5. Kết cấu của luận văn
4.2.3. Đẩy nhanh công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB
Quyết toán dự án hoàn thành là khâu cuối cùng rất quan trọng của quá trình quản lý vốn đầu tư XDCB để công nhận tính hợp pháp, hợp lý và quan trọng hơn là tính minh bạch trong sử dụng vốn đầu tư tạo ra sản phẩm hoàn thành cho nền kinh tế. Vì vậy, đẩy nhanh công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB là một trong những giải pháp tài chính quan trọng để ngăn ngừa lãng phí, thất thoát vốn đầu tư.
Trước hết cần thực hiện nghiêm Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính về quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước. Đối với dự án nhóm C, trong 6 tháng kể từ khi công trình được nghiệm thu, bàn giao và đưa vào khai thác sử dụng chủ đầu tư phải lập hồ sơ quyết toán công trình, nếu không sẽ bị xử phạt. Đặc biệt, cần công khai, nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 27/CT - TTg, ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường, đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn Nhà nước, trong đó nêu rõ,
từ năm 2018 trở đi, không giao dự án đầu tư mới cho chủ đầu tư, ban quản lý dự án có dự án chậm nộp báo cáo quyết toán từ 24 tháng trở lên; không bố trí kế hoạch vốn để thanh toán số vốn còn thiếu cho các dự án chậm nộp báo cáo quyết toán từ 12 tháng trở lên; không cho phép nhà thầu đang có hợp đồng vi phạm quy định về thời gian lập hồ sơ quyết toán hợp đồng được tham gia đấu thầu dự án mới.
Theo dõi sát thời gian các công trình sau khi nghiệm thu bàn giao đến khi nộp báo cáo quyết toán đến cơ quan thẩm tra; hội nghị tổng kết công tác quản lý hoạt động đầu tư XDCB hàng năm nên đưa thêm nội dung biểu dương đơn vị thực hiện quyết toán đúng thời gian quy định và những đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ quyết toán vốn đầu tư, đồng thời phê bình những đơn vị chậm quyết toán, không hoàn thành nhiệm vụ. Trên cơ sở đó, có hình thức khen thưởng đối với cơ quan quyết toán trước thời gian quy định mà thiết thực nhất là ưu tiên bố trí vốn cho những dự án, công trình do những đơn vị đó làm chủ đầu tư. Đồng thời, có hình thức phạt nghiêm minh đối với các đơn vị quyết toán chậm theo từng đối tượng và nội dung vi phạm dựa trên cơ sở quy định tại điều 22 của Thông tư số 09/2016/TT-BTC .
Bên cạnh đó, cần tăng cường, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác thẩm tra, quyết toán, cải tiến quy trình, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu suất xử lý các khâu quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN:
Vấn đề con người làm công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư XDCB của huyện hiện nay vẫn đang là một vấn đề cần quan tâm. Đội ngũ cán bộ làm công tác quyết toán không chỉ hạn chế về trình độ chuyên môn mà còn thiếu về số lượng. Để giải quyết vấn đề này, UBND huyện cần ưu tiên sắp xếp những cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ này. Bởi vì cán bộ làm công tác thẩm tra quyết toán phải có đủ năng lực để căn cứ đơn giá, khối lượng, chất lượng, chủng loại vật liệu, đối chiếu với dự toán được duyệt và các điều kiện khác như hợp đồng, biên bản nghiệm thu,... để phát hiện ra những sai phạm gây thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước. Đặc biệt là kiên quyết chống mọi biểu hiện tiêu cực, vụ lợi cá nhân thông qua việc hợp thức hóa cho nhà thầu.
Ngoài ra, khi thực hiện thẩm tra những dự án cụ thể có biểu hiện phức tạp mà năng lực của cán bộ chuyên môn không đáp ứng được, UBND huyện có thể mời những chuyên gia cũng như đơn vị tư vấn có kinh nghiệm cùng tham gia để đảm bảo chất
Đồng thời, cơ quan được giao chức năng thẩm tra quyết toán cũng phải chủ động tạo điều kiện về mặt thời gian, kinh phí cử cán bộ chuyên môn tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ do các cơ quan nhà nước cấp trên tổ chức; đầu tư máy móc, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quyết toán vốn đầu tư để nâng cao hiệu suất thẩm tra, phê duyệt quyết toán.
4.2.4. Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư XDCB
Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư XDCB là hoạt động rất quan trọng đóng góp tích cực trong việc ngăn ngừa, răn đe, phòng chống thất thoát, lãng phí trong chi tiêu công nói chung và chi đầu tư XDCB từ NSNN nói riêng. Trong thời gian tới cần thực hiện một số nội dung sau:
Một là, tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo đúng quy định của Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về việc giám sát và đánh giá đầu tư theo các nội dung đã được quy định rõ của từng hoạt động theo dõi, kiểm tra, đánh giá,...
Hai là, cán bộ thanh kiểm tra, giám sát cần được bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, đặc biệt là trình độ về chuyên ngành đầu tư XDCB để theo kịp yêu cầu quản lý tài chính hiện đại cũng như phát hiện các sai phạm với những cách thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp của hoạt động đầu tư từ NSNN góp phần hạn chế thấp nhất thất thoát, lãng phí trong đầu tư như lãng phí do quy hoạch (đầu tư sai chủ trương, quy mô đầu tư quá lớn,...), lãng phí do cơ cấu đầu tư không hợp lý, lãng phí trong thi công xây lắp (Chọn hệ số an toàn quá cao, chọn thi công bằng thủ công dù vẫn có thể làm bằng máy,..),... Đặc biệt là cán bộ thanh kiểm tra phải có trình độ cao mới có thể phát hiện được tình trạng thông đồng, dàn xếp trong đấu thầu để gửi giá, nâng giá, tăng khối lượng hay ăn bớt vật liệu, dùng vật liệu giá thấp hơn so với dự toán được phê duyệt... để trục lợi.
Ba là, hệ thống thanh kiểm tra (Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra ngành,...) cần có sự phối hợp với nhau trong việc xây dựng kế hoạch thanh kiểm tra; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động thanh kiểm tra, giám sát (kiểm tra, giám sát ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư, trong lúc thực hiện đầu tư thay vì kiểm tra, giám sát khi hoàn thành dự án); phân định rõ phạm vi, nhiệm vụ của các cơ
quan để tránh trùng lắp, chồng chéo mà vẫn đảm bảo phòng chống tham nhũng, lãng phí hiệu quả.
Bốn là, phát huy vai trò xã hội hóa đối với hoạt động kiểm tra, giám sát. Bên cạnh việc giám sát của Chủ đầu tư, tổ chức tư vấn thì cần khuyến khích dân cư sinh sống trên địa bàn, cộng đồng, tổ chức xã hội tích cực tham gia giám sát hoạt động đầu tư nhằm phát hiện, kiến nghị với cơ quan Nhà nước kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm trong thực hiện đầu tư, hạn chế lãng phí, thất thoát vốn do chủ đầu tư và nhà thầu, tổ chức tư vấn thông đồng, móc ngoặc, khép kín trong giám sát đầu tư; các hạng mục đầu tư, khối lượng, chất lượng, chủng loại vật liệu; công khai tài chính trong việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước, vốn góp của nhân dân.
Lắng nghe ý kiến của nhân dân, đặc biệt là ý kiến của những người quản lý sử dụng kết quả đầu tư nhưng cũng cần có đánh giá, phân tích kỹ lưỡng những dư luận xã hội để nâng cao chất lượng kiểm tra, thanh tra cũng như việc thực hiện đầu tư đạt hiệu quả cao nhất hạn chế đến mức thấp nhất lãng phí, thất thoát vốn đầu tư của Nhà nước.
Năm là, thực hiện nghiêm các kết luận của thanh tra, kiểm toán, công khai kết quả giải quyết, xử lý những vi phạm đã được phát hiện để người dân, xã hội giám sát việc thực hiện kiến nghị, kết luận sau thanh tra. Đồng thời, thực hiện công khai sẽ khiến người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện quyền hạn của mình.
4.2.5. Giải pháp tổ chức thực hiện nâng cao trình độ quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện phối kết hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho HĐND - UBND huyện ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ quy chế quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn như trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị cũng như tiêu chí dự án được đưa vào kế hoạch và phân bổ vốn.
UBND huyện có trách nhiệm phổ biến, công khai các quy định trong việc thực hiện công tác quản lý vốn đầu tư của huyện để các cá nhân, tổ chức liên quan cùng nghiêm túc thực hiện.
Ngoài các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước nêu trên, tuy nhiên trong quản lý xây dựng cần thực hiện tốt
các giải pháp chung sau nhằm nâng cao được chất lượng quản lý vốn đầu tư XDCB, cụ thể như sau:
- Tăng cường quản lý công tác quy hoạch, thực hiện chủ trương đầu tư phải phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quy hoạch được duyệt.
- Thực hiện tốt cơ chế quản lý các dự án đầu tư, quản lý chất lượng công trình. - Nâng cao chất lượng công tác tư vấn, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, tổ chức thi công.
- Tăng cường cải cách hành chính, chống phiền hà, thực hiện cơ chế dân chủ, công khai, minh bạch ở các cơ quan Nhà nước liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản.
- Tăng cường giám sát phát hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản.
- Tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước.
- Nâng cao chất lượng giải phóng mặt bằng, tái định cư.
- Chú trọng công tác đào tạo cán bộ quản lý dự án và chủ đầu tư.
4.3. Một số kiến nghị
4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước
- Để nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước phải hoàn thiện và ổn định về cơ chế chính sách quản lý đầu tư XDCB, sự khớp nối giữa các văn bản quy phạm pháp luật thống nhất với Luật Xây dựng, luật đấu thầu… tránh chồng chéo, phải điều chỉnh nhiều lần dễ phát sinh tiêu cực trong xây dựng công trình.
- Thực hiện Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP. Nhiều đơn vị, địa phương còn băn khoăn lo lắng về vai trò quản lý nhà nước của các phòng, ban có liên quan về XDCB, quy định “Cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và cơ quan có liên quan”. Như vậy các ngành có liên quan chỉ có trách nhiệm tham gia ý kiến, việc tham gia ý kiến không bảo đảm tính pháp lý và trách nhiệm trước pháp luật.
- Về phân cấp quản lý đầu tư xây dựng: Trong những năm gần đây Nhà nước, các cấp các ngành đã mạnh dạn phân cấp quản lý đầu tư cho cơ sở, đó là một chủ trương đúng vừa tăng cường và nâng cao vai trò cho cơ sở, giảm tải sự đầu tư của Nhà nước, huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư cho XDCB. Tuy nhiên việc phân cấp chưa được chuẩn bị kỹ và chu đáo. Trong khi trình độ đội ngũ cán bộ ở cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa được đào tạo kiến thức cơ bản, nhưng lại được giao quản lý các dự án công trình hàng trăm triệu đồng thậm chí hàng tỷ đồng. Mặt khác trong những năm gần đây trên địa bàn các tỉnh xuất hiện nhiều đơn vị tư vấn, quy hoạch khảo sát thiết kế, thi công xây lắp tư vấn giám sát…. Nhiều đơn vị cán bộ không đủ năng lực phải thuê tư vấn quản lý dự án và thi công xây lắp, trong khi đó công tác thẩm định lại chưa chặt chẽ nhất là biện pháp quản lý dự án và thi công công trình, trách nhiệm của chủ đầu tư có nhiều hạn chế, tính chịu trách nhiệm trước pháp luật là rất yếu. Do vậy hàng năm phải có kinh phí để tăng cường mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về quản lý dự án đầu tư, về giám sát, cấp chứng chỉ hành nghề… cho cán bộ huyện, xã phường, thị trấn… bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
-Cần quản lý vĩ mô tốt hơn việc sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho XDCB vì sự phát triển có chất lượng và bền vững; sử dụng vốn đúng trọng tâm trọng điểm hơn, có lộ trình thực hiện theo thứ tự ưu tiên. Cần quy định việc đánh giá hiệu quả của mỗi dự án đầu tư XDCB là khâu cuối cùng của việc thực hiện dự án đó.
- Sử dụng tối ưu ngân sách nhà nước còn có nghĩa cần và biết huy động các nguồn vốn khác, VĐT trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn ODA, vốn của các thành phần kinh tế khác vào các công trình kết cấu hạ tầng thích hợp bằng các chính sách và hình thức thích hợp.
- Cần làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của tập thể và cá nhân trong công tác quy hoạch, thẩm định và quyết toán phê duyệt dự án công trình. Phân cấp nhiều hơn cho địa phương là đúng, nhưng kèm theo kỷ cương, tinh thần liên kết, phối hợp, tránh nếp tư duy sản xuất nhỏ, cá thể. Khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh.
- Cần đổi mới những cơ chế quản lý làm phát sinh tư tưởng cục bộ trong quy hoạch khiến các địa phương (cho dù không có cơ sở) vẫn xin Trung ương cơ chế chính sách “đặc thù” cho mình thay vì khuyến khích các địa phương liên kết, hợp tác với nhau
để phát huy thế mạnh của vùng và để cùng phát triển. Chính các cơ chế này là nhân tố nội sinh của sự dàn trải trong đầu tư XDCB.
- Trước mắt, mọi dự án đều phải đưa ra đấu thầu công khai và ngay từ khâu lựa chọn công ty tư vấn khảo sát thiết kế lập dự án, hạn chế tối đa sự khép kín trong một bộ ngành chủ quản.
- Mọi công trình đều phải được nghiệm thu từng giai đoạn và nghiệm thu cuối cùng với đầy đủ trách nhiệm của các bên và mọi sai phạm phải bị xử phạt theo chế tài nghiêm minh của pháp luật.
4.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh và các ngành chức năng của tỉnh
- Công tác kế hoạch hoá phải thực sự được xây dựng từ cơ sở và thực hiện theo quy chế dân chủ, hàng năm UBND tỉnh thông báo sớm các chỉ tiêu kế hoạch, danh mục công trình.
- Sớm ban hành hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của tổ giám sát đầu tư, hướng dẫn thực hiện phân cấp đầu tư, đặc biệt là công tác thẩm định kỹ thuật dự án.
- Giao sở Kế hoạch & Đầu tư phối hợp với các sở ban ngành, địa phương từng bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu các nhà thầu trên địa bàn, cung cấp năng lực, kinh nghiệm nhà thầu cho các chủ đầu tư. Hàng tháng, hàng quý phát hành tờ tin về công tác đầu tư, giới thiệu các dự án, thông tin về đấu thầu, chỉ định thầu, chất lượng công trình…