Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội đối với thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 89)

5. Bố cục của luận văn

3.4.2. Các nhân tố khách quan

- Do nguồn vốn của ngân hàng có hạn mà số lượng hộ có nhu cầu vay thì rất lớn, nên đã xảy ra tình trạng cho vay chia đều, sẻ mỏng về số tiền cho vay, dẫn đến không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn để sản suất kinh doanh. Gây khó khăn cho các hộ trong việc sử dụng vốn, hộ vay phải vay thêm vốn với lãi suất cao ở bên ngoài để đủ vốn sản suất, làm giảm hiệu quả của nguồn vốn vay được của NHCSXH.

- Do cán bộ Đoàn thường xuyên có sự biến động, chưa kịp nắm bắt nghiệp vụ công tác cho vay ủy thác nên công tác phối hợp trong quản lý sử dụng vốn chưa tốt đã làm ảnh hưởng đến chất lượng quản lý vốn ủy thác.

- Với ngân hàng thông tin tín dụng hết sức cần thiết là cơ sở để xem xét, quyết định cho vay hay không cho vay và theo dõi, quản lý khoản cho vay với mục đích đảm bảo an toàn và hiệu quả đối với khoản vốn cho vay. Thông tin tín dụng có thể được thu được từ nhiều nguồn khác nhau như: mua thông tin từ các nguồn cung cấp thông tin, đến cơ sở của khách hàng trực tiếp xem xét, thông tin từ các Tổ TK&VV, thông tin từ các tổ chức Hội đoàn thể, thông tin từ hồ sơ xin vay vốn… Thông tin càng đầy đủ, chính xác và kịp thời, toàn diện thì khả năng ngăn ngừa rủi ro càng lớn, chất lượng tín dụng càng cao. Mặt khác, hệ thống thông tin tuyên truyền từ trung ương đến địa phương tốt sẽ kịp thời truyền tải các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến được với các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, củng cố được lòng tin đối với Đảng và Nhà nước trong nhân dân.

Ngoài các nguyên nhân trên, còn có các yếu tố tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, người vay bỏ trốn khỏi địa phương…ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn ủy thác đối với ngân hàng chính sách. Đây là những nguyên nhân bất khả kháng, không thể lường trước được. Trong những năm gần đây chúng ta đều được chứng kiến tai họa xảy đến đối với các khách hàng vay vốn chăn nuôi, trồng trọt, khi mà

vốn liếng của họ bị thiêu huỷ hết do dịch cúm gia súc, gia cầm, bão lụt, rét đậm rét hại... Rất nhiều hộ gia đình vay vốn NHCSXH đã bị mất trắng. Họ gần như không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Đồng nghĩa với điều đó là việc ngân hàng mất vốn hay rủi ro tín dụng xảy ra, làm ảnh hưởng đến chất lượng quản lý nhận ủy thác vay vốn của Đoàn thanh niên.

3.5. Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội đối với thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.5.1. Những kết quả đạt được

Chương trình cho vay tín dụng ưu đãi do Đoàn thanh niên nhận ủy thác từ NHCSXH đã được triển khai sâu rộng trong toàn tỉnh và đã đạt được những thành tích đáng kể. Tính đến thời điểm 31/12/2017, tổng dư nợ ủy thác do Đoàn thanh niên quản lý là 551.864 triệu đồng với 552 tổ TK&VV 17.253 hộ vay vốn. Hoạt động này đã thiết thực góp phần giúp tổ chức Đoàn xây dựng và củng cố tổ chức, thực sự đồng hành cùng thanh niên trong phong trào lập thân, lập nghiệp.

Bảng 3.19: Kết quả hoạt động nhận ủy thác của Đoàn thanh niên với Ngân hàng chính sách xã hội từ năm 2015 đến năm 2017

Năm Xã nhận ủy thác (xã) Tổ TK&VV (tổ) Hộ vay (hộ) Số dư nợ (triệu đồng) Số xã Chênh lệch (±) Số tổ Chênh lệch (±) Số hộ (hộ) Chênh lệch (±) Dư nợ Chênh lệch (±) 2015 125 - 537 - 15.346 - 433.886 - 2016 127 2 545 8 15.898 552 498.089 64.203 2017 127 0 552 7 16.270 372 551.864 53.775

(Nguồn: BTV Tỉnh đoàn Thái Nguyên, từ năm 2015 đến năm 2017)

Từ 2015 - 2017, hoạt động nhận ủy thác của Đoàn thanh niên với Ngân hàng chính sách xã hội liên tục được tăng lên giữa các năm. Số xã nhận ủy thác năm 2015 là 125 xã, năm 2017 là 127 xã; số Tổ TK&VV năm 2015 là 537 tổ, năm 2017 là 552 tổ (tương đương tăng 1,6%); số hộ vay vốn năm 2015 là 15.346 hộ, năm 2017 là 16.270 hộ (tương đương tăng 2,8%); số dư nợ năm 2015 là 433,886 triệu đồng, năm 2017 là 551.864 triệu đồng (tương đương tăng 6,03%).

Thông qua việc nhận uỷ thác quản lý, chỉ đạo, triển khai các nguồn vốn vay, đội ngũ cán bộ Đoàn đã có sự chuyển biến tích cực về năng lực quản lý điều hành tài chính, kinh tế, nâng cao năng lực công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai các hoạt động Đoàn cơ sở. Đồng thời làm tốt hơn công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương tạo điều kiện tổ chức các hoạt động Đoàn định hướng và tổ chức thanh niên tham gia có hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội địa phương vì thế tổ chức Đoàn từng bước được củng cố và phát triển, thu hút, tập hợp được đông đảo đoàn viên, thanh niên, tạo điều kiện để thanh niên, người nghèo có vốn đầu tư vào sản xuất góp phần giảm tỷ lệ thanh niên nông thôn bỏ quê đi làm ăn xa. Tuy tổng số dư nợ uỷ thác của tổ chức Đoàn chưa cao, mức vay bình quân trên một người thấp chưa đáp ứng được so với nhu cầu vốn đầu tư mở rộng sản xuất, nhưng đã tạo ra được động lực giúp cho thanh niên mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất tự tạo việc làm và nâng cao thu nhập. Nhờ được vay vốn nhiều thanh niên đã mạnh dạn huy động thêm nguồn vốn khác trong gia đình để xây dựng mô hình mới và cải tạo được các vườn cây ăn quả, cây nguyên liệu, xây dựng mô hình cải tạo vườn tạp cung cấp cho thị trường hàng trăm tấn quả và các loại sản phẩm chăn nuôi gia xúc, gia cầm ra thị trường.

Bảng 3.20. Tỷ lệ hộ vay vốn trả lời về sự thay đổi sau khi vay vốn do Đoàn Thanh niên quản lý

Chỉ tiêu ĐVT Mức độ tăng

Tăng nhiều Tăng ít

Tăng thu nhập hộ 79 43

(%) 64,75 35,25

Tạo công ăn, việc làm hộ 110 12

(%) 90,16 9,84

Tạo cơ sở vật chất hộ 66 56

(%) 54,10 45,90

(Nguồn: Nguồn số liệu điều tra năm 2017)

Theo kết quả điều tra nhận thấy đa số các hộ được phỏng vấn đều khả quan cho rằng vốn vay của NHCSXH qua đơn vị ủy thác là Đoàn thanh niên có tác động đến sự thay đổi về thu nhập, trong đó khoảng 64,75% số hộ được hỏi cho rằng có sự thay đổi rõ ràng về tăng thu nhập sau khi vay vốn. Số hộ trả lời về tạo thêm công ăn

việc làm và tạo ra cơ sở vật chất mới chiếm 90,16% số hộ được phỏng vấn. Vốn cho vay ưu đãi có tác động tích cực tới thu nhập, mức độ cải thiện đời sống, việc làm của hộ trong diện ưu đãi.

Thông qua việc triển khai các nguồn vốn vay, đã có nhiều hộ thanh niên nghèo, nhiều gia đình nghèo (có thanh niên) và các hộ nghèo tại địa phương được vay vốn để đầu tư vào sản xuất, thanh niên yên tâm tham gia sản xuất tại địa phương và gia đình vì thế đã tạo thuận lợi cho công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên, xây dựng tổ chức Đoàn cơ sở ngày một vững mạnh hơn.

Tổ chức Đoàn có thêm nguồn kinh phí cho hoạt động (nhờ phí ủy thác) nên đã tổ chức được nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn thu hút thanh niên tích cực tham gia, có huyện đã tổ chức cho thanh niên đi thăm quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh, có đơn vị tổ chức tập huấn KHKT về trồng trọt, chăn nuôi,...

Từ việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH qua đơn vị ủy thác là Đoàn thanh niên, nhiều thanh niên đã dần ổn định cuộc sống, tham gia phát triển kinh tế và làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương, từ đó góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội, nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn tham gia công cuộc phát triển kinh tế xã hội xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

3.5.2. Một số hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những mặt đạt được, công tác quản lý, chỉ đạo ủy thác cho vay hộ nghèo còn nhiều mặt hạn chế:

- Hiện nay số dư nợ của Đoàn Thanh niên vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số dư nợ của cả hệ thống NHCSXH, nhiều thanh niên nghèo vẫn không được vay vốn. Mặt khác, việc thực hiện dịch vụ ủy thác của tổ chức Đoàn không đồng đều trong các nội dung được ủy thác trong quy trình cho vay, chủ yếu chỉ quan tâm đến việc giải ngân và thu lãi mà thiếu quan tâm đến nội dung công việc khác.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng và các quy định của ngân hàng vẫn còn chưa tốt, chưa kịp thời, có triển khai nhưng chưa đến nơi đến chốn và không đồng đều giữa các xã, các huyện và thiếu tính nghiêm túc, công tác tuyên truyền chưa hiệu quả. Một số tổ ban quản lý tổ làm việc thiếu nhiệt tình trong việc tuyên truyền vận động tổ viên, nên nhiều hộ được vay vốn chưa ý thức rõ được quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình khi được hưởng chính sách cho vay ưu đãi.

- Trình độ nghiệp vụ quản lý nguồn vốn vay của một số cán bộ Đoàn cơ sở còn nhiều hạn chế, chưa chủ động trong việc nghiên cứu tài liệu, chưa xác định được hết nội dung ủy thác dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong công tác chỉ đạo. Một bộ phận cán bộ Đoàn chưa có kinh nghiệm vay vốn, thiếu kiến thức kinh tế nên e ngại, né tránh, không muốn “dính dáng” đến chuyện tiền nong vì sợ liên lụy trách nhiệm, chưa tạo được niềm tin vì thế nguồn vốn thường được địa phương chuyển cho các tổ chức - chính trị khác. Đặc biệt còn có một vài cán bộ Đoàn xã, tổ trưởng tổ vay vốn đã xâm tiêu, chiếm dụng tiền lãi, tiền tiết kiệm của tổ viên gây ảnh hưởng xấu tới uy tín của tổ chức Đoàn Thanh niên trong việc nhận ủy thác vốn vay.

- Do đặc thù của cán bộ Đoàn thường xuyên luân chuyển, nhiều người vừa quen việc lại chuyển sang công tác khác nên phần lớn các cán bộ Đoàn cơ sở còn lúng túng trong việc hướng dẫn thanh niên lập dự án vay vốn, tiếp cận vốn.

- Việc đôn đốc, nắm tình hình triển khai vốn vay của ban quản lý cấp xã ở một số cơ sở còn lúng túng chưa thường xuyên nên không kịp thời phát hiện ra các việc sai phạm như: Quá trình sử dụng vốn không hiệu quả; gia súc, gia cầm bị chết do thiên tai, dịch bệnh... không kịp thời báo lên Đoàn cấp trên và NHCSXH để có biện pháp giải quyết.

- Do nhận thức của một số cấp ủy và chính quyền địa phương cũng như NHCSXH chưa thực sự tin tưởng thanh niên, chưa tạo điều kiện để thanh niên được vay vốn đầu tư sản xuất phát triển kinh tế, hòa nhập vào sự phát triển chung của xã hội.

- Sự phối hợp hoạt động giữa NHCSXH cấp huyện và tổ chức Đoàn cấp huyện có lúc, có nơi còn thiếu chặt chẽ và chưa thường xuyên, nên đã không kịp thời phối hợp để tìm biện pháp giải quyết các trường hợp nợ quá hạn khó đòi, những thiệt hại của người vay vốn do nguyên nhân bất khả kháng. Ngoài ra, cán bộ tín dụng NHCSXH chủ yếu làm việc với tổ trưởng tổ TK&VV, ở nhiều xã vai trò quản lý của Đoàn cơ sở chưa được thể hiện rõ nét, một số cán bộ Đoàn xã không dự các kỳ giao ban với NHCSXH tại xã nên chưa nắm bắt được thông tin dẫn đến những khó khăn vướng mắc của tổ viên không được kịp thời tháo gỡ.

Chương 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN VAY TỪ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI THANH NIÊN NÔNG THÔN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 4.1. Quan điểm định hướng quản lý vốn vay

4.1.1. Xây dựng các mô hình SXKD thu hút nhiều lao động trẻ

Căn cứ Công văn số 925/TWĐTN ngày 15/7/2011 của Ban bí thư Trung ương Đoàn và Công văn 2392/UBND-TB ngày 6/6/2012 về việc quản lý điều hành vốn vay Quỹ quốc gia về việc làm nguồn Trung ương và địa phương với yêu cầu thực hiện không cho vay nhỏ lẻ theo hộ với món vay dưới 20 triệu đồng. Nguồn vốn vay chỉ hỗ trợ cho vay xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh với số vốn vay từ 100.000.000đ trở lên, thu hút nhiều lao động trẻ.

Chủ động phối hợp với NHCSXH chọn những hộ đình có mô hình sản xuất kinh doanh tập trung, lập các dự án hỗ trợ vốn vay mẫu 1a, đảm bảo các tiêu chuẩn theo Hướng dẫn số 2539/NHCS-TD ngày 16/9/2008 của NHCSXH Việt Nam về quy trình thủ tục cho vay giải quyết việc làm của Quỹ Quốc gia về việc làm và Hướng dẫn số 11/HD- TƯĐTN ngày 22/10/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đoàn về việc thực hiện vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm.

4.1.2. Phân cấp quản lý cho các cấp bộ Đoàn a. Đối với Đoàn thanh niên cấp tỉnh

- Chỉ đạo Tổ chức Đoàn các cấp nhận ủy thác thực hiện đúng và đầy đủ nội dung công việc đã ký thỏa thuận trong Hợp đồng ủy thác với NHCSXH. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi và các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Chỉ đạo tổ chức Đoàn cấp xã: Tham dự đầy đủ các cuộc họp bình xét cho vay tại Tổ TK&VV; chuẩn bị nội dung và tham dự họp giao ban đầy đủ tại Điểm GDX; chủ động theo dõi, nắm bắt, phân tích các khoản nợ đến hạn hàng tháng của các Tổ TK&VV thuộc tổ chức Đoàn quản lý để kịp thời đôn đốc thu hồi và có giải pháp xử lý phù hợp, tích cực đôn đốc thu hồi các khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi;

giám sát Ban quản lý Tổ TK&VV về việc thu lãi, thu tiền gửi của tổ viên; động viên khách hàng tham gia gửi tiền tiết kiệm tại Điểm giao dịch xã, nghiêm cấm việc Tổ trưởng Tổ TK&VV thu nợ gốc của hộ vay.

- Thường xuyên củng cố kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV; ổn định, duy trì các Tổ TK&VV có chất lượng hoạt động tốt và củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ chấm điểm đạt loại trung bình.

- Chỉ đạo Tổ chức Đoàn cấp xã, Tổ TK&VV phối hợp chặt chẽ với NHCSXH nơi cho vay làm tốt việc phân tích, đánh giá từng khoản nợ đến hạn, NQH, lãi tồn đọng để có giải pháp xử lý; rà soát, theo dõi, đôn đốc các khoản nợ khách hàng vay bỏ đi khỏi nơi cư trú và phối hợp đôn đốc thu hồi nợ của khách hàng vay vốn NHCSXH từ nơi khác chuyển đến, hoàn thiện bộ hồ sơ pháp lý các khoản nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan đề nghị xử lý rủi ro theo quy định.

- Xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm tra hoạt động ủy thác tại cơ sở theo đúng hướng dẫn của Tổng Giám đốc NHCSXH; chủ động trong công tác kiểm tra theo kế hoạch đã xây dựng và thực hiện kiểm tra theo những tồn tại để chấn chỉnh kịp thời. Kiểm tra đột xuất để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra và kết quả kiểm tra gửi NHCSXH cùng cấp và tổ chức Đoàn cấp trên để phối hợp thực hiện và theo dõi, chỉ đạo khi cần thiết.

- Xây dựng kế hoạch phối hợp với NHCSXH cùng cấp tổ chức mở các lớp tập huấn lồng ghép về quy trình nghiệp vụ tín dụng chính sách cho Tổ chức Đoàn thể cấp dưới và Tổ TK&VV nhằm củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác.

- Tổ chức tổng kết về hoạt động ủy thác để đánh giá kết quả đã đạt được, những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội đối với thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 89)