Những nét dị biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chủ đề gia đình trong một số truyện nôm bình dân và truyện nôm bác học (Trang 67 - 82)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.2 Những nét dị biệt

Tuy có những nét tương đồng nhất định do ảnh hưởng của hệ tư tưởng và quan niệm của người cầm bút song giữa truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học vẫn có một ranh giới nhất định làm lên sự khác biệt của tác phẩm. Nhân vật được coi là linh hồn của tác phẩm tự sự, do vậy cách xây dựng nhân vật cũng trở thành yếu tố quyết định làm nên giá trị riêng của các tác phẩm. Sự khác biệt này thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau như ngoại hình, xuất thân của nhân vật, tính cách nhân vật, ngôn ngữ nhân vật… Việc tìm ra nét khác biệt trên phương diện chủ đề tác phẩm không chỉ giúp người đọc hiểu sâu sắc, cụ thể hơn giá trị của các yếu tố nghệ thuật tạo cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề chủ đề gia đình trong truyện Nôm.

3.1.2.1 Nét dị biệt trong xây dựng xuất thân và ngoại hình của nhân vật

Trong những truyện Nôm bình dân, các nhân vật nam như Cảnh Yên, Tống Trân thường là người sớm phải chịu nhiều bất hạnh. Họ không may mắn như những

nhân vật trong truyện Nôm bác học, nhân vật nam chính trong các sáng tác bình dân xuất thân trong gia đình quan lại nhưng gặp biến cố mà li tán phải chịu cảnh sống nghèo hèn. Họ đều là những học trò nghèo phải đi ăn xin hoặc dắt mẹ đi ăn xin nhưng vẫn nuôi chí học hành. Cuối cùng, các nhân vật này đều đi thi, đỗ trạng nguyên, hưởng công danh vinh hiển. Trong tình yêu, họ đều là những người thủy chung son sắt. Khi thành đạt, họ bị nhà vua ép gả công chúa nhưng không ai phụ bạc người vợ thuở hàn vi.

Tống Trân là chàng trai xuất thân trong gia đình “cựu phú hòa phong”, vốn là con cầu tự nên được gia đình hết mực thương yêu. Mở đầu truyện, Tống Trân được miêu tả là chàng trai khôi ngô tuấn tú, một bậc anh tài hiếm thấy: “Một giai tuấn tú

tốt lành/ Khôi ngô rạng vẻ văn tinh khác người” nhưng số phận của chàng lại long

đong khi biến cố gia đình ập đến Tống Trân phải sống cảnh mồ côi cha, đường cùng phải dắt mẹ già đi ăn xin. Chàng hiện lên trong truyện với nét mặt sầu thảm, bi thương đến động lòng:

Tống Trân nét mặt sầu bi

Trước sau miệng gửi chân quỳ thưa qua: “Nhà tôi ở huyện Phú Hòa

Bồ côi từ thủa lên ba đến rày Phong trần đã tám năm nay Tôi phải dắt mẹ ăn mày khắp nơi”…

Cảnh Yên trong truyện Phương Hoa cũng tương tự như Tống Trân, sau biến cố của gia đình từ một chàng trai với vẻ ngoài nho nhã “Xem chàng văn mạo giá lên

anh hào” đã phải cùng anh trai và mẹ giả làm tăng ni ẩn mình nơi cửa phật.

Có thể nói, các nhân vật trong truyện Nôm đều được miêu tả là những con người mang trong mình vẻ đẹp và tài năng. Song nhờ nghệ thuật xây dựng nhân vật với việc đặt nhân vật vào hoàn cảnh khác nhau tác giả truyện Nôm đã thành công khi tạo nên sự khác biệt giữa hai kiểu truyện này. Miêu tả ngoại hình và hoàn cảnh nhân vật trong những éo le của cuộc sống, những ngang trái của cuộc đời là cách tác giả dân gian thể hiện tình cảm cha con, nghĩa vợ chồng một cách giản dị, tự nhiên nhất. Trong hoàn cảnh khốn khó ấy giá trị nhân phẩm của con người mới bộc lộ sâu sắc và chân thực hơn bao giờ hết.

Khác với truyện Nôm bình dân, những chàng trai trong truyện Nôm bác học các nhân vật nam như: Lương Sinh, Diêu Sinh, Song Tinh, Phạm Kim… đều là những thư sinh, con nhà trâm anh thế phiệt, theo đòi bút nghiên. Trên đường đi học, đi thi, họ gặp được tuyệt thế giai nhân. Người nào cũng yêu nồng nhiệt, say đắm, chủ động và quyết tâm vượt mọi khó khăn để có được tình yêu. Dù trong khó khăn thử thách họ vẫn được miêu tả trong tư thế ngẩng cao đầu không phải bận tâm về những mưu sinh đời thường. Các nhân vật nam trong truyện Nôm bác học là những trung quân, thư sinh có tinh thần hiếu học. Lương Sinh trong Hoa Tiên là chàng trai hào hoa, phong nhã, có tài, có tình yêu say đắm với Dao Tiên:

Mặt hoa tài gấm gồm hai

Đua chân nhảy phượng, sánh vi cưỡi kình

Song Tinh trong Truyện Song Tinh là người tướng mạo nho nhã, tài cao, phẩm hạnh cao quý:

Thục Xuyên có gã họ Song Tự là bất dạ, nho phong nổi nền

Lễ văn họp bạn nhà chiên Mực rơi điểm ngọc, thơ nên gõ vàng

Thế tình khí vũ hiên ngang

Thảm khơi độ lượng, rỡ ràng nghi dung

Phạm Kim trong Sơ kính tân trang thì đầy đủ phẩm chất của một bậc anh tài:

Từ chương, phú lục, văn thi Cung, đao, kiếm, mã mọi bề lưu thông

Thú chơi tài tử lọt vòng

Vang đàn thi bá, nổ vùng cầm tiêu…

Các tác giả truyện Nôm bác học đã xây dựng nhân vật theo mẫu hình nhà Nho lý tưởng, đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp mà người đời luôn ngưỡng mộ: có tài, có hiếu với cha mẹ, có ân nghĩa với vợ con, một lòng trung với vua. Trên cơ sở xây dựng những mẫu nhân vật được lý tưởng hóa như vậy, truyện Nôm bác học dễ dàng hơn trong việc thể hiện chủ đề gia đình với mối quan hệ cha con và phu thê theo điểm nhìn của Nho giáo. Chính vì vậy dấu ấn của Nho giáo trong kiểu truyện này đậm đặc, sâu sắc hơn truyện Nôm bình dân.

Nhân vật nữ chính trong hai kiểu truyện này đều là những người con gái tài sắc vẹn toàn song trong cách miêu tả ngoại hình và xuất thân của nhân vật ta thấy được quan niệm của tác giả khi thể hiện chủ đề gia đình. Truyện Nôm bình dân hướng tới xây dựng nữ chính đẹp giản dị. Nét đẹp mang ảnh hưởng rõ nét của văn hóa dân gian. Trong khi đó truyện Nôm bác học hướng đến vẻ đẹp của người con gái quý tộc với những đoan trang, đài các, kiêu sa tiêu biểu cho tư tưởng Nho giáo.

Trong truyện Nôm bình dân, Tấm có xuất thân nghèo khó từ gia đình nhà nông lại sớm phải chịu cảnh mồ côi mẹ, sống với dì ghẻ. Đó là những cảnh ngộ tan thương “Tuổi thơ mẹ bỗng rẽ đường trần duyên/ Từ ngày rẽ thúy chia duyên/ Cha

con thui thủi muôn ngàn thảm thương”. Trong hoàn cảnh ấy, vẻ đẹp của cô Tấm

mang theo quan niệm của nhân dân về cái đẹp, không bị chi phối bởi những mực thước của Nho giáo. Vẻ đẹp ấy giản dị, tự nhiên, hồn hậu và chất phác:

Ngày xuân tơ liễu bóng chiều Dung nhan cái Tấm mỹ miều càng thêm

Má đào mắt phượng răng đen Tuổi vừa đôi tám giá lên ngàn vàng

Phương Hoa hiện lên trong tác phẩm gián tiếp qua lời của các nhân vật khác. Đó là người con gái không những nết na thảo hiền mà còn đẹp dịu dàng nức tiếng gần xa:

Xuân xanh tuổi mới mười ba Tin ong xứ điệp vào ra tưng bừng

Khác với vẻ đẹp bình dị của nhân vật nữ trong truyện Nôm bình dân, truyện Nôm bác học đi vào miêu tả vẻ đẹp mang tính chuẩn mực đan cài quan niệm Nho giáo thời bấy giờ. Thông qua ngoại hình và xuất thân của nhân vật người đọc dường như thấy được một phần chủ đề gia đình trong đó. Dao Tiên là con nhà trâm anh thế phiệt, từ nhỏ đã sống trong gấm vóc, nhung lụa, bao quanh nàng là những giáo lý Nho học bủa vây. Bởi vậy, Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm tư, tình cảm và suy nghĩ của nàng. Vẻ đẹp toát ra từ ngoại hình cũng mang trong mình ít nhiều dụng ý đó:

Chiều thanh, vẻ lịch càng nồng Thuyền quyên đáng mặt anh hùng nát gan

Ngọc Khanh cũng không kém gì Dao Tiên về sắc cũng như tài, đức hạnh đoan trinh, nết na:

Tuần mười lẻ bảy xuân xanh

Người trang trọng, nết đoan trinh vẹn mười

Nhụy Châu trong Truyện Song Tinh xuất thân đài các, trong cách miêu tả vẻ đẹp của nàng cũng hàm chứa những nét trang trọng, kiêu sa. Và dĩ nhiên một người con gái từ trong tấm bé đã chịu ảnh hưởng rất sâu sắc của hệ tư tưởng phong kiến ấy khóa có thể đi ngược lại những giáo lý đã nuôi lớn nàng:

Nàng ta bước ngọc ru rê

Áo hừng màu thắm, quần lè thức xanh Dạ hương dòng gió đưa thanh Lồng tay hoàn bội rỡ mình minh châu

Dầy dầy da ngọc tuyết ken

Mày nga khói dạm, tóc choang mây lồng Gót sen đua nở bạch hồng

Sóng ngời mắt phượng, ráng phong má đào…

Quỳnh Thư cũng được miêu tả với xuất thân đài các. Nàng mang trong mình nét đẹp mỹ miều mà Phạm Thái đã phải dùng những từ ngữ đắt giá nhất để miêu tả:

Xuân hoa bực ấy đang vừa Tuổi vừa đôi bảy phong tư lạ lùng

Thước tầm phỏng dạng bằng ong Lam pha mày liễu, mỡ đông da ngà.

Chiêu cá nhảy, vẻ nhạn sa Mắt long lanh nguyệt, tóc rà rà mây

Má hồng môi thắm hây hây

Khổ mê thược dược, thức say hải đường…

Cách miêu tả ngoại hình và xuất thân của hai kiểu truyện Nôm xuất phát từ chính quan niệm của nhà văn dưới tác động của bối cảnh sống. Sự khác nhau giữa truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học như đã nói ở trên đã góp phần thể hiện chủ đề gia đình của tác phẩm. Những nhân vật của truyện Nôm bình dân xuất hiện

với ngoại hình mang vẻ đẹp tự nhiên, phóng khoáng và giản dị, hướng về những số phận nghèo khổ trong xã hội để thể hiện ước mơ “ở hiền gặp lành”. Truyện Nôm bác học lại gắn mình với hệ tư tưởng Nho giáo vì vậy nhân vật của kiểu truyện này được miêu tả trong những mực thước của nó. Nam thì hào hoa phong nhã, nữ thì yểu điểu, đoan trang, đài các…Tất cả nhằm thể hiện con người trong mối quan hệ gia đình theo đúng cương thường của Nho giáo.

3.1.2.2 Nét dị biệt trong xây dựng tính cách nhân vật

Bên cạnh nét tính cách nhất phiến là điểm chung của các nhân vật ta còn thấy những nét riêng đặc biệt của hai kiểu truyện Nôm. Nếu truyện Nôm bình dân hướng đến tính cách nhân vật tự nhiên, giản dị, phóng khoáng, sự hiếu thảo, tình yêu thương mang theo nét hồn hậu, chất phác thì truyện Nôm bác học tạo nên những nhân vật với tư tưởng đạo đức mực thước theo tam cương ngũ thường của Nho giáo. Trong truyện Nôm bình dân, cô Tấm hiện lên là người rất mực thảo hiền. Qua lối so sánh súc tích ta thấy điều đó rất rõ ràng: Tấm thì thành thực, Cám thì

điêu ngoa. Đặc sắc nghệ thuật của truyện là khắc họa được hình tượng Tấm có sự

phát triển về tính cách (từ yếu đuôi, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại cuộc sống và hạnh phúc). Triết lí dân gian thể hiện sinh động trong nội dung cuộc đấu tranh với mức độ ngày càng quyết liệt căng thẳng giữa cô Tấm hiền dịu với mẹ con mụ dì ghẻ độc ác. Triết lí ấy hàm chứa ước mơ của người bình dân: “ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ”. Tính cách nhân vật đã chi phối cách ứng xử của nhân vật trong mối quan hệ với dì ghẻ và với nhà vua. Mặc cho mẹ con Cám âm mưu hãm hại Tấm hết lần này đến lần khác nhưng với dì ghẻ Tấm vẫn rất hiếu thảo. Chỉ đến khi những hành động của dì ghẻ và Cám đi quá xa khiến bản năng, khao khát được sống, được hạnh phúc trong nàng trỗi dậy thì Tấm mới có hành động phản kháng. Tính cách nhân vật Tấm là chuỗi phát triển hết sức tự nhiên vì thế chủ đề gia đình ở đây được thể hiện không có sự gượng ép, khiên cưỡng. Về cơ bản, hoàn cảnh xuất thân và bối cảnh xã hội đã tạo nên tính cách của nhân vật Tấm.

Trong truyện Nôm Phương Hoa, nhân dân ta đã tạo nên một Phương Hoa đẹp người đẹp nết thông minh hiếu thảo. Con người ấy phải chiến thắng mọi khó khăn trở ngại. Con người ấy phải được hưởng hạnh phúc. Đó là ước mơ cháy bỏng

của nhân dân ta trong chế độ phong kiến trước đây. Việt Nam đã có Bà Trưng Bà Triệu có tài cầm quân đánh giặc Việt Nam cũng phải có người phụ nữ học rộng tài cao đỗ đạt khoa danh ngang hàng với nam giới xứng đáng với họ. Dĩ nhiên trong xã hội phong kiến “trọng nam khinh nữ” thì đó chỉ là khát vọng là lý tưởng phấn đấu. Điều đáng chú ý là khát vọng là lý tưởng ấy của nhân dân ta lại được tập trung vào Phương Hoa - nhân vật trung tâm của một trong những truyện Nôm bình dân tiêu biểu trong thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến Việt Nam. Đối với việc phản ánh xã hội, Phương Hoa là một thành công nghệ thuật lớn còn trong chủ đề gia đình, truyện góp phần không nhỏ vào việc thể hiện vai trò của người phụ nữ. Truyện

Nôm Phương Hoa có sự ảnh hưởng từ Nho giáo trong việc thể hiện chủ đề gia đình.

Tuy dấu ấn ảnh hưởng của Nho giáo không mạnh mẽ như trong truyện Nôm bác học song ta có thể thấy những giáo lý tư tưởng tiêu biểu của học thuyết này. Tác giả khuyết danh của Phương Hoa chắc chắn là một bậc hiền sĩ viết chữ Nho đọc sách thánh hiền. Chủ đề gia đình được thể hiện qua nhân vật Phương Hoa trong quan hệ với gia đình và với chồng. Nét tính cách của của Phương Hoa chính là sự thẳng thắn, trung thực, một tâm hồn giàu đức hi sinh và một trái tim đong đầy tình nghĩa. Phương Hoa đã thủy chung với Cảnh Yên, thân gái dặm trường lo toan mọi việc cho gia đình chồng, cho chồng. Sự táo bạo trong tính cách của nàng đã thể hiện rất đậm nét nghĩa phu thê với Cảnh Yên. Thương chồng đèn sách bao năm, Phương Hoa quyết định đi thi thay chồng. Lý do của nàng hết sức giản dị và tự nhiên, nó minh chứng cho tình cảm xuất phát từ tấm lòng son sắt của nàng.

Phán rằng: “Tiến sĩ Thanh Hoa, Trẫm xem như thể đàn bà chẳng sai”

Vội vàng liền bỏ cân đai Khấu đầu bái tạ dưới giai thưa quỳ

“Tôi nay chính thực nữ nhi

Thương chồng nên phải đi thi thay chồng”

Trong Tống Trân Cúc Hoa, cả hai nhân vật chính đều được xây dựng dựa trên mối quan hệ phu thê hòa hợp. Nét tính cách gắn kết họ với nhau chính là sự thủy chung và đức hi sinh. Cúc Hoa vì tình nghĩa với chàng trai nghèo Tống Trân

đã chịu bao khổ cực. Nàng là người phụ nữ của gia đình với sự đảm đang hiếm thấy. Thân là tiểu thư khuê các nhưng đối với gia đình chồng nàng hết lòng phụng dưỡng mẹ già và lo cho chồng ăn học. Tấm lòng của người con gái ấy làm những câu thơ Nôm trở lên sâu sắc hơn, nghĩa tình hơn:

Cúc Hoa trở lại thư trai:

“Khuyên chàng kinh sử dùi mài cho hay Thiếp xin rước một ông thầy Để chàng học tập đêm ngày thiếp nuôi”

Một ngày ba bữa chẳng rời Nuôi thầy, nuôi mẹ lại nuôi cả chồng

Nàng thời nhiều ít cũng xong

Đói no chẳng quản miễn chồng làm nên…

Tống Trân hiện lên không chỉ là chàng trai có chí khí mà còn rất giàu lòng trắc ẩn, tình cảm chàng dành cho Cúc Hoa là sự yêu thương mãnh liệt, sự cảm phục lẫn lòng biết ơn. Trước những hi sinh mà Cúc Hoa dành cho chàng và gia đình trong mọi hoàn cảnh Tống Trân đều thủy chung. Tiền tài, danh vọng, quyền lực, nhan sắc không làm lung lay tình cảm chàng dành cho người vợ đồng cam cộng khổ cùng mình. Vua Tần yêu mến gả công chúa cho chàng nhưng chàng kiên quyết từ chối. Khi trở về bình an, chàng không quên ân nghĩa của Cúc Hoa:

Bây giờ may đội hoàng ân

Trạng nguyên lưỡng quốc, tể thần gia phong Cúc Hoa nàng thực có lòng

Mười năm nuôi mẹ, chờ chồng kính tin Bây giờ nhà cửa đã yên

Nghĩa vợ bằng núi khôn đền cho qua…

Tính cách nhân vật chính là động lực thôi thúc hành động của nhân vật, yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chủ đề gia đình trong một số truyện nôm bình dân và truyện nôm bác học (Trang 67 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)