Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 51)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp phân tổ thống kê

Những thông tin sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo yêu cầu của nội dung nghiên cứu đề tài như loại dự án đầu tư XDCB, khu vực đầu tư, các loại vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước... Phương pháp phân tổ sẽ giúp ta nhìn nhận rõ ràng các sự kiện để có được những đánh giá chính xác nhất đối với tình hình đầu tư XDCB và quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu.

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến

Trên cơ sở phân tổ thông kê, phương pháp này được sử dụng để so sánh kết quả đầu tư giữa các hình thức đầu tư khác nhau.

Thông qua phương pháp này mà ta rút ra được các kết luận về hiệu quả công tác đầu tư XDCB và quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

2.2.3.3. Phương pháp thống kê mô tả

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Mô tả quá trình thực hiện công tác đầu tư XDCB và quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2015 - 2017.

2.2.3.4. Phương pháp đồ thị

Đồ thị là phương pháp mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử dụng đồ thị từ các bảng số liệu cung cấp thông tin để người sử dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng hệ thống thông tin nghiên cứu chủ yếu sau:

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của huyện

- Chỉ tiêu phản ánh về đất đai của huyện;

- Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng dân số và lao động của huyện; - Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu KT - XH của huyện qua các năm;

-Chỉ tiêu phản ánh tiềm năng và tình hình phát triển cơ sở hạ tầng huyện.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả huy động và quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017

- Tình hình đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015 - 2017 (giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, kiến thiết thị chính, đầu tư khác,...)

- Kết quả huy động vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước và cơ cấu của các nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn đầu tư XDCB giai đoạn 2015 - 2017;

+ Nguồn vốn XDCB tập trung, mục tiêu; + Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư theo NQ 37; + Nguồn vốn ODA;

+ Nguồn vốn vay XD KC hạ tầng nông thôn; + Nguồn vốn chương trình 134, 135;

+ Nguồn vốn sổ xố;

+ Nguồn vốn trái phiếu Chỉnh phủ;

+ Nguồn vốn đầu tư thu cấp quyền sử dụng đất;

+ Nguồn vốn đầu tư theo hình thức: BT, BOT, BTO…; + Nguồn vốn đầu tư theo hình thức vay tín dụng ưu đãi,…

- Kết quả thực hiện quản lý, sử dụng các nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2015-2017;

+ Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; + Thực hiện kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. + Kết quả quản lý vốn đầu tư.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHỢ MỚI,

TỈNH BẮC KẠN 3.1. Đặc điểm địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, địa mạo

Huyện Chợ Mới được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 02/9/1998, gồm 15 xã, 01 thị trấn trên cơ sở sáp nhập 10 xã, thị trấn phía Bắc của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên và 06 xã phía nam của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Trên địa bàn có 8 xã nằm dọc theo 2 bên bờ Sông Cầu, nguồn cung cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân chủ yếu từ Sông Cầu và một số khe, suối nhỏ.

Huyện Chợ Mới có vị trí nằm ở phía nam của tỉnh Bắc Kạn, phía bắc giáp thành phố Bắc Kạn, phía đông giáp huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp huyện Định Hóa và phía nam giáp huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, Thị trấn Chợ Mới là trung tâm huyện, là huyện cửa ngõ của tỉnh Bắc Kạn, có tuyến quốc lộ 3 đi qua 08 xã, thị trấn, quốc lộ 3B đi qua 03 xã; dòng sông Cầu dài trên 40 km dọc theo 8 xã của huyện; tổng diện tích tự nhiên 66.515 ha, trong đó: đất nông nghiệp 61.160 ha, đất phi nông nghiệp 1.547 ha, đất chưa sử dụng 3.808 ha; dân số 39.950 vạn người (năm 2017); toàn huyện có 159 thôn, bản; gồm dân tộc cùng sinh sống (gồm Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa, Sán chay), trong đó: dân tộc Tày 57,3%, Kinh 26%, Dao 9%, Mông 3%, còn lại là các dân tộc khác.

Hình 3.1. Bản đồ huyện Chợ Mới

3.1.1.2. Khí hậu, lượng mưa, chế độ nhiệt

Khí hậu huyện Chợ Mới mang đặc trưng của khí hậu nhiêt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm 210C. Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6, tháng 7 và tháng 8 (28,50 - 29,50C), các tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (12 - 13,50C). Tổng tích nhiệt bình quân năm là 7.850oC. Mặc dù nhiệt độ còn bị phân hoá theo độ cao và hướng núi, nhưng không đáng kể.

Ngoài chênh lệch về nhiệt độ theo các mùa trong năm, khí hậu Chợ Mới còn có những đặc trưng khác như sương mù, sương muối. Một năm bình quân có khoảng 87 - 88 ngày sương mù. Vào các tháng 10, tháng 11, số ngày sương mù thường cao hơn. Đôi khi có sương muối, mưa đá, nhưng không nhiều, bình quân mỗi năm khoảng 0,2 - 0,3 ngày, thường vào các tháng 12, tháng 1 và đầu mùa xuân.

Lượng mưa thuộc loại trung bình 1.500 - 1.510 mm/năm. Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 7 và 8, có khi mưa tới 100mm/ngày. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm tới 75 - 80% lượng mưa cả năm.

Thịnh hành là các chế độ gió mùa đông bắc kèm theo không khí khô lạnh và gió mùa đông nam mang theo hơi nước từ biển Đông, tạo ra mưa về mùa hè.

Chợ Mới nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mỗi năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa hạ có gió mùa đông nam, mùa đông có gió mùa đông bắc, trời giá rét, nhiều khi có sương muối, gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng và gia súc nhưng lại là điều kiện để phát triển các loại cây ưa lạnh như cây gừng, hồi, quế...

3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

*Tài nguyên đất:

Huyện Chợ Mới có nhiều loại đất khác nhau. Đất nâu đỏ phát triển trên đá phiến sét, diện tích tương đối lớn, thích hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp như chè, hồi, quế. Đất nâu vàng phát triển trên đá sa thạch, đá lẫn chiếm tỷ lệ cao, mỏng có thể phục vụ cho phát triển lâm nghiệp. Đất bồi tụ (phù sa sông, suối) độ mùn cao, giàu dinh dưỡng, phân bổ dọc theo sông, ngòi, khe suối thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung, phần lớn diện tích đất huyện Chợ Mới có độ cao từ 40 - 300m, thích hợp cho nhiều loại cây nông lâm nghiệp. Cây trồng rừng thích hợp là các loại cây mỡ, keo tai tượng, bồ đề, luồng, trúc, tre, diễn, vầu, hồi, trám, lát hoa, nhãn, vải thiều, quế, hồng, quýt, chè. Trong diện tích đất chưa sử dụng có tới 20 - 25% là đất trống đồi núi trọc, còn có thể sử dụng để trồng rừng. Những năm qua, đất chưa sử dụng được khai thác đáng kể, bình quân khoảng 11% mỗi năm, trong khi đó đất nông nghiệp tăng bình quân 4,4%/năm, phi nông nghiệp tăng 7,2%/năm. Cùng với khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi, đất đai trong huyện là điều kiện thuận lợi để phát triển nông - lâm nghiệp, xây dựng các vùng chuyên canh nông sản hàng hóa.

* Tài nguyên nước mặt:

Huyện Chợ Mới có con sông Cầu chảy quanh, đồng thời cũng là con sông lớn nhất tỉnh. Bắt nguồn từ núi Tam Tao, sông Cầu chảy qua một phần của huyện Bạch Thông, đến thị xã Bắc Kạn, huyện Chợ Mới, chảy sang Thái Nguyên và hợp lưu với sông Thái Bình. Chiều dài trên địa phận Bắc Kạn khoảng 100 km với lưu vực trên 510 km2 cùng hàng chục con suối lớn nhỏ. Lòng sông rộng, ít thác gềnh nhất tại địa phận

huyện Chợ Mới. Sông Cầu là tuyến đường thuỷ quan trọng phục vụ vận tải liên huyện và liên tỉnh, nối Chợ Mới với các tỉnh khác. Lưu lượng dòng chảy lớn, sông Cầu có vai trò quan trọng trong đời sống dân cư của hầu hết các xã trong huyện, mang tới nguồn thủy lợi dồi dào, đường giao thông ngược xuôi, nguồn thủy sản phong phú. Đặc biệt, sông Cầu bồi đắp cho các xã dọc lưu vực một lớp phù sa màu mỡ để phát triển nông lâm nghiệp

* Tài nguyên rừng:

Tổng diện tích đất rừng có 46.678,6ha chiếm 77% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Trong đó chủ yếu là đất rừng tự nhiên (31.971,2ha), rừng trồng có 14.700ha chiếm 24% diện tích lâm nghiệp của huyện. Độ che phủ đã đạt tới 60% diện tích rừng. Chợ Mới cũng là huyện có diện tích rừng trồng lớn nhất, chiếm 25% diện tích rừng trồng của toàn tỉnh. Các loại cây trồng chính gồm có mỡ, thông, keo, bồ đề, hồi, trúc, quế, bạch đàn, sa mộc..

Để phát triển quỹ rừng, được sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh và các tổ chức quốc tế, huyện Chợ Mới đã triển khai nhiều chương trình, dự án. Trong đó, Dự án 147, chương trình 135, dự án 327, dự án PAM 5322, Dự án Hợp tác Lâm nghiệp Việt Nam - Hà Lan, định canh định cư, đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn… được triển khai đã nâng độ che phủ lên đáng kể. Đặc biệt, trong quy hoạch phát triển Khu Công nghiệp Thanh Bình, huyện Chợ Mới có điều kiện phát triển thế mạnh nông lâm nghiệp cho công nghiệp chế biến gỗ.

*Tài nguyên khoáng sản:

Tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú và đa dạng. Trong lòng đất khá giàu các loại kim loại màu, kim loại đen, vật liệu xây dựng. Đây là một trong những thế mạnh để phát triển KT - XH nói chung và công nghiệp khai khoáng nói riêng.

*Tài nguyên du lịch:

Nằm ở ngay cửa ngõ ra vào của vùng rừng núi Việt Bắc rộng lớn, nơi chuyển tiếp địa hình từ núi cao xuống đồi núi thấp và ở giữa lòng chảo của hai cánh cung là Ngân Sơn và Tam Đảo. Biên độ thời tiết giữa ngày và đêm, giữa tháng và mùa không cao như những vùng địa lý khác nên khí hậu ở đây mát mẻ về mùa hè, không lạnh lắm về mùa đông, rất thích hợp cho sự phát triển của các loài sinh vật. Cùng với sự hình thành bởi quá trình kiến tạo địa hình, địa mạo đã để lại cho Chợ Mới những dãy núi đá vôi hùng

vĩ và những cánh rừng bạt ngàn. Từ trong lòng của những dãy núi là các hang động rộng lớn, kỳ thú làm nơi trú ngụ của những người tiền sử và tiếp theo là việc sử dụng vào các mục đích phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm qua các thời kỳ lịch sử, như trú quân, tàng trữ vũ khí, hàng hóa, làm công binh xưởng sản xuất vũ khí. Một loạt các hang động đã trở thành thắng cảnh để có thể đưa vào khai thác phục vụ du lịch, nghiên cứu địa chất như hang Thắm Làng, Động Hun, Thắm Chằng, Hang Dơi, Hang Thạch Long, Đền Thắm, Chùa Thạch Long.

*Vấn đề môi trường:

Thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường, Nghị quyết số 41/NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính Trị và Kế hoạch số 71-KH/TU ngày 13/5/2015 của Tỉnh ủy tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn tỉnh; Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 03/6/2017 về triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực Sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017 - 2020; Chỉ thị số 24/2012/CT- UBND ngày 28/12/2012 về công tác bảo vệ môi trường; Kế hoạch số 312/KH-UBND ngày 10/9/2013 triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực môi trường, đã góp phần đảm bảo sức khoẻ của nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển KT - XH tỉnh bền vững. Đến nay huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đã định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường sinh thái, phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đến môi trường; xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và khắc phục sự suy thoái môi trường; giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan môi trường và xử lý các vấn đề môi trường một cách triệt để.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Nguồn lao động, dân số và thu nhập

Huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn có quy mô dân số tăng ổn định, năm 2015 là 36.747 người , đến năm 2017 dân số huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn là 39.950 vạn người người trên diện tích 607.161 km2. Mật độ dân số trung bình 65,798 người/km2. Tốc độ gia tăng dân số năm sau có xu hướng cao hơn năn trước: năm 2015 là 0,45%, 2016 là 0,53% và năm 2017 là 0,59%. Số người nằm trong độ tuổi lao động (tính từ 15 đến 60 tuổi) chiếm 60,17% tổng số dân của tỉnh, nguồn lao động chủ yếu là trẻ, khoẻ. Lao động

có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã qua đào tạo chiếm tỷ trọng trung bình.

Thu nhập bình quân đầu người của huyện năm 2017 đạt 19,9 triệu đồng/người/ năm. Giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn đạt 2,20% so với năm 2016, vượt mục tiêu kế hoạch.

3.1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất

+ Diện tích các loại đất hiện này - Đất nông nghiệp: 56.653,59ha. - Đất phi nông nghiệp: 2.278,51ha. - Đất chưa sử dụng: 1.743,03ha. + Kế hoạch thu hồi đất năm 2018

- Tổng diện tích đất cần thu hồi trên địa bàn huyện Chợ Mới năm 2018 là 158,61ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp 146,24ha; - Đất phi nông nghiệp 12,37ha.

+ Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2018

- Tổng diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp146,24 ha. + Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng năm 2018

- Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng là 29,91ha.

3.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Đến nay, hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đã có những hoàn thiện nhất định, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư triển khai trên địa bàn tỉnh...

+ Giao thông vận tải:

- Đường bộ: Tổng chiều dài đường bộ của huyện là 1.054 km trong đó: Quốc lộ: 135 km, tỉnh lộ: 105,5km, huyện lộ: 370,6 km. đường liên xã: 442,9 km. Hệ thống tỉnh lộ và quốc lộ đều được dải nhựa. Hệ thống Quốc lộ và tỉnh lộ phân bố khá hợp lý trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)