RÚT TRÍCH CÁC THÔNG SỐ ĐẶC TRƯNG VAØ HỆ SUY DIỄN DỰA TRÊN TẬP LUẬT MỜ
4.1.4 Các biên độ P : biên độ sóng P
P : biên độ sóng P Q : biên độ sóng Q Qd : thời gian sóng Q R : biên độ sóng R Rd : thời gian sóng R S : biên độ sóng S Sd : thời gian sóng S R' : biên độ sóng R' (nếu có) R'd : biên độ sóng R' S' : biên độ sóng S' S'd : thời gian sóng S' J : biên độ điểm J
ST : chênh lên/chênh xuống (mV) T : biên độ sóng T
T' : biên độ sóng T' ( nếu sóng T có hai pha) Quan hệ giữa các chuyển đạo chi :
Khi sử dụng điện tâm đồ 12 chuyển đạo chuẩn, trong các chuyển đạo chi , nếu biết 2 chuyển chi có thể tính 4 chuyển đạo chi còn lại. Có 30 tổ hợp 2 chuyển đạo chi có thể. Việc tính toán này dựa trên định luật Einthoven's và quan hệ giữa các chuyển đạo "a" (aVR, aVL, aVF) . Như vậy, nếu kết quả ghi ở chuyển đạo chi nào đó có tỉ số nhiễu/tín hiệu lớn, ta có thể tính lại tín hiệu ở chuyển đạo này thay vì sử dụng kết qủa ghi trực tiếp. Hoặc trong trường hợp thay vì phải đo đồng thời 6 chuyển đạo chi, ta có thể chỉ đo 2 chuyển đạo (và do đó có thể đo với tần số lấy mẫu lớn hơn ) và suy ra các chuyển đạo còn lại
I + III= II
aVR + aVL + aVF = 0 aVR = -1/2*( I + II ) aVL = I - (1/2 *II) aVF = (1/2*I)
Nếu biết chuyển đạo I và II : III = II-I
aVR = -1/2 *(I + II) aVL = I - (1/2 * II ) aVF = II - (1/2 * I )
Nếu biết chuyển đạo I và III : II = I+ III
aVL =1/2*( I-III) aVF = III + (1/2* I )
Nếu biết chuyển đạo II và III I = II - III
aVR = 1/2* ( III - 2*II ) aVL = 1/2 * (II - 2*III ) aVF =1/2* ( II + III)
Nếu biết chuyển đạo aVF và aVL : I = 2/3*( 2*aVL + aVF)
II = 2/3*(aVL + 2*aVF) III = 2/3*(aVF - aVL) aVR = -aVF -aVL
Nếu biết chuyển đạo aVF và aVR : I = -2/3*( 2*aVR + aVF)
II = 2/3*(aVF-aVR) III = 2/3*(2*aVF + aVR) aVL = -aVR -aVF
Nếu biết chuyển đạo aVL và aVR I = -2/3*(aVR -aVL)
II = -2/3*(2*aVR + aVL) III = -2/3*(aVR + 2*aVL ) aVF = -aVL –aVR
4.1.5 Xác định trục điện tim
Trục điện của phức hợp QRS theo mặt phẳng trán có thể được xác định nhờ vào các chuyển đạo chi (I,II,III,aVF,aVL và aVR). Sự thay đổi trục điện trong mặt phẳng trán gọi là sự lệch trục, là một trong các thông số quan trọng của việc chẩn đoán
Bảng tham khảo góc trục giúp xác định trục điện của phức hợp QRS một cách nhanh chóng
I II III AVL AVF AVR Góc trục (độ)
- - + - 0 + -180o - - + - - + -151 đến -179 - - 0 - - + -150 - - - + -121 đến -149 - - - 0 - + -120 - - - + - + -91 đến -119
0 - - + - + -90+ - - + - + -61 đến -89 + - - + - + -61 đến -89 + - - + - 0 -60 + - - + - 0 -31 đến -59 + 0 - + - - -30 + + - + - - -1 đến -29 + + - + 0 - 0 + + - + + - 1 đến 29 + + 0 + + - +30 + + + + + - +31 đến +59 + + + 0 + - +60 + + + - + - +61 đến +89 0 + + - + - +90 - + + - + - +91 đến +119 - + + - + - +120 - + + - + + +121 đến +149 - 0 + - + + +150 - - + - + + +151 đến +179 - - + - 0 + +180 Trong đó : - : Phức hợp chủ yếu âm
0 : Đẳng điện =âm và dương cân bằng = trục cần xác định vuông góc với chuyển đạo này
+ : Phức hợp chủ yếu dương Đánh giá góc trục điện : Trục ( độ) Đánh giá -30 đến +90 Bình thường +90 đến +180 Lệch phải -30 đến -90 Lệch trái -90 đến -180 Trục dị thường Giải thuật :
Bước 1 : Sử dụng chuyển đạo I và aVF để xác định phần tư góc (0 đến +90o,90 đến +180, 0 đến -90, -90 đến -180)
Bước 2 :
Nếu thuộc phần tư trên, trái (0 đến -90) : dò theo II và aVR
Nếu thuộc phần tư trên, phải (-90 đến -180 hay +180 đến +270) : dò theo III và aVL
Trục điện QRS theo mặt phẳng ngang
Trục điện của phức hợp QRS theo mặt phẳng ngang được xác định bằng các chuyển đạo trước tim (V1 đến V6).Sự thay đổi trục điện theo mặt phẳng ngang gọi là quay trục
Bình thường V3 và V4 là đẳng điện, với V1 và V2 âm, V5 và V6 dương.
Nếu quay về phía trái trong mặt phẳng ngang, điểm đẳng điện có thể nhìn thấy trong V5 hay V6, với V3 và V4 chủ yếu âm
Nếu quay về phía phải trong mặt phẳng ngang, điểm đẳng điện có thể nhìn thấy trong V1 hay V2, với V3 và V4 chủ yếu dương