Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong việc thể hiện chủ đề gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chủ đề gia đình trong một số truyện nôm bình dân và truyện nôm bác học (Trang 82 - 97)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong việc thể hiện chủ đề gia đình

Cốt truyện có nhiệm vụ quan trọng góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Trong lao động sáng tạo văn học, có thể coi chủ đề tư tưởng là mục tiêu nhằm hướng tới của nhà văn trong quá trình phát hiện và xây dựng cốt truyện. Trong đời sống văn học, đôi khi có người cho rằng một số tác phẩm có chủ đề tư tưởng tốt nhưng tác phẩm vẫn chưa được cảm nhận như một chỉnh thể nghệ thuật. Ðiều này có thể do nhiều nguyên nhân nhưng một phần quan trọng là do cốt truyện.Truyện Nôm là thể loại tự sự bằng thơ nên cốt truyện có sự ảnh hưởng lớn đến việc thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.

3.2.1 Nét tương đồng

Truyện Nôm bình dân và bác học thể hiện đời sống tinh thần và ước mơ khát vọng của con người thời đại bấy giờ về một cuộc sống với những thuận hòa trong mối quan hệ gia đình và hướng tới một xã hội bình đẳng, tự do. Chính vì vậy, hai kiểu truyện có sự gặp gỡ nhau trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện. Trước hết đó là ở kết thúc có hậu.

Hầu hết các truyện Nôm đều hướng đến cái kết với sự hòa hợp của các mối quan hệ, trong đó nhân vật chính trải qua những khó khăn thử thách được đền đáp xứng đáng bằng hạnh phúc viên mãn. Kết thúc có hậu là yếu tố mang đậm tư tưởng của dân gian, nó phù hợp với suy nghĩ, ước mơ và khát vọng thời đại của con người bấy giờ nên trong văn chương bác học tư tưởng này có một sức sống mãnh liệt và sự ảnh hưởng lớn lao.

Truyện Nôm bình dân mang dấu ấn của cổ tích đậm nét nên việc các tác giả chọn cái kết có hậu là điều dễ hiểu. Trong hầu hết tác phẩm, nhân vật chính đều được hưởng hạnh phúc trọn vẹn bên gia đình. Tấm trải qua bao mưu sâu kế hiểm của dì ghẻ đã được trở về bên nhà vua sống cuộc đời hạnh phúc. Ước mơ giản dị của nhân dân về quan niệm ở hiền gặp lành được thể hiện đầy đủ trong cái kết của truyện. Đi xa hơn truyện cổ tích, các tác giả truyện Nôm bình dân nhìn thấy một cái kết nhân hậu hơn khi tấm lòng thảo hiền, tình nghĩa vợ chồng thủy chung của Tấm được trường tồn với nhân gian qua những ngôi miếu, đền thờ được lập lên khi nàng mất.

Nàng Phương Hoa và chàng Cảnh Yên phải chịu nhiều vất vả, khổ đau. Cuối cùng họ cũng được đoàn viên cùng nhau vinh quy bái tổ trong niềm vui và hạnh phúc của gia đình và mọi người. Đó là cái kết xứng đáng cho những hi sinh vất vả, cho những đắng cây mà họ đã cùng nhau trải qua:

Trước về tế lễ mẹ cha

Sau bèn đến lạy ông bà Trần Công Mẹ cha mừng, người bằng lòng Bởi chưng nguyệt lão dây hồng xe tơ

Trong Tống Trân Cúc Hoa, người đọc xót thương cho số phận long đong của đôi vợ chồng trẻ thì sẽ mừng vui cho họ khi ở cuối tác phẩm Tống Trân và Cúc Hoa được hạnh phúc bên nhau cạnh duyên lành giữa Tống Trân với Bạch Hoa công chúa. Cuộc hợp hôn theo quan niệm bấy giờ không đi ngược với luân thường đạo lý. Cúc Hoa bằng lòng với cuộc hợp hôn, cuộc sống gia đình hòa hợp đó là một cái kết đầy viên mãn:

Vườn xuân cây phúc nở hoa Bút nghiên lại nối khôi khoa bảng rồng

Đều thời hưởng phúc nhà chung Mỗi duyên cũng vẹn chữ đồng cũng yên

Truyện Nôm bác học hướng đến một cốt truyện mang tính bác học, đậm tính văn chương chữ nghĩa song vẫn bảo lưu yếu tố kết thúc có hậu bởi đây là yếu tố góp phần quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Hoa tiên kí xây dựng cái kết đầy tính lý tưởng khi Lương Sinh trở về sau chiến trận vinh quang lại được vua tứ hôn với Dao Tiên, Ngọc Khanh và hai nàng hầu Vân Hương và Bích Nguyệt. Những người đã vất vả, hi sinh vì chàng đều được đền đáp xứng đáng.

Truyện Song Tinh cũng hướng tới kết thúc nhân hậu khi tình huống truyện xây dựng

khéo léo để chàng gặp lại Nhụy Châu và kết duyên lành với nàng, ân nghĩa vợ chồng trăm năm vẹn tròn.

Nhân vật trong Sơ kính tân trang mang nặng tâm lý của chủ nghĩa thất bại. Trước nghịch cảnh cả Phạm Kim và Quỳnh Thư đều chọn cách buông bỏ để rồi họ phải âm dương cách biệt. Những tưởng câu chuyện kết thúc trong nỗi đau của cặp

tài tử giai nhân nhưng Phạm Thái đã sáng tạo ra một cái kết với sự gặp gỡ của họ ở kiếp sau. Mặc dù cái kết mang tính khiên cưỡng song ta thấy được nỗ lực của tác giả trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm cũng như khát khao về một hạnh phúc gia đình bền chặt.

Như vậy, nhờ kết thúc có hậu trong kết cấu của các truyện Nôm mà chủ đề gia đình với sự hòa hợp cái mối quan hệ được thể hiện sâu sắc, mang ý nghĩa nhân văn và tinh thần nhân đạo đậm đà. Nó thể hiện ước mơ cháy bỏng vào cái thiện, vào hạnh phúc bền lâu của yếu tố gia đình trong tâm thức con người.

Điểm tương đồng thứ hai chính giữa truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học là sự ảnh hưởng rõ rệt từ hình thái cốt truyện của thể loại truyện cổ tích, tức là cấu trúc theo mô hình gặp gỡ - tai biến - đoàn tụ. Cấu trúc này dường như đã trở thành mô thức chung của thể loại truyện Nôm. Đối với việc thể hiện chủ đề gia đình đây là một biện pháp nghệ thuật đắc dụng mang lại hiệu quả cao. Mở đầu truyện bao giờ cũng là cảnh trai gái gặp gỡ rồi xảy ra biến cố phải ly tan mỗi người mỗi ngả, trải qua nhiều bước gian truân, họ lại được đoàn tụ trong hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình êm ấm. Chính cốt truyện này đã chi phối toàn bộ sự phát triển của các tình tiết cũng như tính cách của nhân vật trong truyện. Bởi thế các tình tiết dù có phát triển và diễn biến éo le, ly kỳ, phức tạp đến đâu cũng vẫn không thể vượt ra ngoài khuôn khổ của mô hình cốt lõi này. Nhờ vậy mà trong “tai biến” tư tưởng chủ đề gia đình của tác phẩm được thể hiện để khi “đoàn tụ” khát vọng, ước mơ về cuộc sống gia đình hạnh phúc, viên mãn gây được ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Truyện Nôm bình dân gần với cổ tích hơn nên cốt truyện này được tuân thủ khá chặt chẽ. Tấm và nhà vua gặp nhau nên duyên vợ chồng. Trong sự gặp gỡ ấy, tình nghĩa phu thê đã trở thành động lực để cô Tấm nhỏ bé, mong manh dám đấu tranh giành lại sự sống và cuối cùng được hạnh phúc bên nhà vua. Truyện Phương

HoaTống Trân Cúc Hoa xây dựng một cốt truyện với nhiều biến cố và tình tiết

hơn. Nhân vật chính trong truyện phải trải qua nhiều biến cố, đấu tranh với nhiều thế lực khác nhau trong xã hội để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Dù tình tiết của truyện có phát triển rắc rối đến mấy, và cốt truyện có kéo dài bao nhiêu đi nữa thì

người kể chuyện vẫn phải dừng lại ở chỗ đẹp nhất, viên mãn nhất thì người nghe mới thấy thỏa mãn, mới chịu chấp nhận. Thiện phải thắng ác. Chính phải thắng tà. Đó là triết lí ngàn đời của dân gian. Đó cũng là triết lí thẩm mĩ của thể loại truyện Nôm trong việc xây dựng cốt truyện.

Truyện Nôm bác học xây dựng cốt truyện với nhiều nét tương đồng với truyện Nôm bình dân. Trong Hoa tiên kí, sau buổi gặp gỡ định mệnh với Dao Tiên, Lương Sinh đã đem lòng yêu mến nàng. Tình cảm đẹp đẽ đó phải trải qua vô vàn những thử thách, biến cố. Qua mỗi lần gặp tai biến chủ đề gia đình của tác phẩm lại được nhấn mạnh. Sự đoàn tụ trong tác phẩm là điều tất yếu để thể hiện khát vọng về một gia đình kiểu mẫu lý tưởng. Trong Truyện Song Tinh, nhân vật phản diện như Hách Nhược Sinh chính là yếu tố làm sâu sắc tai biến, thử thách trong kết cấu của truyện. Việc Nhụy Châu trọn nghĩa vẹn tình với Song Tinh không chỉ giúp gỡ nút thắt của truyện mà còn thể hiện rõ nét chủ đề gia đình của tác phẩm. Sơ kính tân

trang xây dựng cốt truyện độc đáo ở phương diện kiếp trước và kiếp sau của nàng

Quỳnh Thư. Tuy nhiên, truyện vẫn không thoát ly khỏi mô thức chung “gặp gỡ - tai biến - đoàn tụ”. Sau khi gặp gỡ và đem lòng thương yêu nhau, Phạm Kim và Quỳnh Thư gặp phải biến cố khi nàng bị ép hôn với viên quan đô đốc. Hậu kiếp của Quỳnh Thư là cái kết đoàn tụ bảo lưu khát vọng hạnh phúc gia đình của tác giả.

Yếu tố thần kì là một trong những đặc sắc nghệ thuật của văn học dân gian. Đây là yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Kế thừa tinh hoa văn học của cha ông từ ngàn đời xưa, truyện Nôm sử dụng yếu tố thần kì để thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm một cách khá thành công. Trong mỗi kiểu loại truyện Nôm yếu tố thần kì được sử dụng với mức độ và vai trò khác nhau.

Truyện Cái Tấm cái Cám bảo lưu cốt truyện của cổ tích với cả sự xuất hiện của các yếu tố thần kì. Những âm mưu hiểm ác, những hành động tàn độc của mụ dì ghẻ đều được hóa giải nhờ phép màu của đấng siêu nhiên là ông bụt. Qua những câu thơ Nôm giản dị, mộc mạc, tác giả đã thể hiện quan niệm “ác giả ác báo”, “ở hiền gặp lành” của nhân dân khá sâu sắc.Trong truyện Tống Trân Cúc Hoa, chi tiết thần Sơn Tinh thấu rõ tình cảnh, hóa phép thành mãnh hổ sang nước Tần để đưa thư của

là tác phẩm mang tính chất tự truyện của Phạm Thái. Để thể hiện khát vọng về tình yêu và hạnh phúc gia đình bền chặt tác giả xây dựng yếu tố tiền kiếp – hậu kiếp nhuốm màu ảo diệu thần kì.

Tuy không phải truyện Nôm nào cũng sử dụng yếu tố thần kì nhưng trong ta không thể phủ nhận vai trò vị trí của yếu tố này trong việc hướng người đọc đến chủ đề của tác phẩm là mâu thuẫn gia đình trong xã hội cùng ước mơ khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn.

Như vậy, qua điểm chung trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện là kết thúc có hậu, mô thức “gặp gỡ - tai biến - đoàn tụ và việc sử dụng yếu tố thần, hai kiểu truyện Nôm trong đã thể hiện chủ đề gia đình khá thành công. Cốt truyện của một tác phẩm bao giờ cũng tăng cường sức mạnh nghệ thuật của tác phẩm văn học, tạo nên sức hấp dẫn cho người đọc. Qua nét tương đồng trên, truyện Nôm đã thể hiện được lý tưởng thẩm mỹ về cái thiện, về hạnh phúc gia đình mà con người luôn hướng tới.

3.2.2 Nét dị biệt

3.2.2.1 Tình huống truyện độc đáo trong việc thể hiện chủ đề gia đình

Tình huống truyện là yếu tố quan trọng để tạo nên cốt truyện độc đáo cho tác phẩm. Nhờ tình huống truyện mà cốt truyện phát triển theo định hướng tư tưởng của nhà văn và trở thành một chỉnh thể nghệ thuật hoàn chỉnh. Truyện Nôm đã xây dựng những tình huống truyện độc đáo để thể hiện cốt truyện vốn rất đặc trưng của thể loại. Sự xuất hiện của những biến cố để thử thách nhân vật được đặt trong những không gian, thời gian cụ thể, sinh động đã tạo nên tính đa dạng trong tình huống truyện của thể loại này.

Mặc dù có nhiều nét tương đồng trong cốt truyện như đã phân tích nhưng để tạo ra màu sắc riêng trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, mỗi tác giả trong dòng truyện Nôm đều phải tìm tòi xây dựng được những tình huống đặc biệt hấp dẫn người đọc đồng thời thúc đẩy mạch truyện phát triển theo mô thức đã định. Truyện Nôm bình dân xây dựng tình huống truyện gắn với đời sống của nhân dân lao động trong thời đại bấy giờ.

Truyện Cái Tấm cái Cám trung thành với tình huống được dựng lên từ truyện cổ tích. Biến cố thay đổi cuộc sống của Tấm chính là việc Tấm trở thành đứa trẻ mồ côi và phải sống chung với mụ dì ghẻ độc ác tàn nhẫn.

Nào hay gia biến xảy ra

Chàng Lê lâm bệnh lánh xa cỗi đời… Nhưng nào hẳn có thế thì Mụ hai vốn dạ vô nghì bất nhân

Con mình thì quý muôn phần Con chồng hắt hủi cấm ngăn mọi điều

Từ tình huống truyện này, Tấm bắt đầu cuộc đấu tranh giành quyền được sống hết sức khốc liệt. Mỗi lần hóa thân của Tấm là biến cố lại được đẩy lên đến cao trào, mâu thuẫn gia đình trở lên gay gắt. Qua đó, tác giả phê phán sự ích kỉ, tham lam của nhân vật dì ghẻ, đề cao tấm lòng chân thiện của Tấm, hướng đến xây dựng một gia đình hạnh phúc với mối hòa hợp giữa các mối quan hệ.

Truyện Phương HoaTống Trân Cúc Hoa sử dụng rất thành công tình huống truyện nhân vật chính bị ép hôn. Tào trung úy là một gian thần, thấy Phương Hoa là người có tài năng và nhan sắc hơn người liền đến hỏi nàng làm vợ. Bị từ chối hắn vô cùng tức giận đã lập mưu hại gia đình Cảnh Yên. Hai anh em Cảnh Yên phải lưu lạc, giả làm tăng ni để lánh nạn. Từ đây số phận của cả Phương Hoa và Cảnh Yên sang một trang mới đầy sóng gió, đoạn trường. Xây dựng tình huống truyện này, tác giả đã cất lời ca ngợi tấm lòng thủy chung của Phương Hoa đồng thời đẩy cốt truyện vào giai đoạn “tai biến” với một loạt những tình huống truyện khác để nhân vật bộc lộ tính cách và tư tưởng. Với Tống Trân Cúc Hoa, kiểu tình huống ép hôn xuất hiện khi Tống Trân lên kinh thi và đỗ Trạng nguyên. Nhà vua muốn gả công chúa cho Tống Trân, nhưng bị chàng khước từ vì nghĩa trăm năm với Cúc Hoa còn sâu nặng. Công chúa ghanh ghét xui vua cha đẩy chàng đi xứ nước Tống. Tuy không phải là tình huống cơ bản nhất của truyện song qua đây chủ đề gia đình với tấm lòng yêu thương, trân trọng của Tống Trân với người vợ tào khang được khắc họa cảm động và chân thực. Cùng thể hiện chủ đề

sử dụng tình huống truyện đặt nhân vật vào mâu thuẫn cha con khi Trưởng giả bất chấp đặt lòng tham lam, vị kỷ cá nhân lên trên những giá trị đạo đức cao đẹp.

Trong khi Cúc Hoa ở nhà một dạ nuôi mẹ, chờ chồng. Trưởng giả thấy Tống Trân

không về nên ép nàng lấy viên Đình trưởng trong làng. Cúc Hoa phản kháng thì bị cha nhốt lại, đánh đập tàn nhẫn và bắt mẹ Tống Trân phải xuống ở trong chuồng trâu. Tình huống truyện được xây dựng từ chính những mâu thuẫn rất đời thường mang ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng văn hóa dân gian. Qua tình những tình huống truyện trong dòng truyện Nôm bình dân ta thấy được quan niệm của tác giả về cuộc sống khá giản dị, chân thực và hồn nhiên. Chủ đề gia đình xung quanh các mối quan hệ cũng trở nên gần gũi, bình dị.

Truyện Nôm bác học như Hoa tiên kí hay Truyện Song Tinh có sự ảnh hưởng

rõ nét của các tác phẩm văn học Trung Hoa trong việc xây dựng cốt truyện. Đây là sự tiếp nhận bước đầu khá thô sơ nhưng lại là xuất phát điểm để văn học nước nhà phát triển và đạt những thành tựu rực rỡ trong khoảng thời gian ngay sau đó với

đỉnh cao là kiệt tác Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du. Sơ kính tân trang

truyện Nôm mang bóng dáng của tự truyện về cuộc đời tác giả nhưng vẫn thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chủ đề gia đình trong một số truyện nôm bình dân và truyện nôm bác học (Trang 82 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)