Những nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động chính sách cổ tức đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán hose​ (Trang 39 - 45)

Chính sách cổ tức là một trong những khía cạnh phức tạp nhất. Tác động chính sách cổ tức đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã được các nhà kinh tế trên thế giới nghiên cứu và có nhiều quan điểm khác nhau.

Priya, Ka & Nimalathasan, Bb (2013) tác giả sử dụng phân tích hồi quy và

tương quan để phân tích. Mô hình mô phỏng cho một mẫu gồm 16 khách sạn và nhà hàng tại Sri Lanka trong giai đoạn 2008-2012 để xác minh mối quan hệ chính sách cổ tức và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận: có mối quan hệ tích cực giữa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đo lường bằng ROA, ROE. PB tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh đo lường bằng ROA, ROE.

Amidu, M (2007) đã nghiên cứu xem xét liệu chính sách cổ tức có ảnh hưởng

đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tại Ghana. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu của 25 doanh nghiệp. Các phân tích được thực hiện bằng dữ liệu thu từ các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán GSE trong giai đoạn 1997 – 2004. Kết quả cho thấy có mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê giữa ROA và ROE và chính sách chi trả cổ tức. Và thêm vào đó tác giả cũng tìm thấy kết quả cho thấy mối quan hệ tích cực giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh (được đo bằng ROA, ROE) và tăng trưởng doanh thu và có mối quan hệ tiêu cực với đòn bẩy tài chính. Và khi hiệu quả kinh doanh đo lường bằng Tobin’s q thì tác giả không tìm thấy ý nghĩa thống kê giữa chính sách chi trả cổ tức và hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Dongan. M et al (2014) các biến định lượng có thể dùng để ước lượng hiệu

quả hoạt động của doanh nghiệp như sau: ROA (Return on Assets) bằng lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, ROE (Return on Equity) đo bằng lợi nhuận ròng trên tổng

tài sản. Hai biến phụ thuộc: cổ tức trên mỗi cổ phần (DPS), RDD là phân phối cổ tức thường xuyên là biến giả: 1 nếu công ty có chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong giai đoạn 2008 – 2011, 0 là trường hợp còn lại và có 3 biến kiểm soát: quy mô công ty (SIZE), đòn bẩy tài chính (LEVERAGE), Khả năng thanh khoản (CURRENT). Kết quả phân tích hồi quy cho thấy:

- Quy mô doanh nghiệp và khả năng thanh khoản ảnh hưởng tích cục và có ý nghĩa thống kê đến ROA. Đòn bẩy tài chính có mối quan hệ tiêu cực với hiệu quả hoạt động kinh doanh đo bằng ROA điều này có nghĩa ROA sẽ giảm khi sử dụng nguồn vốn tài trợ bên ngoài.

- SIZE và CURRENT có mối quan hệ tiêu cực với ROE trong khi đó LEVERAGE có mối quan hệ tích cực với ROE.

Tác giả không tìm thấy ý nghĩa thống kê giữa ROA, ROE và DPS.

Uwuigbe, U., Jafaru, J. & Ajayi, A. (2012) đã nghiên cứu mối quan hệ chính

sách cổ tức và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán ở Nigeria. Dữ liệu được lấy từ 50 công ty trong giai đoạn 2006 – 2010. Họ đã tìm ra rằng có mối quan hệ tích cực giữa hiệu quả hoạt động (ROE) và chính sách cổ tức của các công ty ở Nigeria.

Agyei, S.K el al (2011) đã kiểm tra mối quan hệ giữa chính sách và hiệu suất

của các ngân hàng tại Ghana. Các nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu bảng được xây dựng từ các báo cáo tài chính của 16 ngân hàng thương mại ở Ghana cho khoảng thời gian 5 năm từ 1999-2003. Các báo cáo tài chính thu được từ các bộ phận giám sát ngân hàng ở Ghana. Phần mềm STATA đã được sử dụng để phân tích dữ liệu, hiệu quả hoạt động được đo bằng ROE. Tác giả đã chỉ ra rằng chính sách cổ tức ngân hàng làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Khi các ngân hàng chi trả cổ tức cao sẽ làm suy giảm nguồn lực nội tại của ngân hàng và từ đó cũng giảm chi phí đại diện. Bên cạnh đó cho thấy, ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc sử dụng nợ một cách đúng

đắn và có chiến lượt cụ thể sẽ tăng quy mô, tăng trưởng của ngân hàng và có mức độ rủi ro thích hợp, tối đa hóa được hiệu quả hoạt động. Qua đó tác giả ủng hộ chính sách cổ tức ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh.

Onanjiri, R, N et al, (2014) nghiên cứu chính sách cổ tức tác động đến hiệu

quả hoạt động của các công ty ở Ghana. Dữ liệu thứ cấp thu thập từ tất cả các doanh nghiệp niêm yết, trong thời gian từ năm 2004 đến năm 2011. Hiệu quả hoạt động kinh doanh tác giả đo bằng ROA. Kết quả cho rằng chi trả cổ tức ảnh hưởng tiêu cục đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ở Ghana. Bên cạnh đó họ tìm thấy các biến kiểm soát: đòn bẩy tài chính tác động nghịch chiều đến hiệu quả hoạt động có nghĩa là việc sử dụng nợ cao thì giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiêp. Tốc độ tăng trưởng doanh thu tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Do đó, các công ty sản xuất ở Ghana với mong muốn tăng lợi nhuận trên tài sản thì phải có những giải pháp để tăng trưởng doanh thu.

Sunday O Kajola, Ademola A Adewumi, Oyefemi O Oworu (2015) đã

nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và hiệu quả hoạt động (ROA) của 25 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán Nigeria giai đoạn 2004- 2013. Kết quả hồi quy cho thấy mối quan hệ dương giữa chính sách cổ tức (DPOR) và hiệu quả hoạt động (ROA) điều này nghĩa là chi trả cổ tức cao sẽ tìm kiếm nhiều lợi nhuận hơn và cho thấy sự quản lý tài sản tại doanh nghiệp hiệu quả hơn. Và ROA có một mối quan hệ tiêu cực với đòn bẩy tài chính là biến kiểm soát. Doanh nghiệp ở Nigeria tăng lợi nhuận giữ lại nhiều để củng cố dự án đầu tư hiện tại có giá trị ròng dương từ đó thúc đẩy tăng trưởng doanh thu bán hàng và giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay.

Raei, R, Moradi, M & Eskandar, H (2012) xem xét chính sách cổ tức ở các

doanh nghiệp ở Iran. Họ thu thập số liệu của tất cả các công ty niêm yết tại TSE trừ các công ty tài chính từ năm 2002 đến năm 2008 và có 427 mẫu quan sát. Kết quả cho thấy mối quan hệ tích cực giữa ROA và chính sách cổ tức.

Tóm tắt kết quả một số nghiên cứu trước đây

Bảng 2.1

Thống kê tổng hợp kết quả của một số nghiên cứu trước đây

Biến phụ thuộc ROA BIẾN TƯƠNG MỐI QUAN TÁC GIẢ (NĂM) DROP: Tỷ lệ chi trả cổ tức + Amidu, M (2007) - Onanjiri, R, N et al., (2014) 0 Dongan. M et al (2014)

+ Priya, Ka & Nimalathasan, Bb (2013) + Raei, R, Moradi, M & Eskandar, H

(2012)

+ Sunday O Kajola, Ademola A Adewumi, Oyefemi O Oworu (2015) GROWTH: Tốc độ tăng trưởng

doanh thu.

+ Amidu, M (2007)

+ Onanjiri, R, N et al., (2014) LIQD: Khả năng thanh khoản. + Dongan. M et al (2014)

DFL: Đòn bẩy tài chính.

- Amidu, M (2007)

- Onanjiri, R, N et al., (2014)

+ Sunday O Kajola, Ademola A Adewumi, Oyefemi O Oworu (2015) - Dongan. M et al (2014)

PB: Giá cổ phiếu/Giá trị sổ sách. + Priya, Ka & Nimalathasan, Bb (2013)

Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây.

Ghi chú: + là tương quan cùng chiều, - là tương quan ngược chiều, 0 là không tương quan hoặc tương quan không có ý nghĩa thống kê

Bảng 2.2

Thống kê tổng hợp kết quả của một số nghiên cứu trước đây

Biến phụ thuộc ROE BIẾN TƯƠNG MỐI QUAN TÁC GIẢ (NĂM) DROP: Tỷ lệ chi trả cổ tức + Agyei, S.K el al (2011) + Amidu, M (2007)

+ Uwuigbe, U., Jafaru, J. & Ajayi, A. (2012) 0 Dongan. M et al (2014) + Priya, K a & Nimalathasan, Bb (2013) + Amidu, M (2007) GROWTH: Tốc độ tăng trưởng

doanh thu. - Dongan. M et al (2014) LIQD: Khả năng thanh khoản. + Dongan. M et al (2014)

DFL: Đòn bẩy tài chính. - Amidu, M (2007) + Agyei, S. (2011) + Dongan. M et al (2014) + Priya, K a & Nimalathasan, Bb (2013) PB: Giá cổ phiếu/Giá trị sổ sách. +

Priya, Ka & Nimalathasan, Bb (2013)

Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây.

Ghi chú: + là tương quan cùng chiều, - là tương quan ngược chiều, 0 là không tương quan hoặc tương quan không có ý nghĩa thống kê

Tóm lại, về tác động của chính sách cổ tức đến hiệu quả hoạt dộng của các doanh nghiệp ở mỗi quốc gia là không đồng nhất. Tác động còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế đặc thù của từng vùng, từng quốc gia trong mỗi giai đoạn nghiên cứu nhất định.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 tập trung vào các nội dung sau:

- Thứ nhất, trình bày tóm tắt lý thuyết tiền đề liên quan đến chính sách cổ tức và hiệu quả hoạt động. Các lý thuyết này cơ sở lý thuyết giúp kiểm chứng kết quả nghiên cứu tại Việt Nam.

- Thứ hai, trình bày tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm tác động của chính sách cổ tức đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên thế giới từ đó tác giả đưa ra lý do để lựa chọn mô hình của bài nghiên cứu tại Việt Nam.

2. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động chính sách cổ tức đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán hose​ (Trang 39 - 45)