn là nơi Đinh Bộ Lĩnh khi xưa được

bầu làm Trưởng, cả hai địa danh trên đều thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch khi Đại Hữu mở hội, tế lễ thì ở Đào Ao cũng làm như vậy. Rõ ràng trong tâm thức của nhân dân, mỗi địa danh gắn liền với vua Đinh đều trở nên liêng liêng và gần gũi. Câu phương ngôn không phải nói về sự bắt chước của Đào Ao với Đại Hữu mà sự tôn kắnh cùng hướng về vua Đinh của hai địa phương này.

Cũng về việc thờ tự vua Đinh Người dân Ninh Bình còn lưu truyền câu tục ngữ: ỘĐền Đinh thượng miếu, đền Lê hạ từỢ [38; 410; 12], hai địa danh được nhắc tới trong câu tục ngữ này là làng Yên Thượng (đền thờ vua Đinh), làng Yên Hạ (đền thờ vua Lê) nay thuộc xã Trường Yên huyện Hoa Lư, với việc dùng từ thượng (trên) đối lập với từ hạ (dưới) tác giả dân gian như khảng định vị thế của vua Đinh hơn vị thế vua Lê, bởi trong dân gian vẫn coi vua Lê là bầy tôi của vua Đinh. Trên thực tế đền vua Đinh cũng được xây cất cao hơn đền vua Lê. Không chỉ nói tới hai ngôi đền thờ hai vị vua mà nhân ta còn nói lên những quan điểm, cảm xúc có phần phức tạp của mìnhẦ

Tưởng nhở công lao của vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại hành hàng năm nhân ta thường mở hội với nhiều hoạt động tế lễ mang đậm nét văn hoá tâm linh của nhân nơi đây.

Ai là con cháu Rồng Tiên

Tháng Hai mở hội Trường Yên thì về Về thăm đô cũ Đinh - Lê

Non xanh nước biếc bốn bề như tranh

[01; 424;12]

Xưa kia nhân dân thường mở hội Trường Yên vào mùa xuân, có thể là ngày sinh của Đinh Bộ Lĩnh (15/2 âm lịch), hoặc đầu tháng 3 bắt đầu từ 6/3 đến 10/3 âm lịch (Tương truyền, ngày 10/3 là ngày Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, ngày 8/3 là ngày mất của vua Lê Đại Hành), Lễ hội Hoa Lư đã được xếp hạng là di sản văn hóa cấp quốc gia và đang được đề nghị nâng tầm tổ chức lễ hội theo nghi thức cấp nhà nước. Lễ hội Hoa Lư là lễ hội đã có lịch sử lâu đời, phản ánh đậm nét,

sinh động về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của đức vua Đinh Tiên Hoàng và lịch sử Việt Nam qua ba triều đại Đinh, Lê, Lý. Lễ hội Hoa Lư xưa được các vương triều phong kiến tổ chức trang trọng ở cấp Nhà nước. Hiện nay, lễ hội Hoa Lư vẫn là lễ hội có tầm ảnh hưởng lớn. Với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ như thi hát chèo, thi Người đẹp Cố Đô, lễ rước nước từ sông Hoàng Long, tế lễ tại hai đền thờ vua Đinh và vua Lê, chơi cờ người, kéo chữẦLễ hội đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và là một sản phẩm du lịch độc đáo của một vùng non nước Ninh Bình.

Ninh Bình không chỉ là nơi phát tắch của hai vương triều Đinh và tiền Lê, mảnh đất này còn là quê hương của những bậc thánh nhân. Về vùng đất sinh thánh tục ngữ có câu: ỘĐiềm Giang Thánh Cả, Điềm Xá Thánh NhịỢ [41; 419; 12], để nói về hai vùng đất liền kế nhau sinh ra hai người con kiệt xuất đó là Nguyễn Minh Không và Tô Hiến Thành. Điềm Giang là quê của Quốc sư Nguyễn Minh Không, dân gian gọi là Đức Thánh Cả, còn Điềm xá là quê của Thái sư Tô Hiến Thành mà dân gian quen gọi là Đức Thánh Nhị. Câu tục ngữ: ỘĐiềm Giang Thánh Cả, Điềm Xá Thánh NhịỢ như nhắc nhở cháu con về công đức của hai vị thánh. Ngoài ngôi đền thờ đức Thánh Nhị ở Điềm Xá, Thái sư Tô hiến Thành còn được thờ ở rất nhiều ngôi đình nhý: tại các di tắch đền Thánh Tô, đình Trùng Hạ, đình Vân Thị, đình Trùng Thượng thuộc huyện Gia Viễn. Tuy nhiên hai ngôi đến được nhắc tới trong câu tục ngữ vừa thể hiện sự tri ân của con cháu với các bậc tiền nhân lại vừa gợi cho chúng ta tới một câu chuyện trong quá khứ đó là sinh thời thân phụ và thân mẫu của Tô Hiến Thành về đền đức Thánh Nguyễn cầu tự sau đó sinh ra Tô Hiến Thành. Hai ngôi đền thờ hai vị thánh của quê hương như là một sự nối tiếp giữa các thế hệ những con người tài, đức trên mảnh đất ỘĐịa linh nhân kiệtỢ này.

Như vậy có thể thấy rằng khi nhắc tới các nhân vật lịch sử tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình đã tập trung làm nổi bật công lao của các bậc Đế Vương, các bậc Quốc Thánh, cũng như lòng biết ơn của nhân dân ta đối với các bậc tiền nhân

Ờ những người con của quê hương đã khơi mở nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên trên đất nước ta.

2.2.1. Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình vềnét đẹp conngười các dòng họ,

các nhân vật văn hóa tiêu biểu của Ninh Bình

Để xứng đáng với cha ông trên mảnh đất Cố Đô nghìn năm văn hiến, nhân Ninh Bình đã phát huy truyền thống, tạo dựng và gìn giữ một phong cách sống giản dị, thanh cao :

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

[25; 425;12] Từ thế kỷ IX, thời thuộc Đường vùng đất Ninh Bình đã có tên châu Trường Yên đọc là Tràng An (phiên âm của người dịch). Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La - Thăng Long, đổi Hoa Lư thành phủ Tràng An. Không biết từ bao giờ hoa nhài là một loài hoa giản dị, mộc mạc, với sắc trắng ngần. Nó không lộng lẫy kiêu sa như hoa hồng, và cũng không rực rỡ như hoa phong lan. Nhưng sắc trắng của hoa vừa gợi lên sự tinh khiết, thanh cao vừa gợi sự kắn đáo, dịu dàng của hương thơm, thoang thoảng, nhưng lâu bền. Còn nói về lối sống người Tràng An thì rất tao nhã, thanh cao, cử chỉ rất văn minh, lịch sự. So ánh vẻ đẹp của hoa nhài với phong cách sống thanh lịch của người Tràng An giúp chúng ta thấy được nét riêng trong lối sống đã trở thành bản sắc; dù có đi xuôi về ngược, vào Nam ra Bắc, bản sắc đó cũng không thay đổi. Dù ở đâu nguời ta vẫn có thể nhận ra người dân Cố Đô, cũng như người ta nhận ra hương nhài giữa Ộrừng hươngỢ, ở đất kinh kì này, phụ nữ thì trang phục thanh nhã, dáng đi nhẹ nhàng, ăn nói dịu dàng, lời lẽ giản dị mà lịch sự, nổi tiếng cả nước về vẻ xinh tươi, đoan trang dịu hiền mà vẫn lanh lợi tinh anh. Người đàn ông thì thông minh, nhạy bén trong giao tiếp lịch sự với những người khác giới và cũng có một sự ưa nhìn không kém.

Cùng với cách nói so sánh như trên, ca dao Ninh Bình còn có câu:

Chẳng ngon cũng thể là cơm gạo mùa

[26; 13] Hay:

Ai về Quy Hậu quê tôi,

Bát cơm thì trắng, bát rươi thì đầy; Con gái má đỏ hây hây,

Ruộng đồng cũng giỏi, dệt may cũng tài

[09;13] Con gái vùng quê Kim Sơn là những người con gái rất xinh đẹp, đó như một lẽ tự nhiên vậy. Con gái Kim Sơn được sống trong không khắ trong lành của vùng đồng bằng ven biển, nắng gió biển khơi, cộng với việc chăm chỉ cấy cày, giỏi trồng cói dệt chiếu , làm muối nên họ có vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng của những con người lao động. Gạo mùa (được gieo trồng từ tháng 5,6 thu hoạch tháng 9,10) là thứ gạo làm ra từ lúa vụ mùa, có thời gian sinh trưởng dài ngày, tuy năng xuất không cao nhưng chất lượng lại rất dẻo và thơm ngon. Cơm gạo mùa ngon, con gái Kim Sơn thì xinh đẹp đó như là một lẽ tự nhiên vậy.

Nói đến vẻ đẹp của con người Ninh Bình, tục ngữ, ca dao địa danh còn nói tới vẻ đẹp tâm hồn của những người con gái, siêng năng, đảm đang, tháo vát vì chồng vì con.

Hỡi cô kéo vó bên đồng Cô đi lấy chồng vó lại để không Lấy chồng em vẫn vó vồng

Được tôm được tép nuôi chồng nuôi con

[71; 426; 09]

Người con được nói tới trong bài ca dao trên ở vùng quê Gia Viễn, Ninh Bình đó là những cô gái vừa đảm đang, tháo vát vừa giầu tình yêu thương chồng, con. Lời đối đáp của cô vừa thể hiện tài Ộứng khẩuỢ nhưng cũng thể hiện được bản tắnh hay lam hay làm của những phụ nữ nơi vùng đồng chiêm trũng.

Đến với mọi miền quê Ninh Bình nét đẹp thanh lịch, dịu dàng còn được thể hiện rõ hơn ở những chàng trai, cô gái không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết, họ có thể là những chàng trai, cô gái đất kinh kỳ Hoa Lư nhưng cũng có thể là những chàng trai, cô gái nơi thôn quê, song tất cả đã tạo nên một phong cách sống lịch lãm đầy bản sắc. Tục ngữ Ninh Bình có câu: ỘTrai Trung Trữ, nữ Trường YênỢ[104; 422; 12],ỘCon gái La Mai, bánh gai Cam Giá ỖỖ[28;13], ỘBánh giầy nếp cái, con gái họ NgôỢ[04; 422; 12], là để minh chứng cho nét duyên dáng, đáng yêu của những con người nơi đây. Con trai làng Trung Trữ (nay tuộc xã Ninh Giang huyện Hoa Lư) có tiếng đẹp trai, giỏi giang. Con gái Trường Yên (nay là xã Trường Yên huyện Hoa Lư) nổi tiếng xinh đẹp, giỏi giang khéo léo.

Con gái làng La Mai (nay thuộc xã Ninh Giang huyện Hoa Lư) có tiếng là xinh đẹp nết na. Bánh gai làng Cam Giá (nay thuộc phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình) nổi tiếng thơm ngon. Bánh dày nếp cái thì dẻo ngon, con gái họ Ngô theo quan niệm dân gian thì xinh đẹp, nết na, chiều chồng. (họ Ngô dòng họ lớn ở Yên Mô, và Hoa Lư Ninh Bình)

Không chỉ nổi bật với vẻ thanh lịch, dịu dàng, người dân Ninh Bình còn toát lên vẻ đẹp của trắ tuệ, bởi nơi đây còn là một miền có nhiều người học hành giỏi giang đỗ đạt, làm quan to, nhân dân Ninh Bình còn lưu truyền mãi câu tục ngữ: ỘSinh đồ họ Tống, hương cống họ BùiỢ[97; 31; 14], như một niềm tự hào về truyền thống hiếu học của con người nơi đây. Từ thời hậu Lê ở làng La Mai, nay thuộc xã Ninh giang huyện Hoa Lư có nhiều người học hành đỗ đạt, dòng họ Tống có nhiều người đỗ Sinh đồ (tức Tú tài thời Nguyễn), dòng họ Bùi có nhiều người đỗ Hương cống (tức Cử nhân thời Nguyễn). Như vậy ở trong một làng mà có tới hai dòng họ đỗ đạt, thành danh. Câu tục ngữ như một lời nhắc nhở con cháu noi gương các bậc tiền nhân, phát huy truyền thống dòng họ học hành chăm chỉ, góp phần làm rạng danh quê hương, dòng tộc.

Nối tiếp dòng họ Tống, dòng họ Bùi ở làng La mai, làng Địch Lộng thuộc xã Gia Thanh huyện Gia Viễn cũng là nơi có truyền thống hiếu học, tục ngữ có câu: ỘĐịch Lộng Tiến sĩ, Đoan Vĩ Quận côngỢ[40; 420; 12], là khẳng định Địch

Lộng nay thuộc xã Gia Thanh huyện Gia Viễn có nhiều người đỗ Tiến Sĩ, Đoan Vĩ nay thuộc xã Thanh Hải huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam nơi có nhiều người làm tới chức Quận Công. Cách nói so sánh, vắ von hai làng của hai tỉnh giáp nhau như thượng tôn tinh thần thượng văn, thượng võ của hai địa phương này.

Một nét đẹp văn hóa khác mà nhân dân vùng Yên Khánh còn lưu truyền cho đến ngày nay đó là truyền thống văn sách của người dân tổng Bồng Hải xưa:

ỘVăn Bồng Hải, Phú Bái Dương, Kinh nghĩa Tử ÔỢ[125; 109; 01]. Ngày xưa văn sách, thơ phú, kinh nghĩa là ba thể văn dùng trong nhà trường, các sĩ tử phải vượt qua các bài thi này mới được trúng cách trong các kỳ thi. Trong các quyển thi được chép lại để các nho sinh tham khảo thấy nổi bật các bài văn sách của người Bồng Hải (tổng Bồng Hải thuộc huyện Yên Khánh ngày nay), kinh nghĩa của người Tử Ô (Thanh Biện Ờ Hải Dương) và thơ phú của quan nghè Bái Dương (Nam Định). Văn sách là loại văn có yêu cầu cao hơn. Người làm bài văn sách phải có kiến thức sâu rộng. Câu tục ngữ: ỘVăn Bồng Hải, Phú Bái Dương, Kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tục ngữ, ca dao địa danh ninh bình (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)