Gỉa thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh​ (Trang 44 - 49)

Các lý thuyết về cấu trúc vốn cho rằng khi một DN bắt đầu vay nợ, DN sẽ có lợi thế về lá chắn thuế.Chi phí nợ thấp kết hợp với lợi thế về lá chắn thuế sẽ khiến chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) giảm khi nợ tăng. Tuy nhiên, khi tỷ lệ nợ trên vốn CSH tăng, tác động của tỷ lệ nợ buộc các CSH tăng lợi tức yêu cầu của họ, nghĩa là chi phí vốn CSH tăng. Ở mức tỷ lệ nợ trên vốn CSH cao, chi phí nợ cũng tăng bởi vì khả năng DN không trả được nợ là cao hơn (nguy cơ phá sản cao hơn).

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy: tỷ lệ nợ có tác động đến HQKD,nhưng ở các mức tỷ lệ nợ khác nhau có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến HQKD (Zeitun & Tian - 2007, Onaolapo & Kajola- 2010, Margaritis& Psillaki- 2007, Weixu - 2005)

Vì vậy tác giả đưa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa HQKD và tỷ lệ nợ như sau: • Hiệu quả hoạt động kinh doanh và Quy mô của doanh nghiệp

Giả thuyết 2: Quy mô của DN có tác động dương (+) đến HQKD

Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của các DN xây dựng cho thấy các DN có quy mô lớn sẽ có nhiều lợi thế hơn các DN có quy mô nhỏ.Bởi lẽ, ngành xây dựng có đặc thù là người mua chọn người bán thông qua đấu thầu cạnh tranh hoặc chỉ định thầu.Các DN có quy mô lớn trước hết phải là các DN có thương hiệu, có uy tín và được nhiều người biết tới. Thứ hai, DN có quy mô lớn với sức mạnh về tài chính, về tài sản, về kỹ thuật công nghệ và khả năng quản lý sẽ dễ dàng khai thác lợi thế theo quy mô nhằm tối thiểu hóa chi phí đầu vào và gia tăng hiệu quả đầu ra nhằm giảm thiểu giá thành sản phẩm. Vì vậy các DN có quy mô lớn dễ trúng thầu hoặc được chỉ định thầu hơn là các DN nhỏ, từ đó có cơ hội tăng doanh số, tìm kiếm lợi nhuận, nâng cao HQKD. Theo nghiên cứu của Onaolapo & Kajola – 2010 thì:Quy mô của DN có tác động dương (+) đến HQKD.

Đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động

Giả thuyết 3: Đòn bẩy tài chính có mối quan hệ nghịch với hiệu quả hoạt động công ty

Theo lý thuyết Trade-off, giá trị doanh nghiệp có mối quan hệ dương với tỷ lệ nợ doanh nghiệp, nhưng khi tỷ lệ tăng lên một ngưỡng nào đó thì hiệu quả hoạt

động giảm (hiệu quả hoạt động sẽ tương quan âm với tỷ lệ nợ). Nếu doanh nghiệp cứ tiếp tục gia tăng tỷ số nợ thì sẽ làm cho hiệu quả hoạt động công ty càng giảm, tức là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản và hiệu quả hoạt động công ty có mối quan hệ phi tuyến.

Đòn bẩy tài chính có tác động tích cực đến doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải điều chỉnh tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cho thích hợp, thông qua việc tăng hay giảm nợ để đạt được hiệu quả cao nhất tùy theo từng loại hình doanh nghiệp (Madan,2007).

Nghiên cứu của Khatab và ctg (2011) về quả trị doanh nghiệp và hiệu quả công ty, với mẫu nghiên cứu gồm 20 công ty niên yết tại thị trường chứng khoán Karachi, giai đoạn 2005-2009. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, đòn bẩy tài chính có tác động tích cực đến Tobin’Q, ROA và ROE.

Kết quả nghiên cứu của Rajan và Jingales (1995) cho rằng, tỷ lệ nợ có mối quan hệ phi tuyến với hiệu quả hoạt động công ty.

Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thu Tâm (2011), Pouraghajan và ctg (2012) cho thấy, có một mối quan hệ tiêu cực đáng kể giữa tỷ lệ nợ và hiệu quả hoạt động tài chính (ROA và ROE).

Nghiên cứu của Shubita và Alsawalhah (2012) và Raza (2013) cho rằng, có mối quan hệ tiêu cực giữa đòn bẩy tài chính và khả năng sinh lời (ROE).

Theo kết quả nghiên cứu của Guest (2009), Topak (2011) và Dogăn (2013), cho thấy, đòn bẩy tài chính có mối quan hệ tiên cực với ROA.

Cơ hội tăng trưởng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Theo lý thuyết MM và lý thuyết chi phí vấn đề người đại diện (Agency costs theory).v.v.., tại một mức nợ vay được xác định trước của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có tương quan thuận với tỷ lệ nợ vay và làm giảm chi phí vấn đề người đại diện. Khi tỷ lệ nợ vay vượt quá một mức nào đó, hiệu quả hoạt động có tương quan âm với tỷ lệ nợ vì lợi ích thu được từ mức vay nợ tăng thêm nhỏ hơn mức gia tăng của chi phí vấn đề người đại diện.

Giả thuyết 4: Cơ hội tăng trưởng làm tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

Cơ hội tăng trưởng được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng của tài sản. Các công ty có tốc độ tăng trưởng cao thì hiệu quả hoạt động cũng sẽ cao, vì các công ty tăng trưởng có thể tạo ra lợi nhuận từ các khoản đầu tư của mình. Do vậy, cơ hội tăng trưởng dự tính sẽ tác động dương (+) đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

Tuổi công ty và hiệu quả hoạt động

Giả thuyết 5: Tồn tại một mối quan hệ dương giữa tuổi công ty và hiệu quả hoạt động công ty.

Theo các giả định hợp lý thì các công ty có tuổi lớn hơn được hưởng lợi nhuận và giá trị cao hơn (Hpenhayn, 1992).

Nghiên cứu của Guest (2009) đã cho thấy, tuổi công ty có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của công ty.Kết quả nghiên cứu của Loderer và Waelchli (2010) đã tìm thấy, có mối quan hệ tiêu cực và mạnh mẽ giữa tuổi công ty và lợi nhuận.Tuổi của công ty có mối quan hệ tiêu cực với khả năng sinh lời của công ty được đo lường bởi chỉ tiêu ROA (Dogăn, 2013).

Trong nghiên cứu của mình, Mak và Kusnadi (2005) đã tìm ra, có mối quan hệ tích cực giữa tuổi công ty và giá trị công ty. Tuổi công ty có tác động dương đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ( Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam, 2011).

Có cùng kết quả với nghiên cứu của Mak và Kusnadi (2005) và Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2013) đã tìm thấy có một tác động tích cực từ tuổi công ty đến hiệu quả hoạt động của công ty. Với kỳ vọng tuổi đời của doanh nghiệp càng cao hay càng lâu đời thì doanh nghiệp sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình hoạt động, điều này sẽ giúp doanh nghiệp có hiệu quả hơn.

Trái ngược với kết quả của các nghiên cứu trên, đó là nghiên cứu của Villalonga và Amit (2006) và Pouraghajan và ctg (2012).Villalonga và Amit (2006) cho rằng, không có mối quan hệ giữa tuổi công ty và lợi nhuận công ty. Kết quả nghiên cứu của Pouraghajan và ctg (2012) cũng cho thấy rằng, không có một mối quan hệ nào

giữa tuổi doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động tài chính (đo bằng chỉ số ROA và ROE).

Cấu trúc tài sản hữu hình và hiệu quả hoạt động

Gỉa thiết 6: Có mối quan hệ đồng biến giữa tài sản hữu hình của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Cấu trúc tài sản hữu hình được đo lường thông qua chỉ tiêu tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản. Bởi vì tài sản cố định hữu hình có thể được doanh nghiệp sử dụng làm tài sản thế chấp khi đi vay, do vậy nếu tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp lớn thì người cho vay ( chẳng hạn là ngân hàng) có thể giảm đươc rủi ro và từ đó cũng có thể giảm chi phí cho vay. Như vậy về mặt lý thuyết, khi tỷ lệ tài sản cố định hữu hình chiếm tỉ trọng lớn, doanh nghiệp có cơ hội thế chấp cả tài sản này để tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài dễ dàng hơn, hay nói cách khác doanh nghiệp sẽ tăng “năng lực vay nợ”. Nghiên cứu của Scott, 1976-1977 (29) và Harris và Ravis, 1990 (14) đã chỉ ra rằng đối với các doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản cao thì người cho vay sẽ sẵn sàng cung cấp khoản vay hơn và như vậy tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu sẽ cao hơn. Phần lớn các nghiên cứu chẳng hạn như của Titman và Wessels (1988), Rajan và Zingales (1995) (26), Ozkan (2001) đã chỉ ra rằng có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa cấu trúc tài sản hữu hình và cấu trúc vốn của doanh nghiệp.

Tài sản hữu hình (Asset Tangibility): Đây được xem như là một trong những yếu tố chính để xác định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hầu hết các nghiên cứu định tính đều cho rằng có mối quan hệ đồng biến giữa tài sản hữu hình và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mackie – Mason (1990) kết luận rằng một doanh nghiệp có tỷ lệ giá trị nhà xưởng và trang thiết bị (tangible assets) cao trong tổng giá trị tài sản có nhiều khả năng vay nợ hơn và có hiệu quả hoạt động tốt hơn. Akintoye (2008) cho rằng môt doanh nghiệp đầu tư nhiều vào tài sản hữu hình có chi phí rủi ro tài chính thấp hơn doanh nghiệp khác đầu tư vào tài sản vô hình.Chúng ta kỳ vọng một mối quan hệ đồng biến giữa tài sản hữu hình của doanh nghiệp và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh​ (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)