Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Để nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp. Thông tin thứ cấp là những thông tin đã được xử lý và công bố chính thức trên các ấn phẩm, tài liệu, báo cáo... Trong nghiên cứu này, thông tin thứ cấp là các tài liệu, sách báo nói về quản lý chi ngân sách nhà nước, là các báo cáo về tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, các báo cáo của UBND thành phố (giai đoạn 2014- 2016)... và các tài liệu khác có liên quan. Thông tin sơ cấp thu thập qua điều tra qua đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao, kinh nghiệm và kiến thức sâu sắc về vấn đề cần nghiên cứu.
Tác giả sử dụng mẫu phiếu điều tra được xây dựng trước để thu thập thông tin sơ cấp về thực trạng công tác quản lý chi ngân sách tại thành phố Yên Bái. Mẫu phiếu điều tra tác giả sử dụng thang đo likert 5 mức độ thể hiện mức độ đánh giá của người được phỏng vấn đối với công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố Yên Bái.
Thang đo gồm 5 mức độ Bậc 1: Rất không đồng ý Bậc 2: Không đồng ý Bậc 3: Không ý kiến Bậc 4: Đồng ý
Đối tượng điều tra: Là các cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý chi ngân sách tại thành phố Yên Bái như lãnh đạo UBND thành phố, cán bộ phòng Kế hoạch tài chính thành phố, cán bộ kho bạc thành phố, chủ tịch UBND các xã, phường thuộc thành phố.
Số lượng mẫu điều tra: Có rất nhiều công thức tính mẫu điều tra nhằm để đảm bảo độ chính xác và khả năng suy rộng của nghiên cứu. Với mục tiêu và đặc điểm của công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố Yên Bái tác giả đã lựa chọn công thức tính số mẫu điều tra Slovin để xác định số lượng mẫu điều tra của luận văn.
n = N
1 + N. e2 Trong đó:
n: Số mẫu cần điều tra
N: Là tổng số cán bộ có liên quan đến công tác quản lý chi ngân sách e: Sai số cho phép là 5%
Tính đến ngày 31/12/2016 tổng số cán bộ làm công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố Yên Bái bao gồm 130 người. Theo công thức Slovin thì lượng mẫu luận văn cần điều tra là
n = 130 ≈ 98,11 (mẫu
phiếu) 1 + 130 x 0,052
Đảm bảo độ tin cậy, tránh các mẫu phiếu sai xót, tác giả lựa chọn 100 cán bộ làm công tác quản lý chi ngân sách để điều tra về công tác quản lý chi ngân sách nhà nước thành phố Yên Bái.
Với phiếu điều tra sử dụng thang đo likert điều tra việc tăng cường quản lý chi ngân sách thành phố Yên Bái tác giả sử dụng phần mềm Excel tính được giá trị trung bình và độ lệch chuẩn để phân tích với khoảng ý nghĩa của giá trị bình quân.
Khoảng của giá trị trung bình ý nghĩa đánh giá 1,00 - 1,79 Kém 1,80 - 2,59 Yếu 2,60 - 3,39 Trung bình 3,40 - 4,19 Khá 4,20 - 5,00 Tốt
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Từ các thông tin thứ cấp và sơ cấp đã thu thập được, tổng hợp các thông tin để lên các bảng, sử dụng excel và một số chương trình ứng dụng khác để tính toán phục vụ cho quá trình phân tích.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Đề tài áp dụng kết hợp nhiều phương pháp phân tích như: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, … trong đó, phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh để nghiên cứu mối quan hệ giữa các con số qua các năm.
a. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu về công tác quản lý chi ngân sách nhà nước thành phố Yên Bái giai đoạn 2014-2016, sau đó tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau trong công tác quản lý chi NSNN để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
b. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tương đối hoặc số bình quân.
c. Phương pháp phân tích SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ). Phương pháp phân tích SWOT thường được trình bày dưới dạng lưới, bao gồm 4 phần chính thể hiện 4 nội dung chính của SWOT: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ, một số các câu hỏi mẫu và câu trả lời được điền vào các phần tương ứng trong khung
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu