5. Bố cục của luận văn
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin thứ cấp: Dựa trên nguồn số liệu có sẵn để phục vụ nghiên cứu đề tài. Các số liệu đã được tổng hợp và công bố trên các cơ quan của tỉnh Thái Nguyên, văn bản, báo cáo kết quả trong công tác quản lý sử dụng vốn vay của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên, báo cáo của Tỉnh đoàn Thái Nguyên, các số liệu trên tạp chí, sách báo…Các số liệu thu thập sẽ được tiến hành chọn lọc, tổng hợp, tính toán và phân tích các chỉ tiêu phù hợp với nội dung nghiên cứu của luận văn.
- Thu thập thông tin sơ cấp: Để có số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu, tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ thanh niên nông thôn được hưởng chương trình vay vốn ưu đãi của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên theo mẫu câu hỏi có sẵn, được lập thành phiếu phỏng vấn điều tra. Đi khảo sát thực tế, nắm bắt tình hình và kết quả sử dụng vốn của các tổ tiết kiệm các hộ thanh niên được vay vốn.
Tác giả tiến hành thu thập thông tin từ đối tượng
Đối với đối tượng điều tra là tổ tiết kiệm và vay vốn, khi lựa chọn đối tượng điều tra tác giả lựa chọn là chính các thanh niên nông thôn được vay vốn.
- Nội dung hỏi: Đã được chuẩn bị thông qua phiếu phỏng vấn điều tra
- Phương pháp điều tra mẫu: Điều tra trực tiếp thanh niên được vay vốn từ NHCSXH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Để có được một kết quả có cơ sở thống kê và hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình chọn mẫu, mẫu được lựa chọn dựa trên công thức xác định cỡ mẫu của Slovin như sau:
n = N/(1+N* e2) Trong đó: n: cỡ mẫu
N: Tổng thể mẫu e2: Sai số
Do điều kiện thời gian có hạn nên trong luận văn tác giả sử dụng sai số 8%, theo tác giả đây cũng là con số khá vững chắc để đảm bảo có ý nghĩa thống kê. Như vậy e = 0,08.
Ta có N= 552 Tổ tiết kiệm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Thay vào công thức ta có n= 122 mẫu
Để đảm bảo tính khoa học và có ý nghĩa về mặt thống kê, tác giả đã tiến hành điều tra 122 hộ thanh niên đại diện cho các Tổ tiết kiệm và vay vốn.
Cách xác định mẫu khảo sát
Năm 2017 có 552 tổ tiết kiệm và vay vốn, mẫu được chọn là 122, khoảng cách mẫu là 552/122 = 5. Số của tổ tiết kiệm đầu tiên được chọn vào mẫu một cách ngẫu nhiên. Sau đó, cứ 5 tổ tiết kiệm ta lấy 1, lần lượt như vậy cho tới khi ta lấy đủ 122. Tổ tiết kiệm được lấy theo các số: 1,6,11,16…
Như vậy căn cứ số lượng tổ tiết kiệm tại các huyện, thị, thành tiến thành chọn mẫu cụ thể như sau:
STT Đơn vị Số Tổ TK&VV nhận ủy thác Số mẫu phân bổ như sau 1 Thành phố 15 3 2 Đồng Hỷ 57 13 3 Phổ Yên 43 10 4 Phú Bình 84 18 5 Phú Lương 53 12 6 Đại Từ 102 22 7 Võ Nhai 67 15 8 Định Hoá 119 25 9 Sông Công 12 4 Tổng cộng: 552 122
*Nội dung phiếu phỏng vấn: Các thông tin chủ yếu như: Vai trò của thanh niên trong gia đình, thu nhập trung bình trong năm, tầm quan trọng của quản lý về mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn theo chương trình vay vốn từ NHCSXH, vay vốn ưu đãi về các quy định cho vay của NHCSXH, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ sau khi cho vay vốn của NHCSXH do Đoàn Thanh niên quản lý, sự thay đổi sau khi vay vốn từ nguồn ủy thác của NHCSXH …
*Phương pháp điều tra
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp; phương pháp phỏng vấn sâu.
Quy trình điều tra
- Xây dựng phiếu - Điều tra thử 10 phiếu
- Điều chỉnh nội dung phiếu và tính phù hợp của phiếu - Điều tra thực tế 122 phiếu
- Thang đo: Là tạo ra một thang điểm để đánh giá đặc điểm của đối tượng nghiên cứu thể hiện qua sự đánh giá, nhận xét.
- Mức ý nghĩa của thang đo: Trong luận văn tác giả sử dụng thang đo khoảng để đánh giá tầm quan trọng của quản lý về mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn theo chương trình vay vốn, những ưu đãi về các quy định cho vay của Ngân hàng, việc kiểm tra, giám sát và hỗ trợ sau khi cho vay vốn, sự thay đổi sau khi vay vốn để từ đó đưa ra những đánh giá, nhận định chất lượng Quản lý sử dụng nguồn vay vốn ủy thác qua Đoàn thanh niên.
2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu
Các dữ liệu thu thập được kiểm tra theo các yêu cầu: đầy đủ, chính xác và logic. Sau đó được nhập vào máy tính với phần mềm Exel. Sử dụng các ứng dụng của phần mềm này sắp xếp và phân tổ các dữ liệu theo các tiêu thức nghiên cứu như: Đơn vị hành chính huyện, đối tượng và thời hạn vay, các chương trình vay, dư nợ vốn vay, các Tổ tiết kiệm và vay vốn, các cuộc kiểm tra, giám sát... từ các kết quả phân tổ này xây dựng nên các bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ...
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp phân tổ thống kê: Phân tổ thống kê là căn cứ vào 1 hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ
và tiểu tổ sao cho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác nhau về tính chất.
Sử dụng phương pháp phân tổ để có cái nhìn tổng quát nhất về những chỉ tiêu đã xác định từ trước quản lý vốn vay từ NHCSXH cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Phương pháp thống kê mô tả: Là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân vốn vay ủy thác cho Đoàn thanh niên của NHCSXH, bao gồm số lượng vốn vay ủy thác, số lượt hộ được vay, số tổ TK&VV.
Để phân tích số liệu trong luận văn tác giả sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân vốn vay ủy thác cho Đoàn Thanh niên của NHCSXH, bao gồm số lượng vốn vay ủy thác, số lượt hộ được vay, số tổ TK&VV,… trên địa tỉnh Thái Nguyên.
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. So sánh là việc đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc cùng có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả một cách đầy đủ các hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
Trên cơ sở phân tổ thống kê, phương pháp này được sử dụng để so sánh kết quả đầu tư giữa các hình thức đầu tư khác nhau, Được sử dụng để so sánh kết quả vay vốn ở những thời điểm và không gian khác nhau, so sánh số thực hiện kỳ này với kỳ trước, so sánh quá trình thực hiện giữa cơ sở này với cơ sở khác để thấy rõ được sự biến động hay khác biệt của vay vốn ủy thác.Thông qua phương pháp này mà ta rút ra được các kết luận về kết quả của công tác quản lý vốn vay từ NHCSXH cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Đối với những thông tin qua tiếp xúc, nói chuyện trực tiếp với các tổ tiết kiệm được xử lý bằng tay, vì những thông tin này không phức tạp. Ngoài ra, số liệu còn được xử lý trên máy tính nhờ các chương trình phần mềm thích hợp. Trong đó việc
xem xét đánh giá cho được hoạt động của NHCSXH và hiệu quả sử dụng vốn vay trong phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo của thanh niên nông thôn được ưu tiên hàng đầu.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của NHCSXH
- Số tiền bình quân cho một người vay: Thể hiện mức vốn vay bình quân của NHCSXH đối với thanh niên nông thôn.
+ Công thức tính:
Số tiền bình quân cho một người vay
= Số tiền của một người Tổng số tiền cho vay + Nguồn số liệu sử dụng: Từ tài liệu thứ cấp và kết quả điều tra
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sử dụng vốn vay của thanh niên nông thôn
- Thu nhập trước và sau khi được vay vốn
+ Là chỉ tiêu phản ánh thu nhập của thanh niên trước và sau khi vay vốn từ NHCSXH, thấy được hiệu quả trong hoạt động vay vốn của thanh niên, giúp thanh niên tham gia phát triển kinh tế tại địa phương.
+ Nguồn số liệu sử dụng: Sử dụng phương pháp thứ cấp và kết quả điều tra
- Kết quả xếp loại chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV:
Hiện nay, việc đánh giá và xếp loại chất lượng hoạt động của tổ TK&VV dựa vào 10 tiêu chí, trong đó có 5 tiêu chí định lượng cụ thể, đơn giản cho việc chấm điểm (gồm: Tỷ lệ thu lãi trong kỳ, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ bị chiếm dụng, số thành viên tham gia gửi tiết kiệm, số dư tiền gửi tiết kiệm bình quân hộ tăng thêm hàng tháng) và 5 tiêu chí định tính (gồm: Thành lập Tổ, sinh hoạt Tổ và bình xét cho vay, giám sát sử dụng vốn vay, thực hiện giao dịch xã và giao ban, lưu giữ hồ sơ). Đối với 5 tiêu chí định tính này cần phải được đánh giá chính xác từ tình hình thực tế và hoạt động cụ thể của từng Tổ TK&VV.
+ Nguồn số liệu: Sử dụng phương pháp thứ cấp và kết quả điều tra
- Tỷ lệ nợ quá hạn:
+ Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất để đo lường, đánh giá chất lượng hoạt động nhận ủy thác qua Đoàn thanh niên, chỉ số này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại.
Nợ quá hạn là loại rủi ro tín dụng gây ra sự tổn thất về tài chính cho Ngân hàng do người vay chưa hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán. Do đặc thù hoạt động của NHCSXH và vốn của Ngân hàng là vốn huy động từ nhiều nguồn khác nhau nên nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của NHCSXH, đến khả năng hoàn trả vốn cho các nguồn vốn huy động phải hoàn trả và đặc biệt đến khả năng cấp tín dụng ở các chu kỳ tiếp theo.
+ Công thức tính
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn
Tổng dư nợ x 100%
- Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích:
+ Người vay sử dụng vốn đúng mục đích đã trở thành nguyên tắc quan trọng trong hoạt động cho vay; tuy vậy, trong thực tế đã không ít khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã cam kết, với động cơ thiếu lành mạnh và do đó dễ bị rủi ro; trong trường hợp này người ta gọi là rủi ro đạo đức. Những khoản vay bị sử dụng sai mục đích phần lớn đều không đem lại những hiệu quả kinh tế xã hội như mong muốn của ngân hàng. Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích hoạt động cho vay càng cao thì chất lượng đánh giá hoạt động cho vay ủy thác của ngân hàng càng giảm và ngược lại. Do đó, tỷ lệ này cao hay thấp cũng thể hiện hiệu quả của công tác quản lý sử dụng vốn vay.
+ Công thức tính: Tỷ lệ sử dụng vốn sai
mục đích =
Số vốn sử dụng vốn sai mục đích
Tổng dư nợ x 100%
- Số cuộc kiểm tra, thanh tra của NHCSXH, Tỉnh đoàn: Phản ánh công tác kiểm tra đánh giá kế quả triển khai ở các khâu hoạt động ủy thác vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội do Đoàn thanh niên quản lý
- Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, thanh niên có vay vốn ủy thác của NHCSXH bao gồm: Đánh giá về thủ tục vay, quy trình vay, chất lượng thẩm định khoản vay, mục đích sử dụng khoản vay theo hợp đồng, đánh giá về công tác quản lý của NHCSXH, ĐTN, UBND các cấp..
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN VAY TỪ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI THANH NIÊN
NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnhThái Nguyên
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên được thành lập theo quyết định số 41/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH.
Cơ cấu tổ chức gồm có Hội sở tỉnh và 8 Phòng giao dịch huyện, thị xã, thành phố trực thuộc. Hội sở tỉnh gồm có Ban giám đốc và 5 phòng Chuyên môn nghiệp vụ. Thời điểm hiện tại, Chi nhánh có 173 Điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn trong số 180 xã, phường, thị trấn. Tại chi nhánh NHCSXH tỉnh có Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh và cấp huyện với chức năng giám sát việc thực thi các Nghị quyết, Văn bản chỉ đạo của HĐQT tại địa phương. Chỉ đạo việc gắn tín dụng chính sách với kế hoạch giảm nghèo và dự án phát triển kinh tế xã hội tại địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ưu đãi.
Tổ chức hoạt động của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Thái Nguyên được thực hiện theo Quyết định số 162/QĐ-HĐQT ngày 17/4/2003 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp.
Sau hơn 10 năm hoạt động, NHCSXH tổ chức đánh giá lại hoạt động của ngân hàng và khẳng định được vai trò của UBND cấp xã đối với hoạt động của NHCSXH. Năm 2013, được sự đồng ý của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, NHCSXH thực hiện thí điểm đưa Chủ tịch UBND xã vào thành viên Ban đại diện HĐQT cấp huyện tại 03 chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang và Long An. Đầu năm 2014 tổng kết đánh giá cho thấy hiệu quả và khẳng định là thiết thực và cần triển khai toàn quốc. Theo đó, xét đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc bổ sung Chủ tịch UBND cấp xã tham gia Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện, ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đồng ý chủ trương cho phép bổ sung Chủ tịch UBND cấp xã tham gia Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện. Hiện nay Ban đại diện HĐQT
NHCSXH tỉnh Thái Nguyên và cấp huyện bao gồm 292 thành viên, trong đó cấp tỉnh có 13 thành viên, Trưởng Ban do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm nhiệm; cấp huyện có 279 thành viên, Trưởng Ban do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố kiêm nhiệm và các thành viên theo quy định (bổ sung, kiện toàn thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện là Chủ tịch UBND cấp xã theo công văn số 1423/VPCP-KTTH ngày 02/3/2015 của Văn phòng Chính phủ là 180 thành viên).
Thực hiện Chỉ thị 05/2003/CT-TTg ngày 18/3/2003 và Chỉ thị 09/2004/CT- TTg ngày 16/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ, NHCSXH Việt Nam và UBND các cấp đã quan tâm, tạo điều kiện cho NHCSXH tỉnh, các huyện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện làm việc; đến nay, Hội sở NHCSXH tỉnh và 08 Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã có trụ sở làm việc và phương tiện làm việc đầy đủ để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên, được tách ra từ Ngân hàng Phục vụ người nghèo thuộc Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Khi Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002 NĐ-CP thì Ngân hàng người nghèo tỉnh được tách ra thành lập Ngân hàng CSXH tỉnh theo Quyết định số 41/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch HĐQT và khai trương đi vào hoạt động từ ngày