CÁC HỘI CHỨNG VỀ HÌNH DẠNG SÓNG 1 Sự tắt nghẽn ở tim ( Cardiac Block)

Một phần của tài liệu Tìm Hiểu Hệ Thống Chẩn Đoán Điện Tâm Đồ Qua Mạng (Trang 28 - 30)

VAØ CÁC HỘI CHỨNG BỆNH LÝ

2.2 CÁC HỘI CHỨNG VỀ HÌNH DẠNG SÓNG 1 Sự tắt nghẽn ở tim ( Cardiac Block)

Sự tắt nghẽn ở tim có thể xảy ra ở nút xoang, nút nhĩ thất hay ở hệ bó nhánh. Đây là tình trạng tắt nghẽn về điện ngăn cản sự dẫn truyền kích thích điện. Theo vị trí tắt nghẽn dẫn truyền, ta có Block nút xoang, Block nhĩ thất, Block bó nhánh.

Block nút xoang :

Chủ nhịp nút xoang ngưng tạm thời ít nhất một chu kỳ nhưng sau đó phát nhịp trở lại.

+ Mất hẳn một phức bộ QRS trên ECG, sau đó trở lại như bình thường.

+ Có thể xuất hiện nhịp thoát nếu sự tạm ngưng kéo dài. Block nhĩ thất :

Nút nhĩ thất tạm nghĩ lâu hơn bình thường.Trường hợp nặng nút nhĩ thất làm tắt nghẽn hoàn toàn sự dẫn tuyền xung xung động từ nhĩ tới thất

Dấu hiệu : + Khoảng PR >0.20sec. Block nút nhĩ thất cấp I: +Khoảng PR>0.20sec. +Sóng P,QRS,T bình thường. Block nút nhĩ thất cấp II:

MOBITZ 1 (Hiện tượng Wenckebach): Block AV trên bó His

+ Khoảng PR dài dần ra từ nhịp này đến nhịp khác và kết thúc bằng một sóng P không có phức hợp QRS đi kèm. Chu kỳ kéo dài PR lại bắt đầu (Nhịp nhĩ đều, nhịp thất kéo dài dần từ chu kỳ này đến chu kỳ khác)

+ Khoảng R-R dài nhất < 2 lần R-R ngắn nhất. MOBITZ 2: Block nút nhĩ thất ở vùng dưới của bó His.

+ Sau 2 sóng P (hay nhiều hơn) mới xuất hiện phức hợp QRS (Nhịp nhĩ đều, khoảng PR đều nhưng thỉnh thoảng mất đi một QRS)

Block nút nhĩ thất độ III (Block AV hoàn toàn): xung động ở nhĩ không thể truyền đến nút nhĩ thất. Do đó ổ phát nhịp ngoại lai ở thất sẽ hoạt động. Tần số và hình dạng QRS giúp ta phân biệt vị trí nút ngoại lai là nút nhĩ thất (nút AV) hay nằm ở thất

+Nếu hình dạng QRS bình thường và tần số 40-60 lần/phút : Nút AV là nút chủ nhịp thất.

+Nếu hình dạng QRS rộng và kỳ lạ(dạng ngoại tâm thu thất PVC) và tần số 20-40 lần/phút : nút chủ nhịp ở thất

Block bó nhánh (Bundle Branch Block, viết tắt BBB) : Nhắc lại bó nhánh gồm 2 nhánh : trái và phải dẫn truyền xung động rất nhanh đến thất gây ra sự khử cực ở thất. Thất trái và thất phải hầu như bị khử cực đồng thời. Do đó ta quan

sát thấy phức hợp QRS rất ngắn. Do đó khi nhánh trái hoặc nhánh phải bị block, hai thất không được khử cực đồng thời, tạo nên phức hợp QRS giãn rộng và thấy 2 sóng R gọi là R và R’.

+ Khoảng QRS > 0.12 s (nên xác định ở các chuyển đạo chi). + Nếu QRS có dạng R-R’ ở V1-V2 : Block nhánh phải. + Nếu QRS có dạng R-R’ ở V5-V6 : Block nhánh trái.

Một phần của tài liệu Tìm Hiểu Hệ Thống Chẩn Đoán Điện Tâm Đồ Qua Mạng (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w