Tình nghĩa vợ chồng trong truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chủ đề gia đình trong một số truyện nôm bình dân và truyện nôm bác học (Trang 48)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2 Tình nghĩa vợ chồng trong truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học

2.2.1 Nét tương đồng

Trong việc thể hiện chủ đề gia đình thì nội dung nói về tình cảm vợ chồng là một trong những nội dung quan trọng nhất bởi nền tảng của gia đình được xây dựng trên chính mối quan hệ này. Cả truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học đều chú trọng thể hiện sinh động và chân thực những cung bậc cảm xúc, những tình cảm sâu sắc nhất của tình phu thê. Mọi biến cố trong các câu chuyện đều xoay quanh nội dung mang đầy tính nhân văn đó là tình nghĩa thủy chung son sắt, tấm lòng hết mực yêu thương biết hi sinh những vị kỷ cá nhân vì mối quan hệ vợ chồng.

Trong truyện Nôm Cái Tấm cái Cám, tình cảm của nhà vua và Tấm là tình cảm nghĩa tình sâu sắc. Dù xa cách nhau nhưng với trái tim nhạy cảm, tình yêu

thương gắn kết nhà vua vẫn nhận ra người vợ thảo hiền của mình qua những lần hóa thân là chim vàng anh, khung cửi và đặc biệt hơn cả là qua miếng trầu Tấm têm ngày nào. Đến giây phút đoàn tụ, tác giả truyện Nôm vẫn không nguôi tham vọng thể hiện tình phu thê sâu sắc của hai nhân vật. Đó có lẽ là thôi thúc mãnh liệt để đoạn kết câu truyện ra đời. Truyện Nôm đi xa hơn truyện cổ tích khi miêu tả tâm trạng đau khổ của nhà vua lúc Tấm “lại vào làng tiên”:

Hồng vân một đóa kề bên Là là đón bạn cung Tiên về Trời

Nhà vua thương tiếc lụy rơi

Đập gương tìm bóng dành hơi nhớ người

Trong truyện Phương Hoa, có thể thấy cả cuộc đời của nàng Phương Hoa là những tháng ngày xuôi ngược hi sinh vì chồng và gia đình chồng. Ở nàng tình thương yêu, nghĩa phu thê dường như lúc nào cũng đong đầy trong trái tim. Và có lẽ đó là động lực lớn lao, cháy bỏng giúp nàng vượt qua mọi biến cố, thử thách. Trong lúc hoạn nạn và khó khăn nhất, tấm lòng người con gái hiếu nghĩa vẫn hướng về đáng phu quân khiến người đọc vừa cảm phục vừa xót xa: “Đêm thì thắc mắc ngậm

ngùi/ Thương chàng oan uổng giam nơi ngục hình”. Nghĩa tình phu thê trong tác

phẩm gần gũi với truyện Nôm bác học bởi từ sâu trong những hành động, lời nói của Phương Hoa ta thấy hình ảnh của một Ngọc Khanh, bóng hình của một Dao Tiên, suy nghĩ của một Quỳnh Thư, Thụy Châu…đó là những quan niệm đã ăn sâu vào tiềm thức của người phụ nữ Việt. Những dấu ấn này vẫn tồn tại trong văn học từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, từ thể loại này sang thể loại khác để minh chứng cho một chân lý: những giá trị phù hợp với đời sống nhân văn, với tâm tư đạo đức của con người thì còn tồn tại mãi mãi. Bởi vậy, những phẩm chất của nàng Phương Hoa rất đáng trân trọng khi tư tưởng đạo đức tạo nên một người con gái thủy chung son sắt, sống hết mình vì tình nghĩa phu thê:

Khá khen thiếu nữ Phương Hoa Nghĩa, nhân, tiết, hạnh ít là hòa hai

Trong Tống Trân Cúc Hoa, tình vợ nghĩa chồng đã trở thành tâm điểm của chủ đề gia đình. Cũng như truyện Nôm bác học và một số truyện Nôm bình dân khác, tác phẩm hướng đến một mối quan hệ vợ chồng gắn kết yêu thương đầy và trách nhiệm. Cúc Hoa là hiện thân của một tình yêu nồng nàn, mãnh liệt, một người vợ sống trọn cuộc đời vì chồng. Nàng là một trong số ít nhân vật nữ trong dòng truyện Nôm dám bước qua ranh giới của chữ hiếu để trọn chữ tình. Trong thời khắc khó khăn hai vợ chồng Tống Trân và Cúc Hoa đã cùng nhau đồng cam cộng khổ. Tình cảm họ dành cho nhau khiến những vần thơ trở nên đầy sức nặng:

Chàng ăn cho sống mình chàng Dốc lòng kinh sử văn chương đạo là

Kể chi thiếp phận đàn bà

Khó nghèo chớ quản nỗi nhà thảm thương

Hay tâm trạng đau đớn đến tột cùng của nàng khi bị cha ép gả cho người khác

Cúc Hoa chẳng nói ra lời

Vật mình lăn khóc: “Than ôi! Hỡi chàng! Cùng nhau đã bảy đông tròn Ai ngờ phân xẻ thiếp chàng lìa đôi…

Truyện Nôm bình dân thể hiện tình nghĩa vợ chồng trong chủ đề gia đình với quan niệm đề cao lối sống ân nghĩa vẹn tròn theo truyền thống đạo đức bao đời của cha ông ta. Kế thừa tinh hoa văn hóa ấy, truyện Nôm bác học cũng phản ánh khá sắc nét và cụ thể phương diện này. Trong Hoa tiên kí, ta có thể thấy tình yêu giữa Lương Sinh và Dao Tiên là tình yêu đích thực xuất phát từ trái tim của những người trẻ tuổi mang trong mình khát vọng yêu đương mãnh liệt. Tác giả đã dành một phần khá lớn dung lượng của tác phẩm (23 hồi đầu) để ca ngợi mối tình đẹp đẽ ấy. Lương Sinh tìm mọi cách để lấy lòng Dao Tiên còn Dao Tiên thì “luôn sống trong thế giới giằng co giữa tiếng gọi tình yêu – tuy còn xa xăm nhưng đầy sức quyến rũ – với

những bài học đạo đức nàng từng được tiếp thu từ tấm bé” [10,tr.219]. Nguyễn Huy

Tự để cho tình cảm trong lòng Dao Tiên chiến thắng, nàng đã bước ra khỏi hàng rào phong kiến để đến với Lương Sinh, đến với tình yêu của chính mình. Tình yêu của

họ thực sự thăng hoa trong những lời thề non hẹn biển dưới ánh trăng. Nhưng đó lại là tình yêu đi chệch khỏi vòng quay của chế độ phong kiến bởi mẹ chàng đã đính ước cho chàng với Ngọc Khanh. Mặc dù trong lòng Lương Sinh cái tình với Ngọc Khanh không hề tồn tại nhưng cái nghĩa trong mối quan hệ phu – phụ thì luôn canh cánh. Vì vậy, với trách nhiệm của một người chồng trong mối quan hệ đó ta thấu hiểu được nỗi băn khoăn của Lương Sinh khi lệnh vua đã tác hôn cho chàng với Dao Tiên. Nỗi xót thương về cái chết của vị hôn thê dám hi sinh cả tính mạng vì chàng trỗi dậy, khiến chàng chẳng dễ dàng đưa ra quyết định nhanh chóng. Với những tư tưởng về đạo đức trong mối quan hệ phu thê, cả Lương Sinh, Dao Tiên và Ngọc Khanh đều gồng mình thực hiện để dung hòa tình yêu và trách nhiệm với người mình yêu thương.

Trong Truyện Song Tinh, Nguyễn Hữu Hào không đi vào lý tưởng hóa mối quan hệ phu – phụ như trong Hoa tiên kí mà tập trung khắc họa mối quan hệ này trong vòng quy chuẩn của nó. Bởi vậy suy nghĩ và hành động của những nhân vật tiêu biểu như Song Tinh và Nhụy Châu có phần giản đơn hơn. Ở họ tình yêu, sự thủy chung gắn liền với đạo vợ chồng.

Nhân vật Song Tinh héo mòn đến đổ bệnh vì tương tư nàng Nhụy Châu. Đó là tình cảm tự nhiên, hồn hậu sôi nổi của chàng trai trẻ và với sự giúp đỡ của tỳ nữ Thể Vân chàng đã có được tình yêu của mình. Mối tình duyên đẹp đẽ của đôi trai tài gái sắc thực sự thăng hoa khi có sự tác hợp của Giang Ông, Giang Bà và sự đồng thuận của Song Bà. Họ hứa hôn trong niềm vui mừng của hai bên họ hàng. Song Tinh mang trong mình lời ước hẹn, tình nghĩa phu thê với nàng Nhụy Châu tài sắc. Sự thủy chung trong quan hệ vợ chồng đã trở thành động lực giúp chàng vượt qua mọi cám dỗ của tiền tài, danh vọng. Vì tình nghĩa với Nhụy Châu, chàng trạng nguyên họ Song đã không ngần ngại từ chối làm rể của vị phò mã họ Đồ:

Có quan phò mã Đồ Công Trọng tài muốn rể, khiến hồng môi đưa

Môi nhân đến trước ngỏ lời

Khi trở về sau cuộc đi sứ, biết tin Nhụy Châu gặp nạn chàng đã vô cùng đau khổ. Vì nghĩa phu – thê vẫn canh cánh bên lòng, Song Tinh chấp nhận cuộc hôn nhân gượng ép với Thể Vân theo ước nguyện của Nhụy Châu nhưng lại kiên quyết không động phòng. Chàng với Nhụy Châu chỉ mới hứa hôn nhưng lòng chàng đã mặc nhận nàng là người vợ trăm năm. Chàng trân trọng tấm lòng của người con gái trọng nghĩa vẹn tình này.

Đến truyện Sơ kính tân trang tác giả Phạm Thái để viết về tình yêu một cách lãng mạn. Tình cảm nam nữ đã trở thành nghĩa phu thê trong những lời đính ước. Tình yêu của họ đẹp đẽ, thơ mộng không thiếu những sâu sắc, chân thành. Khi không được ở bên nhau, cả Phạm Kim và Quỳnh Thư đều đau khổ vô cùng. Nghĩa tình là sự gắn kết giữa hai trái tim. Trước thế lực của cường quyền tình nghĩa của họ bị đẩy đến bế tắc không lối thoát. Quỳnh Thư chọn cách tự vẫn, Phạm Kim cũng thương nhớ không nguôi mà gửi thân nơi cửa phật. Truyện mang theo bóng dáng cuộc đời của tác giả Phạm Thái bởi vậy nghĩa tình phu thê trong truyện càng trở nên sâu đậm và ám ảnh tâm tư người đọc. Nội dung tình cảm vợ chồng trong chủ đề gia đình được Phạm Thái dẫn dắt khéo léo, hấp dấn. Những cung bậc tình cảm say đắm của hai nhân vật được thể hiện xuyên suốt tác phẩm là nền tảng xây dựng một mối quan hệ vợ chồng bền chặt mang tính lý tưởng hóa cao trong cuối tác phẩm.

2.2.2 Nét dị biệt

2.2.2.1 Sự giản dị tự nhiên, hài hòa trong tình nghĩa vợ chồng ở truyện Nôm bình dân

Bên cạnh những nét tương đồng giữa truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học, ở mỗi kiểu truyện ta lại thấy có những nét riêng làm nên giá trị đặc sắc cho tác phẩm. Mặc dù vẫn mang phần nào ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo song truyện Nôm bình dân đã đem lại một làn gió khác lạ vào chủ đề gia đình. Có thể nói, sự hài hòa, giản dị và ít bị câu thúc bởi những tín điều Nho giáo là một nội dung đặc sắc của mối quan hệ vợ chồng trong chủ đề gia đình ở truyện Nôm bình dân. Tình nghĩa vợ chồng trong truyện Nôm bình dân vừa mang theo quan niệm của nhân dân vừa mang ảnh hưởng của Nho giáo.

Truyện Nôm Cái Tấm cái Cám thể hiện tình nghĩa vợ chồng khá giản dị và gần gũi. Các chi tiết truyện không rườn rà, khô cứng mà khá tự nhiên theo mạch

diễn biến của truyện. Truyện phản ánh mâu thuẫn gay gắt trong gia đình nông thôn Việt Nam xưa với tuyến xung đột chủ yếu là giữa dì ghẻ con chồng và xung đột giữa chị em cùng cha khác mẹ. Qua tuyến xung đột này chủ đề gia đình được khắc họa mang theo quan điểm và các nhìn nhận của tầng lớp trí thức bình dân. Họ là những người sống gắn bó với nhân dân, ít bị lệ thuộc bởi những điều khô cứng, những mối quan hệ trong tam cương ngũ thường như những tác giả của truyện Nôm bác học.Trong xã hội mà nam giới được coi trọng, có quyền năm thê bảy thiếp thì việc nhà vua luôn thủy chung, một lòng yêu thương Tấm đã thể hiện cái nhìn mang tính dân gian. Giây phút nhà vua gặp lại Tấm, tình nghĩa phu thê sum họp được viết lên đầy cảm xúc:

Cho nàng yết kiến long nhan Ban lời úy dụ hồng nhan bây giờ

Lại truyền sắp sẵn kiệu cờ Xe rồng tán phụng trúc tơ đặt bày

Truyện Nôm Phương Hoa không xoay quanh tình yêu, nghĩa vụ và trách nhiệm giữa tài tử giai nhân như các truyện Nôm bác học mà lấy mối quan hệ vợ chồng làm trung tâm chi phối cách hành xử của nhân vật. Trong cách ứng xử với chồng là Cảnh Yên, Phương Hoa hiện lên là người thủy chung son sắt, tình cảm của nàng chân thành mãnh liệt không chút tư lợi thường tình. Điểm đặc sắc của truyện là mối quan hệ vợ chồng trong truyện được xây dựng trên cơ sở sự đồng cảm, sẻ chia. Người đọc thấy được một Phương Hoa nghĩa tình trọn vẹn qua tâm trạng mong ngóng Cảnh Yên khôn nguôi. Những câu thơ da diết nhớ nhung đã phác họa người con gái chân tình sâu sắc:

Hãi hùng thương xót âu lo Cảnh Yên chàng hỡi, đi đâu bây giờ

Bèo trôi góc bể bơ vơ

Biết đâu là chốn cậy nhờ tựa nương Lòng phiền nhạt phấn phai hương

Giáo lý Nho giáo có một vai trò nhất định nhưng không quyết định cách hành xử của nhân vật. Phương Hoa không giống Kiều Nguyệt Nga: “Một câu tiết hạnh phải ghi vào lòng/ Trăm năm cho vẹn chữ tòng/ Sống sao thác vậy một chồng mà thôi” hay là biểu tượng sống của Nho giáo như Ngọc Khanh: “Cương thường treo nặng núi non/ Cánh còn kẻ chặt, hố còn kẻ gieo/ Mười phần trinh liệt chẳng nao/

Chẳng mười chăng cũng phen theo một vài”. Truyện Phương Hoa thể hiện chủ đề

gia đình rất nhẹ nhàng, tự nhiên, giản dị không khô khan giáo lý. Trong tác phẩm, Phương Hoa rất ít viện dẫn giáo lý Nho học. Nàng đã thủy chung đến với Cảnh Yên, sát cánh cùng chàng vượt qua sóng gió cuộc đời. Chỉ khi Cảnh Yên lên tiếng thì nàng mới nói tỏ nỗi lòng của mình:

Chàng rằng: Muôn giã ơn lòng Nghĩ nguồn cơn lại tủi trong tính tình

Nàng rằng: phận gái chữ trinh Cho nên chẳng quản công trình đợi nhau

Như vậy, truyện Nôm Phương Hoa tập trung thể hiện chủ đề gia đình qua nhân vật chính là nàng Phương Hoa trên phương diện cơ bản là trong mối quan hệ với chồng là Cảnh Yên. Sóng gió trong tình yêu của hai người chính là cách các tác giả truyện Nôm thể hiện một quan niệm về vợ chồng trên sự bình đẳng, tự do, tự nguyện hướng tới việc thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Nho giáo. Với đặc điểm như vậy, truyện Nôm bình dân các tác phẩm mang lại cái nhìn độc đáo khác lạ so với thể loại truyện Nôm bác học. Nó ít bị phối bởi nhứng lý thuyết của Nho giáo nên mang tính quần chúng hơn. Nhưng không phải vì vậy mà tính thẩm mí, tính giáo dục trong chủ đề gia đình bị mất đi.

Truyện Nôm Tống Trân Cúc Hoa có dung lượng khá lớn (hơn 1.600 câu thơ), trong đó chủ đề gia đình được thể hiện sâu sắc nhất ở tình nghĩa vợ chồng giữa hai nhân vật Tống Trân và Cúc Hoa. Nếu một số truyện Nôm bác học quy chuẩn tình cảm vợ chồng về phẩm giá, tiết hạnh và buộc con người phải lấy đó làm chân lý, làm lẽ sống thì Tống Trân Cúc Hoa lại xây dựng mối quan hệ này trên sự tự nguyện, thấu hiểu lẫn nhau, nguyện hi sinh vì nhau của hai nhân vật. Bởi vậy câu

chuyện là một vòng xoay của số phận để tình nghĩa vợ chồng thể hiện tự nhiên và giản dị.

Với Tống Trân, Cúc Hoa rất mực yêu thương, nàng nguyện hi sinh chịu nhiều cơ cực vất vả để chàng được chăm lo đèn sách. Trong vai trò người vợ, Cúc Hoa mang trong mình bóng hình của nàng Châu Long (Lưu Bình, Dương Lễ), song điều mà người đọc trân trọng trong phẩm cách của Cúc Hoa không chỉ bởi nàng sống trọn đạo vợ chồng mà còn bởi nàng thực hiện những hành động ấy xuất phát từ trái tim của một người vợ. Cúc Hoa không sống bằng những phẩm định mà lễ giáo giáo đề ra. Cùng là chữ hiếu, chữ tình, chữ nghĩa nhưng với nàng nó giản dị vô cùng. Đó là ước mong và khao khát lớn nhất chồng được công thành danh toại. Nghe lời khấn cầu của nàng ta mới thấy được trái tim nhân hậu nghĩa tình của người con gái này:

Khấn trời lạy phật đòi phen

Chứng minh phù hộ ước nguyền chồng tôi Khuyên chàng khuya sớm hôm mai

Cố chăm việc học đua tài cho hay Một mai, có gặp rồng mây Bảng vàng may được tỏ bày họ tên

Trước là sạch nợ bút nghiên Sau là thiếp cũng được yên lòng này...

Khi Tống Trân thi đỗ trạng nguyên rồi bị cử đi sứ nước Tống thì Cúc Hoa ở nhà tần tảo nuôi mẹ già, một lòng một dạ chờ chồng. Cha nàng thấy Tống Trân không về nên ép nàng lấy viên Đình Trưởng trong làng. Cúc Hoa kiên quyết giữ trọn lòng thủy chung với Tống Trân mà phải chịu cảnh bị cha đánh đập tần nhẫn. Mẹ Tống Trân cũng phải bị bắt xuống ở chuồng trâu. Lệ nàng đã rơi nhạt nhòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chủ đề gia đình trong một số truyện nôm bình dân và truyện nôm bác học (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)