7. Đóng góp của luận văn
2.3. Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình giới thiệu sản vật, nghề nghiệp
nhiều ruộng cấy, trâu cày, nhiều người có công giúp dân, giúp nước.
Qua những câu phương ngôn trên tác giả dân gian Ninh Bình không chỉ làm nổi bật sự linh thiêng của một vùng đất ỘĐịa linh nhân kiệtỢ mà còn gợi mở cho chúng ta về vẻ đẹp trong sáng, thanh lịch, dịu dàng của người dân đất Cố Đô.
2.3. Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình giới thiệu sản vật, nghề nghiệp và phong tục. phong tục.
2.3.1. Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình giới thiệu về sản vật quê hương
Ninh Bình là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi có đủ 3 miền địa hình: vùng ven biển, đồng bằng và rừng núi chắnh vì thế sản vật Ninh Bình rất phong phú và đi liền với nghệ thuật ẩm thực của người dân Ninh Bình.
Tái dê chấm với tương gừng, Rượu tiết cạn chén xin đừng quê nhau
[95;13]
Có thể nói món Ộtái dê, rượu tiếtỢ là sản vật nổi tiếng của Ninh Bình. Do được chăn thả trên núi, chạy nhảy nhiều, thịt dê ở đây săn chắc, ắt mỡ và có vị thơm ngon hơn dê nuôi ở các vùng khác. Trong các món ấy, dê tái chanh được xếp đầu bảng. Công thức chế biến thịt dê tái chanh không quá khó, nhưng phải đủ vị, đúng kiểu mới ngon. Trước hết, thịt dê được hấp lá sả đến khi chắn tái, lấy ra thái mỏng. Sả thái nhỏ, nước chanh, bột ngọt, lá chanh, gừng, ớt tươi thái nhỏ, vừng rang giã dập rồi trộn đều tất cả với thịt đã thái thành dê tái chanh. Ăn kèm với tái dê thường có chuối xanh thái lát, khế chua, lá mơ, rau thơm, sả... Và một thứ không thể thiếu đó là nước tương để chấm, muốn nước tương ngon thì cho thêm gừng và ắt đường vào. Thông thường tái dê được gói trong lá sung để tạo vị bùi, vì vậy, món ăn này vừa có vị bùi, vị chát, vừa thơm ngọt.Người ta cũng cho rằng chỉ có tương bần Hưng Yên mới ỘxứngỢ với tái dê Ninh Bình. Quả đúng thế,
khi chấm với tương bần Hưng Yên chúng ta sẽ cảm nhận được hết độ ngon của món ăn này. Lời dặn dò của nhân vật trữ tình trong bài ca dao ỘRượu tiết cạn chén xin đừng quên nhauỢ như khẳng định về một đặc sản nổi tiếng trên vùng đất Cố đô.
Cùng với món tái dê Ờ sản vật nổi tiếng còn có đặc sản nem chua Yên Mạc cũng được nhiều nơi biết đến với những hương vị rất riêng.
- Yên Mạc có món nem chua
Thơm ngon nổi tiếng đến vua cũng thèm - Yên Mạc đặc sản nem chua
Tiệc tùng đình đám thường mua về dùng
[109;28;14] Yên Mạc là một xã miền núi nằm ở phắa nam huyện Yên Mô, Ninh Bình. Địa phương này được biết tới bởi món nem chua nổi tiếng. Đầu tiên phải chọn nguyên liệu làm nem chua, đó là những miếng thịt ngon nhất ở phần đùi, mông, hoặc ở phần trên dọc theo sống lưng cho phần thịt thăn ngon nhất. Với loại thịt này khi làm sẽ cho ra những chiếc nem chua có độ tơi, khô, dẻo thơm độc đáo. Sau khi chọn được thịt nạc vừa ý, người dân ở đây thái mỏng thớ ngang rồi cho vào cối giã nhuyễn. Đặc biệt, trong nem sẽ được trộn một ắt sợi bì lợn ở một tỉ lệ thắch hợp nhất, những sợi bì này được thái mỏng tạo nên độ kết dắnh với thịt nạc làm nên miếng nem màu hồng rất hấp dẫn.Một bắ quyết khác, với người dân ở đây họ dùng lá ổi để làm lớp lá cuốn trong cùng nên cho vị chát, bùi rất đặc trưng. Sau đó, ở ngoài là một lớp lá chuối tươi rồi đóng rất chắc và kắn để nem lên men chua và bảo quản dài lâu.Từ từ bóc lớp lá chuối bóng bẩy màu xanh tươi sẽ hiện ra chiếc nem màu đỏ hồng bắt mắt, vị thơm chua chua xông lên tận mũi khó cầm lòng được. Nem chua Yên Mạc được ăn kèm với lá ổi, rau thơm, lá sung và chén nước mắm chanh, tỏi, ớt. Nem chua Yên Mạc đã trở thành một sản vật độc đáo của vùng đất Ninh Bình, chẳng thế mà nó đã đi vào ca dao ở vùng đất này:
Nem Yên Mạc nắu chân người
[109;28;14]
Về với vùng đất Ninh Bình đặc biệt là trung tâm của tỉnh, nơi có sông Vân, núi Thúy chúng ta sẽ thưởng thức vị trà đặc biệt được làm từ một loài hoa.
Người về Non Nước quê ta
Hương trà kim cúc đậm đà khó quên
[80; 427;12]
Trà Kim Cúc được làm từ một loại hoa cúc vàng nổi tiếng vừa thơm ngon vừa có giá trị chữa bệnh mọc trên núi Non Nước (nay thuộc thành phố Ninh Bình). Tương truyền loài hoa này do danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu trồng. Trà hoa cúc hương vị đậm đà, thưởng thức trà chúng ta như cảm nhận hương vị của thảo mộc tự nhiên được chắt lọc tinh túy từ nắng gió trên núi cao, cảm nhận được sự chăm chút tỷ mỷ của danh nhân cùng nét thưởng trà thanh cao của người dân Tràng An thanh lịch.
Không chỉ có vị trà kim cúc thơm ngon, ẩm thực Ninh Bình còn được biết tới vị trà xanh Tam Điệp với cách thưởng thức rất dân dã ềKhôn uống chè Trại, dại uống chè Me, mẹ bảo không nghe uống chè Bồng Lạng Ừ ; ề Khôn uống chè trại, dại uống chè Đằng, bố bảo lằng nhằng, uống chè Bồng Lạng Ừ[57; 421;12], chè Ba Trại thộc xã Quang Sơn (Quang Sỏi), Tam Điệp được trồng trên vùng đất đồi nên có hương vị rất đặc trưng. Người dân uống nước chè bằng bát và thưởng thức cùng với khoai lang luộc. Chất quê, hồn quê như hòa quyện cùng bát nước chè xanh sóng sánh. Chè Me là chè được trồng ở các xã : Gia Vượng, Gia Vân, Liên Sơn, huyện Gia Viễn, đây là vùng đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng, chất đất không phù hợp nên chè uống không ngon, có vị chát, dân gian không ưa dùng. Chè Bồng Lạng thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam uống chát, chất lượng không bằng chè Me Gia Viễn. Qua cách nói so sánh trên tác giả đề cao chè Ba Trại Tam Điệp nổi tiếng từ bao đời. Chè Ba Trại thuộc xã Quang Sơn (Quang Sỏi) nổi tiếng thơm ngon hương vị đậm đà. Chè bán chợ Đằng, trồng ở đồi Tràng Khê thuộc xã Yên Đồng lá to, dày trông thô kệch, nấu nước giếng đồng uống vào mùi vị chan chát nên người ta ắt mua. Chè Bồng Lạng đất Ba Sao tỉnh Hà Nam lá to,
dày, xanh tốt quanh năm, nấu nước có màu xanh mông mốc, uống vào có vị ngai ngái.
Vị chè ngon không chỉ được trồng trên vùng đất thắch hợp mà còn phải có nguồn nước ngọt ngon, trong mát. Chè Núi Quéo (Yên Mô) được nấu với nước giếng làng Me là một Ộđặc sảnỢ của vùng này. ỘNước giếng Me, chè Núi Quéo, kẹo Bình HàoỢ [87; 421;12]. Giếng Me ở phắa đông làng Quảng Thượng, xã Yên Thắng, huyện Yên Mô là giếng nước tự nhiên chảy từ trong lòng núi ra rất trong, mát, và không bao giờ cạn. Núi Quéo cũng thuộc xã Yên Thắng, chè trồng ở núi này có tiếng thõm ngon, lại pha với nước Giếng Me lại càng xanh, vị đậm đà. Tương truyền người dân nơi đây đã dâng tiến vua Quang Trung thứ nước uống thơm ngon này khi nhà vua dừng chân ở Tam Điệp trên đường tiến quân ra bắc đánh giặc Thanh xâm lược vào mùa xuân Kỷ Dậu năm 1789. Bình Hào cũng thuộc xã Yên Thắng ở đây có nghề nấu kẹo lạc bằng mật mắa ăn rất ngon, thơm, vị khó quên.
Nước chè xanh Tam Điệp, chè xanh Núi Quéo được thưởng thức cùng với khoai Hoàng Long là một thức quà quê quen thuộc:
Trăng rằm đã tỏ lại tròn Khoai lang đất cát đã ngon lại bùi
[107; 104;02]
Phủ Hoàng Long xưa nay là huyện Nho Quan có giống khoai lang dây tắm, ruột vàng ăn rất thơm ngon. Thuộc loại hình cây dài trung bình, lá già xanh tắm , gân lá tắm, mặt dưới lá tắm, lá hình trái tim, củ hồng nhạt , ruột vàng đậm, bở trung bình, độ ngọt khá. Thời gian sinh trưởng ngắn, vụ đông 100 ngày, vụ xuân 120 ngày. Năng suất bình quân 8-10 tấn/ha , cao 15 tấn/ha. Khoai lang Hoàng Long là một sản vật được yêu thắch ở Ninh Bình.
Ninh Bình trước đây là một vùng quê thuần nông, nên những sản vật Ninh Bình đều là sản phầm của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Sản phầm vải lụa tơ tằm , chiếu hoa (dệt từ cói) là sản vật kết tinh bao công sức, sự khéo léo của người phụ nữ vùng quê nơi đây:
Con nên mua lấy chớ điều chê bai
[27; 426;12]
Tổng Bồng Hải của huyện Yên Khánh xưa gồm các xã : Khánh Thiện, Khánh Cường, Khánh Trung, Khánh Công, Khánh Thành nổi tiếng với sản phẩm chiếu hoa, chiếu ở đây dày và bền đẹp, hoa văn nhã nhặn. Thôn Yên Liêu thuộc xã Khánh Thịnh (trước kia thuộc huyện Yên Khánh từ tháng 1 năm 1965 đến nay thuộc huyện Yên Mô) nổi tiếng với sản phẩm vải lụa tơ tằm. Những sản vật này thường có trong những dịp quan trong như cưới hỏi, quà tặngẦ
Khi biển đã lùi xa (mỗi năm từ 100 đến 120 m), huyện Kim Sơn được thành lập, chúng ta lại có thêm sản phẩm chiếu cói Kim Sơn.
Anh về mua chiếu Kim Sơn, Mua chăn Gia Khánh thành hôn em về
[16;13]
Sản phẩm chiếu cói Kim Sơn Ờ Ninh Bình hiện nay đã và đang là mặt hàng xuất khẩu sang các nước Mỹ, Nhật, Châu Âu, và rất được yêu thắch vì sản phẩm bền, đẹp ,tiện sử dụng, và thân thiện với môi trường vì chiếu được dệt từ nguyên liệu cói tự nhiên. Cùng với chiếu hoa Bồng Hải, chiếu Kim Sơn đã làm phong phú thêm mặt hàng chiếu cói Ninh Bình Ờ một sản vật gắn liền với đời sống tinh thần của nhân dân ta.
Bên cạnh những sản vật nổi tiếng Ninh Bình cũng có những sản vật hết sức bình dị gắn liền với những địa danh làng xã mà mỗi khi nhắc đến gợi cho chúng nhiều cảm xúc.
Muốn ăn cơm ngon, lấy con bà mót
Muốn ăn mật ngọt, lấy vợ Bình Hào
Muốn ăn khoai ao, lấy chồng làng Khẩn
[74; 423;12]
Ngày xưa ở vùng đồng chiêm trũng chỉ cấy được một vụ lúa tháng năm (vụ chiêm). Sau khi gặt được một thời gian gốc rạ lại nẩy lên cây lúa mới vẫn cho
dài nấu cơm dẻo và ngon. Như vậy lấy con bà mót sẽ được ăn cơm gạo lúa dài rất ngon miệng. Bình Hào thuộc xã Yên Thắng huyện Yên Mô có nghề kéo mật mắa, mật trong và sạch. Khoai lang làng Khẩn xã Yên Thắng huyện Yên Mô bở, thơm
nổi tiếng trong vùng.
Tre mả Hóa, cá Đồng La, mạ Cây Đa, cà Vườn Lão
[110; 423;12] Các địa danh: Mả Hóa, Đồng La, Cây Đa, Vườn Lão đều thuộc xã Yên Thắng huyện Yên Mô. Mả Hóa có loại tre cây thẳng, dóng dài và cứng. Cánh đồng La có nhiều cá. Ruộng Cây Đa gieo mạ rất tốt, mạ xanh, dảnh đều. Vườn Lão có loại cà quả to, ăn giòn và ngon.
Như vậy có thể thấy sản vật Ninh Bình được giới thiệu qua tục ngữ, ca dao là những sản vật nông nghiệp quen thuộc, gắn liền với đời sống sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người dân. Những sản vật dùng trong ẩm thực như tái dê Cô Đô, nem chua Yên Mạc, trà hoa cúc trên Núi Thuý Ầhay sản vật mang giá trị tinh thần như vải Yên Liêu, chiếu Bồng Hải, chiếu Kim SơnẦđều là thành quả lao động một nắng hai sương và sự khéo léo, tài hoa cùng những bắ quyết riêng của nhân dân Ninh Bình trong quá trình tạo lập cuộc sống xây dựng xây quê hương, đất nước.
2.3.2.Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình giới thiệu nghề nghiệp của địa phương
Ninh Bình là một vùng đất thuần nông, ngoài sản xuất nông nghiệp người dân Ninh Bình còn có các nghề phụ để tăng thêm thu nhập lúc nông nhàn, tuy nhiên có những làng nghề được phát triển và sau này trở thành những làng nghề truyền thống được nhân dân cả nước biết đến.
Ai qua đồng bể mà xem Có về nơi ấy với anh thì về Bình Hải có cây bồ đề
Có sông tắm mát có nghề dao bay Nghề ngõa cổ truyền đến nay
Đắp lân, rồng cũng tuyệt vời Để rồi khắp chốn người người đều khen
[03; 120;01]
Những người dân thôn Thôn Bình Hải nay thuộc xã Yên Nhân huyện Yên Mô đã từ lâu đời làm nghề thợ xây, nhưng nhờ học hỏi, sáng tạo và khéo léo họ đã làm nên những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng. Trong các công trình kiến trúc như đình, chùa, nhà thờẦđều có sự hiện diện khéo léo bàn tay người thợ. Tỷ mỷ, kiên trì , giầu sáng tạo và tưởng tượng người thợ nề (thợ xây) đã làm sống động những linh vật góp phần làm phong phú đời sống tâm linh của nhân dân ta. Với cách nói mời mọc tình tứ quen thuộc trong ca dao truyền thống ỘAi quaẦmà xemỢ; ỘCó vềẦthì vềỢ bài ca dao đã đưa chúng ta về với một miền quê mà ở đó có những nghệ nhân khéo léo tài hoa xây dựng bao công trình, làm đẹp cho đời. Cũng trong xây dựng nhà cửa, chùa chiền, đình đềnẦcùng với người thợ xây người thợ mộc luôn ở vị trắ cao bởi vì trong các công trình kiến trúc xưa thường phải sử dụng nhiều gỗ để làm khung nhà, cửa và các vật dụng thờ cúng, sinh hoạtẦBằng sự chăm chỉ, trắ thông minh người dân làng Phúc Lộc, Ninh Phong, thành phố Ninh Bình đã cho ra đời những sản phẩm mộc nổi tiếng ỘĐồ gỗ Phúc Lộc, Vải mộc La MaiỢ [43; 13]. Làng mộc Phúc Lộc nằm ở phắa đông nam thành phố Ninh Bình, gần quốc lộ 10 và tuyến đường nối cảng Ninh Phúc. Làng Phúc Lộc có 4 phố: Phố Phúc Lộc, Phố Phong Lộc, Phố Đa Lộc, Phúc Lâm và xóm Mơ. Hiện nay khu vực làng nghề đã được xây dựng tại vị trắ giao cắt giữa quốc lộ 1A với quốc lộ 35 (đường nối cảng Ninh Phúc) Làng nghề mộc Phúc Lộc hiện có tới 400 người làm nghề sản xuất đồ mộc và khoảng 200 người lao động phụ. Sản phẩm làng nghề Phúc Lộc đa dạng các loại đồ gỗ cao cấp, cầu kỳ, sang trọng như: tủ chè, sập gụ, sập lim, tạc tượng, chạm trổ hoa văn các loạiẦ Làng mộc Phúc Lộc Ninh Bình được xếp vào danh sách 50 làng nghề truyền thống tiêu biểu nhất Việt Nam.
Ninh Bình là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi có nhiều núi đá vôi, người dân địa phương ở đây đã biết tận dụng đá vôi trong sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất đá mỹ nghệ.
Ai về Xuân Vũ Ninh Vân
Làng nghề chạm đá xa gần nức danh
[13; 48;07]
Xuân Vũ thuộc xã Ninh Vân, huyện Hoa lư, tỉnh Ninh Bình, là một làng nghề chạm khắc đá nổi tiếng và độc đáo trong và ngoài tỉnh. Nghề chạm khắc đá ở đây có từ rất lâu đời, qua đôi bàn tay của biết bao thế hệ nghệ nhân , cùng với những biến cải thăng trầm của lịch sử. Sản phẩm được tạo nên bằng đá từ nơi đây, nếu nhìn ở góc độ văn hoá, chắnh là sự hoá thân của thiên nhiên trong môi trường sinh hoạt của con người. Khác với những làng đá nổi tiếng khác, nét độc đáo của làng đá Ninh Vân chắnh là ở các sản phẩm đá mỹ nghệ được chế tác hoành tráng trên các công trình lớn như: đình, chùa, lăng mộ, tượng đài, phù điêu... Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, xưa kia, nơi đây đã nổi tiếng với nghề làm tượng đá cho Kinh thành và đền chùa ở Hoa Lư, từ thời vua Đinh (968 - 980), Tiền Lê (980 - 1009). Những người dân làng nghề cũng đã từng tới Thăng Long, theo Vua Lý Thái Tổ sinh cơ lập nghiệp, tạo nên những bức tượng đá, thành quách và chùa chiền từ thời Lý (1010 - 1225) qua thời Trần (1225 - 1400).
Cũng như bao miền quê khác thuộc đồng bằng Bắc Bộ, nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải cũng khá phát triển.
Em là con gái đồng chiêm Gieo mạ câý lúa lại thêm trồng màu Ươm tơ dệt vải nhuộm nâu
May áo bền chắc, theo trâu cày bừa
Con gái đồng chiêm Ờ con gái vùng đồng chiêm trũng Gia Viễn, Ninh Bình Không chỉ biết cày bừa cấy hái năm hai vụ lúa mà còn biết trồng dâu, nuôi tằm,