5. Bố cục của luận văn
3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Yên Bái là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Yên Bái. Phía Bắc và phía Đông thành phố giáp huyện Yên Bình, phía Tây giáp huyện Trấn Yên, phía Nam giáp thành phố Phú Thọ.
Thành phố Yên Bái có diện tích tự nhiên 106,78km2 bao gồm 17 đơn vị hành chính với 09 phường (Yên Thịnh, Yên Ninh, Minh Tân, Nguyễn Thái Học, Đồng Tâm, Nguyễn Phúc, Hồng Hà, Nam Cường, Hợp Minh), 08 xã (Minh Bảo, Tuy Lộc, Tân Thịnh, Âu Lâu, Giới Phiên, Văn Tiến, Phúc Lộc, Văn Phú); dân số trung bình năm 2016 có 101.844 người (Chi cục thống kê thành phố Yên Bái)
- Lợi thế giao lưu liên vùng, trong nước bằng nhiều phương thức đường bộ, đường sắt, đường thủy; giao lưu với vùng Thủ đô Hà Nội và quốc tế qua đường cao tốc đến cảng hàng không Nội Bài, cảng biển Hải Phòng, khu cửa khẩu quốc tế Lào Cai. Vì vậy, có cơ hội thuận lợi để phát triển thành phố Yên Bái thành một trung tâm đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội giữa vùng Thủ đô Hà Nội và vùng miền núi biên giới phía Bắc, giữa khu vực Tây Bắc và khu vực Đông Bắc của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.
3.1.1.2. Địa hình
Thành phố Yên Bái có độ cao trung bình từ 75-100 m so với mực nước biển; được chia làm hai dạng địa hình chủ yếu:
Địa hình bậc thềm phù sa sông Hồng bằng phẳng, có độ cao từ 31-35 m so với mực nước biển. Địa hình đồi bát úp đỉnh bằng, sườn dốc.
Thành phố Yên Bái có đất đồi rừng chiếm diện tích chủ yếu, do vậy thích hợp với trồng rừng sản xuất kết hợp bảo vệ môi trường, nhưng gây khó khăn cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố do mất chi phí lớn để san tạo mặt bằng, vì vậy các khu dân cư, các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, kỹ thuật của thành phố chủ yếu được bố trí tập trung dọc theo các tuyến đường, được quy hoạch, thiết kế tương đối phù hợp với địa hình tự nhiên, đây cũng là nét đặc trưng riêng của thành phố Yên Bái.
3.1.1.3. Khí hậu
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, Thành phố Yên Bái có đặc điểm khí hậu nổi bật là nóng ẩm, mưa nhiều. Tuy nhiên, do tác động của địa hình và vùng hồ Thác Bà ảnh hưởng tới các yếu tố khí hậu của thành phố mang đặc trưng khí hậu chuyển tiếp của các tiểu vùng Tây Bắc và Việt Bắc. Nhiệt độ trung bình cả năm là 230C, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình năm là 1.755,8 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Thành phố Yên Bái có số giờ nắng trung bình một năm là 1.278 giờ, độ ẩm trung bình năm là 87% (Chi cục thống kê thành phố Yên Bái).
Với đặc điểm khí hậu của thành phố tương đối phù hợp cho phát triển sản xuất đặc biệt là sản xuất nông, lâm, thủy sản theo thời vụ khá phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Dân cư và nguồn lao động
Quy mô dân số toàn thành phố năm 2016 có 101.844 người, mật độ dân cư trung bình 935 người/km2, phân bố tập trung ở các phường trung tâm (Nguyễn Phúc, Hồng Hà, Nguyễn Thái Học, Yên Ninh, Minh Tân, Đồng Tâm,...). Tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân 0,75%/năm giai đoạn 2014 - 2016; dân số đô thị là 77.385 người (chiếm 77,38% tổng số dân) và dân số nông thôn là 23.459 người (chiếm 22,62%) (Chi cục thống kê thành phố Yên Bái).
3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
- Giao thông vận tải:
Thành phố Yên Bái nằm giữa cung đường từ Hà Nội đi Lào Cai, với ba loại hình giao thông đối ngoại chính là đường bộ, đường sắt và đường sông.
a.Đường bộ
- Đường cao tốc: Cao tốc Hà Nội - Lào Cai (265 km) được đưa vào vận hành hoạt động năm 2014 đem lại rất nhiều thuận lợi cho sự trao đổi, giao lưu, buôn bán của thành phố.
- Quốc lộ:
+ Quốc lộ 32C nằm ở hữu ngạn sông Hồng đi qua thành phố Yên Bái từ lý trình Km87+500 - Km 96+500, dài 9Km, được nâng cấp đạt đường cấp III miền núi, mặt đường bê tông nhựa.
+ Quốc lộ 37 đi qua thành phố Yên Bái từ lý trình Km 272+700 - Km 283+500, dài 10,8Km, hiện có 3,4km đạt đưởng cấp II, còn lại là đường cấp III.
- Đường thành phố: Có 03 tuyến đi qua với chiều dài là 22,9 Km. Trong đó:
+ Đường Yên Bái - Văn Tiến: Đi qua thành phố Yên Bái từ lý trình từ Km 0 - Km 10, dài 10Km, tiêu chuẩn đường đô thị và cấp V miền núi.
+ Đường Yên Bái - Khe Sang: Đi qua thành phố Yên Bái từ lý trình từ Km 0- Km 10+500, dài 10,5 Km, tiêu chuẩn đường đô thị và cấp IV miền núi. + Đường Âu Lâu - Đông An: Đi qua thành phố Yên Bái từ lý trình từ Km 0- Km 2+400, dài 2,4 Km, tiêu chuẩn đường cấp V miền núi.
- Đường đô thị:
Trên địa bàn thành phố Yên Bái có 84 tuyến đường chính dài 121,93 km. Giai đoạn 2011-2015, đã tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống đường đô thị hiện có, tập trung nâng cấp, cải tạo một số tuyến đường đô thị, kết hợp với chỉnh trang hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị, điển hình là tuyến đường Thành Trung, đường Bảo Lương, đường Hoàng Văn Thụ, đường Trần Bình Trọng, đường
Lương Yên, đường Đầm Lọt, đường Tuần Quần, đường Nguyễn Đức Cảnh, đường Quang Trung, đường Nguyễn Thái Học, đường Ngô Sỹ Liên, đường Thành Công, đường Nguyễn Phúc, đường Lê Lợi (đoạn km 4 - cầu Văn Phú); cải tạo mở rộng cầu Dài, cầu bệnh viện; nâng cấp hành lang các đường (Điện Biên, Yên Ninh, Hoàng Hoa Thám, Ngô Minh Loan, Trần Phú...).
- Giao thông nông thôn: thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, huy động tối đa các nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn lực đầu tư từ nhân dân và các tổ chức để xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ xây dựng nông thôn mới. Triển khai thực hiện đề án phát triển đường giao thông nông thôn trong 5 năm 2011-2015 đã kiên cố hóa được 114,7 km và mở mới 39,1 km đường GTNT. Hoàn thành mục tiêu 90% các tuyến đường liên thôn, liên xã đã được kiên cố hóa.
- Bến xe khách: duy trì 02 bến xe liên thành phố tại thành phố gồm bến xe Yên Bái trên đường Nguyễn Thái Học đạt tiêu chuẩn loại 3 và bến xe Nước Mát trên quốc lộ 37 thuộc thôn Nước Mát, xã Âu Lâu đạt tiêu chuẩn loại 2.
- Đường sắt
Tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai, đoạn chạy qua thành phố Yên Bái có chiều dài khoảng 9 km với hai ga tầu (Yên Bái và Văn Phú).
- Đường thủy
Tuyến đường thủy sông Hồng nối thành phố Yên Bái với Lào Cai và các thành phố đồng bằng sông Hồng, qua địa phận thành phố với chiều dài 12 km. Hiện nay chủ yếu được khai thác phục vụ vận chuyển cát, sỏi.
3.1.2.3. Vốn đầu tư
Bối cảnh hội nhập với thế giới và khu vực đã tạo ra cơ hội lớn thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, với tiềm năng, lợi thế của mình TP Yên Bái có thể tận dụng thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển nhiều ngành kinh tế như phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển các ngành dịch vụ
mũi nhọn như du lịch, vận chuyển - kho bãi - logistics, thương mại liên vùng và quốc tế (qua cửa khẩu Lào Cai và Cảng Hải Phòng, Quảng Ninh); phát triển các mô hình nông nghiệp, lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Trong thời gian vừa qua, với sự nỗ lực phấn đấu của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, cùng với việc thực hiện đồng bộ, có hiệu quả những giải pháp của thành phố, hoạt động thu hút đầu tư và phát triển kinh tế đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn thành phố đã đạt nhiều kết quả. Nhiều dự án qui mô lớn với số vốn đăng kí từ vài trăm đến hàng nghìn tỉ đồng được triển khai nhanh, hiệu quả là động lực, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế xã hội của thành phố thời gian tới.
Các chương trình và các công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố đang được tập trung vốn đầu tư xây dựng là nâng cấp Quốc lộ 32C, cải tạo nâng cấp đường sắt Yên Viên - Lào Cai; nâng cấp đường Yên Bái - Khe Sang; đường tránh ngập; kè sông Hồng; xây dựng bệnh viện đa khoa thành phố (500 giường), bệnh viện lao và bệnh phổi; trường Cao đẳng y tế, trường Cao đẳng nghề; may xuất khẩu của công ty TNHH Unico Global Yên Bái tại khu công nghiệp Âu Lâu; dự án đầu tư trung tâm thương mại, vui chơi giải trí và nhà phố thương mại tại công viên Yên Hòa của Tập đoàn Vingroup và một số công trình quan trọng khác. Tổng vốn đầu tư phát triển thời kỳ 2014 - 2016 đạt 10.406,4 t đồng, vượt mục tiêu quy hoạch (406,4 t đồng) và tăng gấp 2,55 lần so với tổng vốn đầu tư thời kỳ 2006 - 2010
3.1.2.4. Thị trường
Sự phát triển KT - XH những năm qua của thành phố Yên Bái chịu ảnh hưởng và phụ thuộc rất nhiều vào những thay đổi trong bối cảnh phát triển chung của thành phố, khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ.
Thị trường trong thành phố ngày càng tăng nhờ quy mô dân số tăng và đời sống đang dần được cải thiện. Sự phát triển của các ngành KT trong thời gian tới trên địa bàn cũng tạo ra thị trường mở rộng cả về phạm vi và hình thức trao đổi.
- Các nước ASEAN: những năm gần đây nền KT của các nước ASEAN phát triển đa dạng có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với thế giới và khu vực. Việt Nam là một trong những thành viên của ASEAN có nhiều kinh nghiệm để mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại với các nước trong nhóm và đồng thời dễ dàng hội nhập với các nước trên thế giới về khoa học, kỹ thuật, công nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nằm trong bối cảnh chung của cả nước và thành phố Yên Bái, kinh tế của thành phố cũng chịu ảnh hưởng về mọi mặt kinh tế của đất nước.
- Trung Quốc là thị trường rộng lớn nằm trên đầu mút của tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai. Với chính sách mở của Trung Quốc phát triển mậu dịch đường biên giới, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu với Việt Nam. Thị trường Trung Quốc tiêu thụ nhiều mặt hàng nông - lâm - thủy sản của Việt Nam như: gạo, hoa quả, cây dược liệu, cây công nghiệp...là tiền đề để nông sản thành phố thâm nhập vào thị trường rộng lớn này.
- Địa bàn thành phố yên Bái: tương đối đông dân với nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn sẽ là thị trường tiêu thụ rộng lớn và tiềm năng cho tất cả các mặt hàng.
3.1.2.5. Đường lối chính sách phát triển kinh tế
Là khu vực đầu não của thành phố, thành phố Yên Bái luôn nhận được sự quan tâm, đầu tư của thành phố. Thành phố Yên Bái cũng đang đề ra những đường lối chính sách phát triển phù hợp với nền kinh tế. Đường lối chính sách của thành phố được cụ thể hóa trong các nghị quyết, quyết định, các chương trình, kế hoạch phát triển KT - XH từng năm.
Môi trường chính sách của thành phố tiếp tục được đổi mới, một số chương trình, chính sách hỗ trợ mới được ban hành gần đây như cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, cơ chế khuyến khích phát triển giao thông nông thôn,… tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các địa phương, doanh nghiệp, hộ gia đình phát triển sản xuất kinh doanh. Xây
theo các quy hoạch phê duyệt, trong đó một số yếu tố có tác động đến Yên Bái thời kỳ tới như: nâng cấp các đoạn tuyến quốc lộ 32, QL32C, QL70, QL37 - đường vành đai 3 Vùng Thủ đô Hà Nội, nâng cấp tuyến đường sắt, cải tạo tuyến đường thủy Hà Nội- Yên Bái- Lào Cai. Ngoài ra thành phố cũng đang tích cực đổi mới tổ chức quản lý, huy động vốn đầu tư, khoa học công nghệ, phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển kết cấu hạ tầng,..
3.1.3. Những khó khăn, thuận lợi về điều kiện tự nhiên, KT - XH trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở thành phố Yên Bái công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở thành phố Yên Bái
3.1.3.1. Những thuận lợi
- Lợi thế về vị trí địa lí là một trong những lợi thế quan trọng cho thành phố trong việc thúc đẩy quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các địa phương khác so với các huyện khác của tỉnh Yên Bái.
- Đất đai, khí hậu, nguồn nước khá thuận lợi cho việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Thành phố Yên Bái cũng là địa bàn tập trung một số loại khoáng sản như sắt, vật liệu xây dựng. Đây là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
- Tiềm năng du lịch tự nhiên, văn hóa, lịch sử với nhiều nét độc đáo là cơ sở cho việc khai thác, phát triển ngành du lịch.
- Nguồn nhân lực tương đối dồi dào với trên 60 nghìn người đang trong độ tuổi lao động, chất lượng nguồn lao động đang từng bước được cải thiện… là điều kiện quan trọng hàng đầu trong sự phát triển kinh tế của thành phố.
Thành phố có nền chính trị ổn định, đồng thời luôn nhận được sự quan tâm đầu tư, định hướng kịp thời của các cấp quản lí đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng thành phố trở thành trung tâm kinh tế quan trọng nhất của thành phố và từng bước trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của khu vực.
3.1.3.2. Những khó khăn
- Thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao và cán bộ quản lí nên quá trình quản lý chi NSNN còn gặp nhiều khó khăn
- Cơ sở hạ tầng của thành phố nhìn chung còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu CNH - HĐH của nền kinh tế. Hạ tầng kết nối về giao thông, hệ thống cấp điện, hệ thống cấp - thoát nước… còn yếu kém. Do vậy, công tác đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng là việc hết sức quan trọng để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế thành phố nhưng do NSNN hạn chế nên quá trình quản lý chi NSNN khó khăn, eo hẹp.
- Việc thu hút vốn đầu tư trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong phát triển nông nghiệp, nông thôn còn nhiều khó khăn do vậy NSNN đối với các lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn.
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn không đáp ứng đủ tổng chi ngân sách nên phải lấy từ ngân sách trung ương
- Nguồn chi ngân sách ngày càng lớn cho phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân vì vậy khả năng cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn.
3.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố Yên Bái
3.2.1. Thực trạng chi ngân sách nhà nước tại thành phố Yên Bái giai đoạn 2014-2016 2014-2016
3.2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng chi ngân sách
Quy mô chi ngân sách thành phố Yên Bái giai đoạn 2014-2016 đã tăng lên về số lượng: năm 2014 chi NS thành phố được giao là 405.767,84 triệu đồng đến năm 2016 chi NS thành phố được giao là 407.122,00 triệu đồng, tăng 0,17% so với năm 2014, số tuyệt đối tăng 1.354,16 triệu đồng. Tuy nhiên tốc độ tăng chi giữa các năm không đồng đều, năm 2015 có sự giảm trong