Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp thành phố
4.2.4. Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi ngân sách của kho
Nhà nước thành phố
Trong xu hướng đổi mới cơ chế quản lý tài chính ngân sách hiện nay, vai trò kiểm soát chi của kho bạc giữ một vị trí hết sức quan trọng, là người “gác cửa” các khoản chi ngân sách. Để nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi của kho bạc thành phố cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau:
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi ngân sách, đảm bảo chặt chẽ nhưng không cứng nhắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong giao dịch với kho bạc.
- Xây dựng và ban hành các quy trình công tác về kiểm soát chi thường xuyên cũng như chi đầu tư, trong đó cần quy định rõ về hồ sơ thủ tục cần phải có khi giao dịch, đồng thời quy định rõ thời hạn giải quyết các thủ tục này, niêm yết công khai các thủ tục này tại nơi giao dịch và phải tuân thủ đúng.
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ kiểm soát chi của cán bộ kho bạc thành phố thông qua thực hiện chiến lược của ngành trong việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ.
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính trong quản lý chi ngân sách, thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo với cơ quan tài chính và các cơ quan hữu quan cũng như với lãnh đạo thành phố.
4.2.5. Tăng cường công tác công tác thanh tra tài chính, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
Thanh tra tài chính là một trong những công cụ quan trọng của nhà nước trong công tác quản lý tài chính.Công tác thanh tra tài chính nhằm giúp phát hiện, kịp thời chấn chỉnh và xử lý các sai phạm trên lĩnh vực tài chính, ngân sách, đồng thời qua đó phát hiện những sơ hở của cơ chế, chính sách, chế độ. quản lý chi để kiến nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp.Vì vậy, công tác kiểm tra, kiểm soát đòi hỏi phải đảm bảo chính xác, trung thực và khách quan, khi kết luận phải có căn cứ, có tác dụng tích cực đối với đơn vị được thanh tra, đồng thời chỉ rõ những việc làm được để phát huy và những việc chưa làm được để đơn vị có hướng khắc phục sửa chữa.
4.2.6. Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy và sự điều hành của Uỷ ban nhân dân thành phố Yên Bái đối với quản lý chi ngân sách nhà nước
Việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò điều hành của thành phố trong quản lý chi tiêu ngân sách trên địa bàn là vấn đề cực kỳ quan trọng. Thành ủy cần đề ra đường lối phát triển KT-XH phù hợp với điều kiện thực tế làm cơ sở cho chính quyền cấp thành phố triển khai thực hiện. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và đơn vị có trách nhiệm quản lý ngân sách và chi tiêu, đảm bảo đúng định mức của Nhà nước và giáo dục đảng viên quần chúng thực hiện các khoản chi ngân sách theo đúng chế độ. Thành ủy phải thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo thực hiện các khoản chi ngân sách theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn thành phố. Đối với UBND thành phố Nha Trang cần phải đưa nội dung quản lý chi ngân sách vào chương trình công tác thường kỳ hàng tháng, quý để kiểm tra đánh giá cụ thể.
4.2.7. Thực hiện nghiêm túc việc công khai tài chính các cấp
Công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức Nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước; huy động,quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vị vi phạm chế độ quản lý tài chính; đảm bảo sử dụng có hiệu quả NSNN, thực hành tiết kiệm,chống lãng phí.
4.2.8. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan tài chính, thuế, kho bạc và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý ngân sách
Các cơ quan này có trách nhiệm phối kết hợp, cung cấp đầy đủ tin tức, thông tin lẫn nhau về tình hình thu, chi ngân sách,quản lý, kiểm soát chi ngân sách cũng như báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm cho HĐND và UBND cùng cấp và cho cơ quan Nhà nước cấp trên để lãnh đạo,điều hành các khoản chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố một cách kịp thời,có hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các cơ quan trong nội bộ ngành tài chính để đảm bảo khớp đúng số liệu, phục vụ công tác lãnh đạo của thành phố.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Với mục tiêu của luận văn “Hoàn thiện quản lý chi NSNN thành phố Yên Bái” luận văn đã đánh giá được thực trạng quản lý chi ngân sách trên địa bàn thành phố Yên Bái. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước thành phố Yên Bái giai đoạn 2018- 2020 định hướng 2030 luận văn đã giải quyết được một số vấn đề sau:
- Công tác quản lý chi ngân sách thành phố Yên Bái trong những năm gần đây đã có nhiều cải thiên rõ rệt trong các như phân cấp quản lý dự toán chi, phân bổ, lập dự toán chi , chấp hành và quyết toán chi ngân sách nhà nước theo đúng yêu cầu hiện hành.
- Đựa trên quan điểm và mục tiêu về quản lý chi NSNN thành phố Yên Bái, luận văn đã đề xuất 8 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN thành phố Yên Bái giai đoạn 2018-2020 định hướng 2030 đó là:
(1) Đổi mới quản lý chi thường xuyên; (2) Nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản; (3)Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương về quản lý thu chi NSNN; (4) Củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý tài chính ngân sách; (5) Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi ngân sách của kho bạc Nhà nước thành phố; (6) Tăng cường công tác công tác thanh tra tài chính, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; (7) Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy và sự điều hành của Uỷ ban nhân dân thành phố Yên Bái đối với quản lý chi ngân sách nhà nước; (8) Thực hiện nghiêm túc việc công khai tài chính các cấp.
Xuất phát từ việc nghiên cứu vấn đề trên, tác giả cũng nhận thức được rằng, công tác quản lý chi NSNN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hệ
thống tài chính quốc gia. Do vậy, việc đưa ra nhóm giải pháp trên là chưa đủ, chưa thể bao quát hết. Nhưng dựa trên cơ sở nghiên cứu từ một địa bàn cụ thể, thì những giải pháp mà tác giả đưa ra có ý nghĩa quan trọng nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN cho thành phố Yên Bái và những tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc có điều kiện tương tự.
2. Kiến nghị
* Đối với Chính phủ, Bộ Tài chính
Cần phải nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế. Trong quá trình hoàn thiện chính sách thuế cần quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới chính sách thuế. Chính sách thuế phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế việc hoàn thiện chính sách thuế phải nhằm thiết lập một hệ thống thuế công bằng và hiệu quả, phải đơn giản, ổn định, minh bạch, công khai và có tính luật pháp cao. Áp dụng hệ thống thuế không phân biệt giữa các thành phần kinh tế cũng như giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cần phải tách chính sách xã hội ra khỏi chính sách thuế.
- Cần đổi mới phương pháp lập dự toán NSNN theo đầu vào như hiện nay sang lập dự toán NSNN theo kết quả đầu ra. Quản lý NSNN theo kết quả đầu ra được coi là công cụ để Nhà nước tập trung nguồn lực công vào nơi mang lại lợi ích cao nhất cho xã hội, giúp cải thiện chính sách công và góp phần tăng cường hiệu quả quản lý.
- Cần nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý, cấp phát thanh toán các khoản chi của NSNN. NSNN cần phải được công khai trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán. Công khai quy trình cấp phát, kiểm soát chi NSNN. Điều này cho phép xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan tài
chính, KBNN và đơn vị thụ hưởng. Phân định rõ trách nhiệm kiểm soát chi trong nội bộ ngành tài chính và xác định quy trình hợp lý quy trình kiểm soát, thanh toán chi trả các khoản chi NSNN đặc biệt là mối quan hệ giữa cơ quan tài chính, KBNN và đơn vị thụ hưởng.
* Đối với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Yên bái
- Tạo điều kiện thúc đẩy thành phố Yên Bái phát triển mạnh mẽ, vững chắc, trên cơ sở đó làm đầu tàu, tạo động lực cho sự phát triển chung của cả tỉnh, kiến nghị Tỉnh ủy sớm xây dựng và ban hành Nghị quyết chuyên đề về phương hướng,nhiệm vụ phát triển KT-XH của thành phố Yên Bái đến năm 2030, đồng thời tập trung lãnh đạo UBND tỉnh và các cơ quan chức năng nghiên cứu, xây dựng cho thành phố một số cơ chế, chính sách đặc thù, gắn với phân cấp mạnh trên các lĩnh vực, nhất là công tác quy hoạch,quản lý đô thị
- UBND tỉnh chỉ đạo các Sở Tài chính, Sở kế hoạch đầu tư, Cục thuế cần nghiên cứu hoàn thiện cơ chế phân cấp cho thành phố về ngân sách và đầu tư xây dựng cơ bản tương xứng với quy mô thành phố là đô thị loại 3.
- UBND tỉnh cần điều chỉnh hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp, cần chú trọng tăng định mức phân bổ chi cho sự nghiệp giao thông, sự nghiệp kiến thiết thị chính, sự nghiệp bảo vệ môi trường, định mức phân bổ chi thường xuyên của cấp xã, định mức phân bổ chi hành chính cho một biên chế để tạo đông lực thực hiện khoán chi hành chính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Bá Anh (2016), Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh
Lai Châu, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế &
quản trị kinh doanh.
2. Bộ Tài chính (2003), Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng
dẫn thực hiện, Nxb Tài chính, Hà Nội.
3. Vũ Văn Hóa và Lê Văn Hưng, 2009. Giáo trình Tài chính công
4. Học viện Tài chính (2010), Giáo trình Quản lý tài chính công, Nxb Tài chính, Hà Nội.
5. Phùng Văn Hùng, Nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong lĩnh
vực NSNN nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương:
LATS Kinh tế, 2006.
6. Kho bạc nhà nước tỉnh Yên Bái, Báo cáo kết quả kiểm soát chi các năm 2014, 2015, 2016.
7. Nguyễn Thị Mai (2013), Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách
nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ khoa học
Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. 8. Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái (năm 2014, 2015, 2016).
9. Quốc hội (2015), Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn
thực hiện, Nxb Tài chính, Hà Nội.
10. Tỉnh uỷ Yên Bái (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên
Bái lần thứ XIII.
11. Lê Đình Thăng, Quyết toán NSNN hàng năm ở Việt Nam - Thực trạng
và giải pháp: LATS Kinh tế, 2008.
12. Trần Chí Thiện, Giáo trình nguyên lý thống kê, NXB Thống kê 2013. 13. UBND tỉnh Yên Bái, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và Báo cáo thu,
14. UBND tỉnh Yên Bái, Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách các năm 2014, 2015, 2016 tỉnh Yên Bái.
15. UBND thành phố Hạ Long, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và Báo cáo thu, chi NSNN năm 2012, 2013, 2014 thành phố Hạ Long
16. UBND thành phố Mộc Châu, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và Báo cáo thu, chi NSNN năm 2012, 2013, 2014 thành phố Mộc Châu
17. UBND thành phố Yên Bái, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và công tác chỉ đạo điều hành ngân sách tỉnh Yên Bái các năm 2014, 2015, 2016;
18. Website Bộ Tài chính, www.mof.gov.vn.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. PHIẾU KHẢO SÁT
Những thông tin này nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước thành phố Yên Bái”. Tôi cam kết các thông tin cá nhân của Quý vị sẽ hoàn toàn được giữ bí mật và không cung cấp cho bất kỳ ai. Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý vị. Xin chân thành cảm ơn!
I. Thông tin cá nhân
1. Họ và tên:... 2. Cơ quan công tác:... 3. Chức vụ:...
II. Thông tin phỏng vấn
Ông (Bà) hãy cho biết ý kiến của mình về các nội dung dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 5, trong đó: “1: Rất không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Không đồng ý cũng không phản đối; 4: Đồng ý; 5: Rất đồng ý”.
1. Công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước
STT Nội dung lấy ý kiến
Khoanh tròn 1 lựa chọn phù hợp nhất 1 2 3 4 5
1 Thành phố có kế hoạch để xây dựng dự toán từ
sớm tạo thuận lợi cho các đơn vị thực hiện 1 2 3 4 5 2 Thành phố có hướng dẫn cụ thể trong việc lập
dự toán 1 2 3 4 5
3 Các đơn vị lập và nộp kế hoạch dự toán đúng hạn 1 2 3 4 5 4 Dự toán các đơn vị lập đúng quy định 1 2 3 4 5 5 Dự toán lập bám sát các mục tiêu phát triển
2. Công tác chấp hành chi ngân sách nhà nước
STT Nội dung lấy ý kiến
Khoanh tròn 1 lựa chọn phù hợp nhất 1 2 3 4 5
1 Khi thực hiện dự toán chi hàng năm huyện có
hướng dẫn chi tiết, cụ thể giúp thực hiện thuận lợi 1 2 3 4 5 2 Các hướng dẫn luôn kịp thời để các đơn vị thực hiện 1 2 3 4 5 3 Các đơn vị triển khai thực hiện đúng theo dự toán 1 2 3 4 5 4 Các đơn vị thường hay tự điều chỉnh việc sử dụng
ngân sách chi cho các hoạt động 1 2 3 4 5
5 Nhiều dự toán phải điều chỉnh tăng lên trong năm 1 2 3 4 5 6 Đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán có am hiểu
tốt về chuyên môn 1 2 3 4 5
7 Có sự thống nhất cao trong việc triển khai thực
hiện dự toán chi 1 2 3 4 5
8 Lãnh đạo luôn quan tâm và chỉ dạo sát sao công
tác chi ngân sách 1 2 3 4 5
9 Khi có khó khăn cần điều chỉnh có thể đề nghị dễ dàng 1 2 3 4 5 10 Có sự phối hợp tốt giữa đơn vị thực hiện với phòng
KHTC và Kho bạc 1 2 3 4 5
11 Phần mềm quản lý dễ sử dụng và mang lại hiệu quả 1 2 3 4 5 12 Nhiều nợ đọng trong chi ngân sách 1 2 3 4 5 13 Các đơn vị có báo cáo đầy đủ và kịp thời 1 2 3 4 5
3. Công tác quyết toán chi ngân sách nhà nước
STT Nội dung lấy ý kiến
Khoanh tròn 1 lựa chọn phù hợp nhất 1 2 3 4 5
1 Thành phố thực hiện nghiêm công tác quyết
toán hàng năm 1 2 3 4 5
2 Nhiều đơn vị có những khaonr mục không được
quyết toán 1 2 3 4 5
3 Nhiều đơn vị phải chuẩn bị lại hồ sơ quyết toán 1 2 3 4 5 4 Cán bộ làm công tác quyết toán của Thành phố
có chuyên môn 1 2 3 4 5
5 Quyết toán được thự hiện nhanh gọn 1 2 3 4 5
4. Công tác thanh tra, kiểm tra chi ngân sách nhà nước
STT Nội dung lấy ý kiến
Khoanh tròn 1 lựa chọn phù hợp
nhất
1 2 3 4 5
1 Các đơn vị thực hiện thường xuyên tự kiểm tra công
tác quản lý chi ngân sách 1 2 3 4 5