Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 39)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

ngân sách nhà nước

Các chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý vốn đầu tư. Các chính sách này gồm chính sách định hướng phát triển kinh tế như: chính sách công nghiệp, chính sách thương mại, chính sách đầu tư ... và các chính sách làm công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô hoặc vi mô.

Các chính sách kinh tế tác động đến việc quản lý vốn đầu tư góp phần tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý hay không hợp lý, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp... Các chính sách kinh tế tác động vào lĩnh vực đầu tư góp phần tạo ra một số cơ cấu đầu tư nhất định, là cơ sở để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý hay không cũng như tác động làm giảm hoặc tăng thất thoát vốn đầu tư, theo đó mà vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả hoặc kém hiệu quả.

* Hệ thống pháp luật quản lý vốn đầu tư xây dựng

Cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng là các quy định của Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền về các nội dung quản lý làm chế tài để quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng.

Chủ trương đầu tư XDCB của nước ta có sự thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử nhất định như những năm 1990 tập trung đầu tư phục vụ phát triển lương thực, thực phẩm nhưng những năm gần đây lại chú trọng đầu tư phục vụ xây dựng nông thôn mới.

* Trình độ quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước

Việc phân cấp quản lý vốn đầu tư XDCB tương đối cụ thể, rõ ràng nhưng công việc này lại tương đối khó, mang tính chất đặc thù riêng; do vậy đòi hỏi cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN phải có năng lực, trình độ chuyên môn, nhất là trình độ chuyên ngành đầu tư xây dựng, nếu không sẽ không thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

* Năng lực tổ chức thực hiện dự án của chủ đầu tư

Thực tế cho thấy, chủ đầu tư là một nhân tố không thể thiếu trong công tác quản lý, điều hành và giám sát các công trình, dự án XDCB trên địa bàn huyện. Việc chủ đầu tư lựa chọn tổ chức tư vấn không đủ điều kiện, năng lực cũng như buông lỏng quản lý trong quá trình thi công, xây dựng hay giám sát sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong quản lý vốn, đặc biệt là tình trạng thất thoát vốn NSNN và thông tin không hoàn hảo sẽ làm sai sót trong quá trình quản lý vốn đầu tư.

Các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước được lập hàng năm phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển đô thị... đảm bảo đúng đối tượng đầu tư và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các dự án đầu tư được lập với chất lượng cao sẽ góp phần tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước.

Chất lượng công tác lập dự án đầu tư được thể hiện ngay từ chủ trương đầu tư: đặc điểm đầu tư, quy mô đầu tư, theo đúng quy hoạch ngành, vùng, lãnh thổ. Làm tốt công tác thẩm định dự án trước khi ra quyết định đầu tư, không những đem lại nguồn lợi lớn cho xã hội mà còn giúp cho công tác quy hoạch, hoạch định chiến lược đầu tư ngày càng được nâng cao về chất lượng[14].

* Về quyết định đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư

Quyết định đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư là công cụ quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nó là một bộ phận quan trọng trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, kế hoạch vốn đầu tư hàng năm là điều kiện tiên quyết để được thanh toán vốn, đồng thời là mức vốn tối đa mà chủ đầu tư được phép thanh toán cho dự án trong niên độ năm kế hoạch. Vì vậy, quyết định đầu tư chuẩn xác và thực hiện tốt công tác xây dựng thông báo kế hoạch vốn đầu tư đồng nghĩa với việc quyết định đầu tư và bố trí vốn đầu tư cho từng dự án hàng năm phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ được duyệt và đảm bảo được tiến độ theo quy định giúp cho quá trình giải ngân nhanh gọn, tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, cụ thể như sau:

- Bố trí tập trung danh mục các dự án đầu tư vào kế hoạch đầu tư hàng năm, luôn đảm bảo sát tiến độ thi công của dự án được phê duyệt.

- Không bố trí vốn cho các dự án chưa đủ điều kiện đầu tư hay chưa đủ điều kiện thanh toán.

- Kế hoạch luôn theo sát mục tiêu định hướng của kế hoạch phát triển KT - XH của địa phương.

* Công tác lập và quản lý dự toán công trình thực chất là quản lý giá trong hoạt động đầu tư. Vì vậy đây là một trong những khâu “nhạy cảm” nhất của hoạt động đầu tư. Trong tỷ lệ giữa mức vốn thực hiện so với dự toán được duyệt không có sự thay đổi quá lớn hoặc tăng đột biến, nhưng trong thực tế có nhiều trường hợp phải điều chỉnh dự toán nhiều lần trong quá trình thi công như: thiết kế sai dẫn đến phải phá bỏ khối lượng

đã làm để làm lại theo thiết kế điều chỉnh hoặc bổ sung, tính toán khối lượng sai quy phạm, quy chuẩn, hay sử dụng sai định mức kinh tế kỹ thuật của Nhà nước ban hành cho từng công trình theo quy phạm và quy trình, áp sai giá cả theo từng loại vật tư thiết bị đã được Liên sở Tài chính - Xây dựng thông báo theo thực tế tại thời điểm tính toán, nghiệm thu thanh toán, áp dụng sai hoặc do tính toán sai về khối lượng định mức giá cả dẫn đến tính toán sai về các loại chi phí trích theo định mức... Do vậy, dự toán phải điều chỉnh cho phù hợp với mức vốn thực hiện thực tế [14], [16].

* Về công tác đấu thầu, chọn thầu và nghiệm thu công trình:

Trong thực tế thời gian qua đã có nhiều thay đổi, phù hợp với Luật Xây dựng và cơ chế áp dụng hai hình thức chọn thầu là chỉ định thầu và đấu thầu xây dựng. Hình thức chỉ định thầu áp dụng rất hạn chế vì thiếu tính cạnh tranh, nên chỉ áp dụng cho các gói thầu có giá trị nhỏ, dưới 5 tỷ đồng. Vì vậy, thực hiện nghiêm túc Luật đấu thầu sẽ làm giảm bớt thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản, góp phần nâng cao công tác quản lý vốn đầu tư.

Các cơ quan chức năng liên quan đến công tác quản lý và nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng phải thực hiện nghiêm túc tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, TCXDVN 371/2006, hướng dẫn của Bộ xây dựng. Công tác nghiệm thu được coi trọng đúng mức và thực hiện đúng quy trình sẽ góp phần nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo cho đồng vốn đầu tư bỏ ra mang lại hiệu quả cao trong suốt thời gian sử dụng.

* Về công tác thanh toán vốn đầu tư.

Căn cứ vào quy định của Chính Phủ, của Bộ Tài chính, các cơ quan chức năng tiến hành hướng dẫn quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cụ thể, quy định về đối tượng được tạm ứng, điều kiện được tạm ứng, mức vốn tạm ứng, quy trình kiểm soát tạm ứng vốn, thanh toán khối lượng xây lắp, thiết bị, chi phí khác và quy trình kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành.

Trong công tác thanh toán vốn đầu tư XDCB phải luôn đảm bảo thực hiện đúng quy trình và quy định về quản lý vốn đầu tư XDCB. Công tác kiểm soát vốn đầu tư

17/06/2017 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách Nhà nước. Trên cơ sở hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ, đúng định mức và đơn giá do Nhà nước quy định đảm bảo điều kiện cấp phát thanh toán. Thực hiện tốt quy trình kiểm soát, thanh toán đảm bảo đúng trình tự, đúng nội dung và quy định cụ thể trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận trong việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Công tác thanh toán vốn đầu tư thực hiện đúng quy trình sẽ tránh được tình trạng ách tắc trong quá trình giải ngân làm cho khối lượng vốn đầu tư được chu chuyển nhanh và sớm phát huy được hiệu quả [2].

* Quyết toán dự án hoàn thành

Đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước. Khi dự án đầu tư hoàn thành sẽ được nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư hoàn thành để giao cho đơn vị sử dụng quản lý nhằm bảo toàn vốn và phát huy hiệu quả vốn đầu tư.

Do vậy, toàn bộ vốn đầu tư xây dựng dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi dự án hoàn thành được nghiệm thu và báo cáo quyết toán được thẩm tra và phê duyệt. Kết quả của khâu thẩm tra chính xác trước khi phê duyệt có tác dụng ngăn chặn thất thoát lãng phí vốn đầu tư. Công tác quyết toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán thực hiện không tốt sẽ tạo cơ sở cho việc lãng phí, thất thoát vốn đầu tư. Công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản một dự án, một công trình được tổng hợp đánh giá phân tích từ các khoản chi lập dự án công trình, ghi kế hoạch, chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn kết thúc đưa dự án đi vào sử dụng và phải đảm bảo thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính về quy định quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính về quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước [1].

Công tác thẩm định báo cáo quyết toán là khâu quyết định cuối cùng khi dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, nó có tác dụng phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ giá trị thực của một tài sản hữu hình thuộc sở hữu nhà nước; nó đánh giá được chất lượng, hiệu quả đầu tư của dự án và là cơ sở tính toán đồng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước bỏ ra trong một thời gian dài của quá trình xây dựng.

Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một lĩnh vực vô cùng khó khăn và phức tạp, phải kiểm tra, kiểm soát tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư một dự án, phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng gây thất thoát lãng phí trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư như: Loại bỏ những khối lượng phát sinh chưa được duyệt, sai chế độ quy định, sai đơn giá định mức, không đúng chủng loại vật liệu, danh mục thiết bị đã được duyệt... Vì vậy, để hạn chế tối đa thất thoát lãng phí trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản thì các cơ quan chức năng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện công tác này. Công tác thanh tra, kiểm tra vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng được nâng cao về chất lượng, đội ngũ cán bộ thanh tra được đào tạo chuyên sâu, cơ bản trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ bản. Do đó, đã phát hiện được hầu hết các gian lận, thất thoát trong lĩnh vực này. Tuy nhiên trong tương lai, cũng cần có những giải pháp mang tính chiến lược, đột phá trong lĩnh vực này nhằm hạn chế tới mức thấp nhất lãng phí trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.

1.2. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại một số địa phương trong nước

1.2.1. Kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Huyện Hưng Hà là một huyện nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Thái Bình, cách Thành phố Thái Bình khoảng 27 km. Phía Bắc tiếp giáp huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam, phía Nam giáp huyện Vũ Thư, phía Đông giáp huyện Quỳnh Phụ và Đông Hưng. Tổng diện tích đất tự nhiên trên 200 km2, dân số trên 25 vạn người được phân bố ở 33 xã và 2 thị trấn. Với 3 con sông lớn: sông Hồng, sông Luộc và sông Trà bao bọc đã tạo nên một vùng đất phì nhiêu, màu mỡ và có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý hiếm: Than nâu, nước khoáng Duyên Hải, đất sét trắng Cộng Hòa. Tuyến quốc lộ 39A chạy qua, nối Hưng Hà với các tỉnh trong khu vực là điều kiện thuận lợi để Hưng Hà phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hóa, bứt phá đi lên.

Với đặc điểm tự nhiên khá giống nhau nhưng qua tiếp cận thực tế triển khai cơ chế quản lý vốn đầu tư và xây dựng trên địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình có những nét nổi trội so với triển khai của huyện Chợ Mới, cụ thể:

xuất của địa phương như chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh; quy hoạch vùng chuyên canh với nhiều vùng cây đặc sản, các chỉ tiêu xây dựng mô hình nông thôn mới. Địa phương đã coi thúc đẩy sản xuất phát triển là bước đột phá và XDCB là một trong các nhân tố quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển, duy trì và phát triển nhiều sản phẩm có thương hiệu trong và ngoài nước như: dệt Phương La, mộc Vế - Riệc, chiếu Hới, long nhãn Hồng An, rượu Đô Kỳ, hương Duyên Hải, bánh đa làng Me, bánh Trưng phố Lẻ,...

Các nhà quản lý vốn đầu tư XDCB đã biết cách thu hút vốn đầu tư bằng cách đa dạng hóa các nguồn lực như vận động nhân dân góp hàng vạn ngày công, tiền, tự nguyện hiến hàng chục ha đất nông nghiệp, hàng nghìn mét vuông đất thổ cư, tự phá dỡ hàng nghìn mét tường cổng, dậu, hàng trăm mét vuông công trình phụ và nhà ở để mở rộng đường trục thôn, đường trong khu dân cư và xây dựng kênh mương, đường giao thông nội đồng.

Đặc biệt, hàng nghìn hộ làm ăn khá giả và con em công tác xa quê, nhiều chức sắc tôn giáo đã ủng hộ tiền của với giá trị hàng tỷ đồng trong phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới. Điển hình như gia đình ông Trần Xuân Ý, xã Tân Lễ đóng góp 2,048 tỷ đồng làm đường nông thôn; bà Đinh Thị Nụ (là vợ liệt sĩ) xã Chi Lăng ủng hộ 280 triệu đồng; ông Trần Hữu Vĩnh, xã Thái Phương ủng hộ 1,950 tỷ đồng.

Trong nhiều cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể, cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang trong tỉnh cũng có những việc làm thiết thực, quyên góp từ 2 - 5 ngày thậm chí 10 ngày lương ủng hộ giúp đỡ một xã, một thôn xây dựng nông thôn mới.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình, tổng nguồn lực huy động để xây dựng nông thôn mới trong năm 2016 (bao gồm cả bằng tiền, ngày công, hiến đất, tài sản, hiện vật quy ra tiền) là 6.323 tỷ đồng chiếm 83,6% so với tổng nguồn lực trong 5 năm từ 2011 - 2015.

Việc sử dụng nguồn lực vào các công trình công cộng phải được người dân bàn bạc dân chủ và thống nhất, có giám sát cộng đồng, đảm bảo công khai, minh bạch. Cần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)