3.3.2.1 Những hạn chế
Bên cạnh những thành công nói trên, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn Quận Cầu Giấy giai đoạn 2014- 2018 còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém chủ yếu sau đây:
XDCB từ NSNN chưa cao; Điều đó thể hiện ở chỗ, trong kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN, vốn ngân sách bố trí cho các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội chưa hợp lý, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh trong tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xoá đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm mới, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
Hàng năm, Quận đã dành một phần vốn để thanh toán các khoản nợ đọng xây dựng kéo dài trong nhiều năm. Điều này đã gây khó khăn cho hoạt động đầu tư XDCB tại các dự án sử dụng vốn NSNN và ảnh hưởng tới khâu lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Việc bố trí, phân bổ vốn còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa rõ ràng về trình tự ưu tiên, tính khả thi và hiệu quả của từng dự án đầu tư đôi khi còn chưa cao, tính cân đối liên ngành, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc lập chương trình còn hạn chế.
Hai là, Công tác tạm ứng, thanh toán còn một số sai phạm, gây thất thoát
lãng phí NSNN. Việc tổ chức thực hiện kế hoạch Công tác tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN còn hạn chế, để xảy ra tình trạng thất thoát, sai phạm, lãng phí ngân sách nhà nước trong một số công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Ba là, Công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN còn thụ động, giải
ngân tuy đảm bảo được nhu cầu nhưng còn chậm, các thủ tục rườm rà và chồng chéo khiến việc quyết toàn mất thời gian nhưng vẫn để xảy ra tình trạng thất thoát, sai phạm, lãng phí ngân sách nhà nước, việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN còn một số hạn chế. Cụ thể, việc phối hợp, kết hợp cũng như trách nhiệm của các Phòng Tài chính Kế hoạch, Kho bạc nhà nước, Phòng Kinh tế và Quận trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN chưa chặt chẽ, chưa thống nhất, chưa rõ ràng.
Bốn là, việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan thanh tra nhà nước của Quận
chưa thường xuyên, diện kiểm tra còn hẹp, chưa sâu, chất lượng kiểm tra còn nhiều hạn chế.
này còn có những bất cập. Nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN từ những khoản viện trợ không hoàn lại của chương trình quốc gia vẫn được coi như vốn ngân sách nhà nước và thường được hình thành trong tài khoản, thực hiện cho các dự án, chương trình. Nhưng việc tạm ứng, thanh toán vốn cho đầu tư XDCB lại phải theo tiến độ thi công theo khối lượng hoàn thành của công trình. Trên thực tế, việc tạm ứng, thanh toán thường không theo kịp tiến độ này. Đó là chưa kể khi có nguồn vốn, nhưng việc thẩm định để tạm ứng, thanh toán vốn, để thanh toán khối lượng xây lắp đã hoàn thành cho bên thi công thường chậm. Thông báo về vốn thì đã kết thúc năm tài chính trước (hết năm tài chính phải chuyển sang năm sau.
Sáu là, một số dự án đầu tư XDCB được triển khai thực hiện chưa tuân thủ
trình tự, thủ tục trong đầu tư XDCB từ NSNN, không đảm bảo được về nguồn vốn vẫn quyết định đầu tư XDCB, bố trí kế hoạch vốn đầu tư khi chưa có quyết định đầu tư.
3.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân của những hạn chế trên đây trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN những năm qua ở Quận Cầu Giấy do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Qua nghiên cứu, tác giả thấy có một số nguyên nhân cơ bản sau:
a)Nguyên nhân chủ quan
Một là, phối hợp giữa các các phòng, ban, ngành của Quận trong triển khai
thực hiện chỉ thị, nghị quyết, các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN còn yếu, tổ chức phân cấp thẩm định vốn đầu tư XDCB từ NSNN mang tính hình thức hành chính, chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt vốn đầu tư chưa cao, thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội của vốn đầu tư không đảm bảo dẫn tới nhiều quyết định đầu tư thiếu căn cứ xác đáng.
Hai là, nhận thức về vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan
thanh tra của Quận, thanh tra các ngành, các đơn vị, chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án chưa thực sự đầy đủ dẫn đến tình trạng kém hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát đối với vốn đầu tư XDCB từ NSNN.
Ba là, Cơ chế điều hành quản lý nguồn vốn này còn chồng chéo gây khó khăn
của Phòng Tài chính – Kế hoạch thì mới đến được công trình. Các chủ đầu tư không muốn vốn ngân sách nhà nước được tạm ứng, thanh toán qua Phòng Tài chính Kế hoạch. Họ muốn được cấp thẳng từ Phòng Tài chính cho công trình. Trong thực tế, loại nguồn vốn này là do 2 cơ quan là Phòng Tài chính Kế hoạch Quận và Phòng Tài chính Quận cùng quản lý và tạm ứng, thanh toán.
a)Nguyên nhân khách quan
Một là, cơ chế, chính sách đối với vốn đầu tư XDCB từ NSNN từ chưa đầy đủ,
thiếu đồng bộ, chưa thực sự phù hợp với cơ chế thị trường dẫn tới sự bị động, lúng túng trong thực hiện và triển khai thực hiện kế hoạch vốn đầu tư lúng túng, bị động trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN.
Hai là, tình trạng đầu tư dàn trải, theo đó, vốn đầu tư XDCB từ NSNN cũng
bị dàn trải. Tình trạng này đã diễn ra trong nhiều năm nhưng chậm được khắc phục. Số lượng dự án đầu tư được duyệt, chờ NSNN cấp vốn có xu hướng ngày càng tăng, không phù hợp với khả năng cấn đối ngân sách hàng năm. Nói cách khác, vốn đầu tư XDCB từ NSNN chưa đáp ứng được các yêu cầu về vốn của các dự án đầu tư. Báo cáo giám sát của Phòng Tài chính - Kế hoạch năm 2018 cho thấy, vốn yêu cầu các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN tăng lên qua các năm, không tương xứng tốc độ tăng của vốn đầu tư. Vì vậy, tình trạng dàn trải thể hiện ngay trong kế hoạch vốn do chấp nhận nhiều dự án nhưng không có đủ vốn theo yêu cầu.
Ba là, công tác đền bù và giải phóng mặt bằng ở hầu hết các dự án đầu tư đều
có vướng mắc, tiến hành chậm làm chậm tiến độ thực hiện đầu tư, chậm phát huy hiệu quả của đầu tư, có trường hợp phải điều chỉnh địa điểm đầu tư công trình gây thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước, còn sai sót, vi phạm trong nghiệm thu, giám sát giải phóng mặt bằng. Ví dụ các dự án phát triển cơ sở khai thác vật liệu xây dựng cát, cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ.
Bốn là, theo quy định việc quản lý tạm ứng, thanh toán vốn chưa tập trung
thống nhất vào một đầu mối, nhiều cơ quan cùng tham gia: Phòng Tài chính Kế hoạch, Kho bạc nhà nước... Chức năng quản lý nhà nước và chức năng giám sát chi
chưa được phân định rõ ràng, còn chồng chéo hoặc bị bỏ sót và chậm trễ trong quản lý, chẳng hạn, khâu thẩm tra, thẩm định tạm ứng, thanh toán, hoàn thành giai đoạn, quyết toán công trình sau khi đã hoàn thành...
Năm là, sự phát triển nhanh chóng của quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy
trong những năm qua cũng là một nguyên nhân khiến cho công tác quản lý vốn gặp những khó khăn nhất định, đặc biệt là ngân sách giải phóng mặt bằng cho các dự án.
CHƢƠNG 4
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
4.1. Bối cảnh mới và tác động của nó đến quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN tại Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, đến nay, Quận Cầu Giấy đã vươn lên trở thành một trong những lá cờ đầu của TP Hà Nội trên nhiều lĩnh vực. Tiếp nối những kết quả đã đạt được, năm 2018, Quận Cầu Giấy tập trung “nâng cấp” các kết quả đã đạt được, lấy sự hài lòng của người dân làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Là vùng đất đầy tiềm năng, nhiệm vụ phát triển kinh tế bền vững, phục vụ đắc lực cho các nhiệm vụ chính trị - xã hội, an ninh quốc phòng đã được Đảng bộ và nhân dân Quận Cầu Giấy xác định rõ. Từ nhận thức đó, Quận ủy Cầu Giấy khẳng định, việc xây dựng hình ảnh và xác lập môi trường đầu tư, kinh doanh thân thiện, bình đẳng, có tính cạnh tranh cao là hướng đi chính thời gian tới và nền tảng bền vững cho tương lai chính là gắn phát triển kinh tế với việc nâng cao các mặt đời sống dân sinh...Theo báo cáo chính trị Đảng bộ Quận Cầu Giấy giai đoạn 2018 – 2025, Đảng ủy, UBND Quận Cầu Giấy đã đưa ra một số định hướng phát triển kinh tế - xã hội Quận Cầu Giấy đến năm 2025 như sau:
Quận Cầu Giấy tiếp tục xác định phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ quan trọng nhất, tạo nội lực, sức bật cho Quận phát triển mạnh mẽ hơn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, phương châm được Quận đề ra là phải đổi mới, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển, đồng thời phải phát huy lợi thế và đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch theo hướng văn minh, chất lượng, hiệu quả, bền vững gắn với phát triển kinh tế tri thức. Quận ủy, UBND Quận Cầu Giấy đã chỉ rõ các khâu đột phá trong thời gian tới phải gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế. Quận sẽ chỉ đạo, lãnh đạo việc nghiên cứu, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh
để bảo đảm mục tiêu duy trì tốc độ phát triển kinh tế ổn định, bền vững. Việc phát triển kinh tế bền vững cần phải được gắn với yêu cầu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Báo cáo chính trị Đảng bộ Quận Cầu Giấy giai đoạn 2014 – 2018 đã đưa ra một số mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Quận Cầu Giấy đến năm 2025 như sau:
- Đẩy mạnh công tác quy hoạch phát triển dịch vụ - du lịch như quy hoạch cơ sở kinh doanh dịch vụ khách sạn, cơ sở lưu trú, quy hoạch hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí kinh doanh nhà hàng - ẩm thực, quy hoạch phát triển phố chuyên doanh, phố nghề, tuyến phố đi bộ trong khu vực phố cổ. Bên cạnh đó, để phát huy tiềm lực phát triển du lịch, Quận sẽ tập trung đầu tư, khai thác hiệu quả và phát huy thế mạnh không gian kiến trúc, giá trị văn hóa khu phố cổ, khu phố cũ, khu vực hồ Cầu Giấy … trong phát triển KT-XH của Quận.
- Tập trung các nguồn lực nhằm đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, tạo chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ về chất lượng và hiệu quả giáo dục; phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ; phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ đối với phát triển kinh tế - xã hội của Quận.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ ngành y tế theo yêu cầu nâng cao chất lượng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, chất lượng dân số, đảm bảo an sinh xã hội; thực hiện tốt chính sách lao động, việc làm, thu nhập, chính sách với người có công; xây dựng môi trường sống lành mạnh.
- Đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các chương trình phát triển kinh tế đi đôi với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái; Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; xây dựng Quận Cầu Giấy là địa bàn trọng điểm của Thủ Đô Hà Nội.
- Tăng cường vai trò giám sát của ủy ban kiểm tra Đảng các cấp, của HĐND, MTTQ, các đoàn thể nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp, của thủ trưởng cơ quan, chủ tịch UBND các phường trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tổ cáo của công dân trên địa bàn Cầu Giấy .
- Tăng cường xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng. Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên. Xây dựng, củng cố và nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy chính quyền các cấp, đẩy mạnh cải cách hành chính. Phát huy dân chủ, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân để góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
4.2. Định hƣớng hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN tại Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
- Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN phải bảo đảm tính hiệu quả của vốn đầu tư XDCB: Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của Quận Cầu Giấy trong thời gian tới cần được đổi mới theo hướng tăng cường hiệu quả đồng thời khắc phục những thất thoát lãng phí trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Điều đó được quán triệt trong mọi khâu, mọi nội dung trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của Quận. Việc hoàn thiện và đổi mới phải từ khâu lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB, thực hiện kế hoạch vốn, phân bổ vốn, tạm ứng, thanh toán vốn, quyết toán vốn đến kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn. Cần phải bảo đảm các khâu được quản lý chặt chẽ, đúng luật phải, thanh tra kiểm tra thương xuyên để hạn chế tình trạng thất thoát, lãng phí trong sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB của Quận. Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của Quận cũng cần đảm bảo các nội dung quản lý, các quy định về quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, từ đó mới có thể nâng nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư XDCB từ NSNN của Quận.
- Hoàn thiện quản lý vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản phải đảm bảo cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng hiệu quả: Để đảm bảo cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng hiệu quả, phát triển kinh tế - xã hội Quận Hoàn kiểm cần phải nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả tận dụng thế mạnh của Quận. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này sẽ bảo đảm cho nguồn lực được sử dụng tốt nhất, bảo đảm kinh tế của Quận tăng trưởng ổn định trong dài hạn, ổn
định và bảo đảm môi trường sinh thái. Với tiềm năng, thế mạnh của Quận Cầu Giấy , cơ cấu kinh tế của Quận trong thời gian tới được xác định là cơ cấu thương mại – dịch vụ kết hợp công nghiệp chế tác. Việc hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn Quận Cầu Giấy trong thời gian tới cần được thực hiện theo hướng đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Quận theo hướng khai thác tiềm năng thế mạnh thương mại – dịch vụ của Quận. Ưu tiên phát triển thương mại và du lịch được phản ánh qua dự tính nhu cầu vốn đầu tư XDCB từ NSNN của Quận Cầu Giấy .