Để thu thập được mẫu cuối cùng gồm 50 doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE, quy trình chọn mẫu được thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Thông qua danh sách tất cả các doanh nghiệp niêm yết trên website của sàn giao dịch chứng khoán HOSE.
- Bước 2: Thu thập báo cáo tài chính trong bảy năm (2007 – 2013) của tất cả các doanh nghiệp đã được liệt kê từ website www.cophieu68.vn www.cafef.vn www.vietstock.vn.
- Bước 3: Kiểm tra báo cáo tài chính và thông báo chi trả cổ tức của các doanh nghiệp để xem xét các doanh nghiệp có đầy đủ dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu này không. Và tiến hành loại bỏ tất cả doanh nghiệp không đủ điều kiện trong giai đoạn 2007 – 2013.
3.1.3. Dữ liệu nghiên cứu
Nguyên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính cuối năm đã được kiểm toán và các nghị quyết Đại hội đồng cổ đổng thường niên của 50 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2013.
Dữ liệu nghiên cứu phải đảm bảo 4 tiêu chuẩn sau:
- Thứ nhất, các doanh nghiệp được niêm yết trước ngày 01/01/2006 cho đến hết ngày 31/12/2013 và các báo cáo tài chính được công bố đầy đủ.
- Thứ hai, các doanh nghiệp không được hủy niêm yết và cổ phiểu phải được giao dịch liên tục trong thời gian nghiên cứu này.
- Thứ ba, nghiên cứu không sử dụng mẫu của các công ty tài chính vì cấu trúc và chế độ kế toán có sự khác biệt đáng kể với các công ty nghiên cứu trên.
- Thứ tư, các công ty phải thực hiện chia trả cổ tức bằng tiền mặt đầy đủ từ năm 2007 đến năm 2013.
3.1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phân tích dữ liệu bằng phần mềm STATA 11.1 để thực hiện nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả giữa các biến, kiểm tra mối tương quan và hồi quy tuyến tính các biến trong mô hình nghiên cứu. Kiểm định đa cộng tuyến thực hiện bằng việc xem xét giá
trị nhân tử phóng đại phương sai (VIF), kiểm định phương sai thay đổi thông qua kiểm định White, kiểm định sự tương quan giữa các sai số của mô hình thông qua kiểm định Largam sau đó sử dụng phương pháp bình quân nhỏ nhất tổng quát (GLS - Generalized Least Squares) để khắc phục có sự tự tương quan giữa các sai số và có hiện tượ Tỷ lệ chi trả cổ tức (DROP) Biến kiểm soát: - GROWTH: Tốc độ tăng trưởng.
- LIQD: Khả năng thanh khoản.
- DFL: Đòn bẩy tài chính. - PB: Giá cổ phiếu/Giá trị
sổ sách.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh
3.2.1. Giả thuyết H1: Tỷ lệ chi trả cổ tức có mối quan hệ cùng chiều với hiệu
quả hoạt động kinh doanh
Zhou và Ruland (2006) cho thấy các doanh nghiệp chi trả cổ tức cao sẽ hoạt động hiệu quả hơn trong tương lai. Waithaka et al. (2012) đã nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách cổ tức trên giá cổ phiếu của các công ty trong Kenya. Theo kết quả phân tích, giá cổ phiếu đã tăng lên khi chi trả cổ phiếu tăng chính vì vậy kéo theo tăng hiệu quả doanh nghiệp. Và các tác giả Amidu, M (2007), Priya, Ka & Nimalathasan, Bb (2013), Raei, R, Moradi, M & Eskandar, H (2012) … cũng đã tìm thấy mối quan hệ tích cực.
3.2.2. Giả thuyết H2: Tốc độc tăng trưởng có mối quan hệ cùng chiều với hiệu
quả hoạt động kinh doanh
Tốc độ tăng trưởng cao, cổ phiếu doanh nghiệp được định giá cao. Chính điều này làm tăng uy tín của doanh nghiệp. Thu hút nhiều nhà đầu tư tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng kinh doanh. Khi doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng, niềm tin của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp sẽ cao, vì vậy khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài càng lớn, trong khi doanh nghiệp cần nguồn tài trợ cho tài sản của mình. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp rất nhiều.
Demir (được trích dẫn bởi Lê Khương Ninh và Nguyễn Lê Hoa Tuyết, 2012) đã khẳng định các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao thường có lợi nhuận cao bởi vì tăng trưởng doanh thu cao chứng tỏ doanh nghiệp có triển vọng kinh tế tốt. Timothy Mahalang’ang’a Murekefu Ochuodho Peter Ouma ( ) cũng đã kết luận rằng tăng doanh thu ảnh hưởng tích cực hiệu quả hoạt động kinh doanh. Điều này được chứng minh bởi Amidu, M (2007), Onanjiri, R, N et al., (2014) . . . .
3.2.3. Giả thuyết H3: Khả năng thanh khoản có mối quan hệ cùng chiều với
hiệu quả hoạt động kinh doanh
nhiều khả năng chi trả cổ tức. Nhà đầu tư luôn luôn mong muốn nhận cổ tức bằng tiền mặt. Nên thu hút nhiều nhà đầu tư từ đó mở rộng kinh doanh tìm kiếm nhiều dự án tổ hơn. Theo Dongan. M et al (2014) và các tác giả như Agyei, S.K el al (2011), Isshaq và Bokpin (2009) …. đã tìm thấy bằng chứng về khả năng thanh khoản có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh.
3.2.4. Giả thuyết H4: Giá cổ phiếu/Giá trị sổ sách có mối quan hệ cùng chiều
với hiệu quả hoạt động kinh doanh
Giá cổ phiếu trên giá ghi sổ sách cho chúng ta biết được sự chênh lệch giá bán cổ phiếu và giá trị sổ sách của cổ phiếu. Chỉ số này cao cho thấy doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả. Theo Leal và Carvalhal -da -Silva (2005) cho thấy mối quan hệ tích cực giữa hiệu quả hoạt động và Giá cổ phiếu/Giá ghi sổ sách. Và cùng quan điểm với Priya, Ka & Nimalathasan, Bb (2013).
3.2.5. Giả thuyết H5: Đòn bẩy tài chính có mối quan hệ ngược chiều với hiệu
quả hoạt động kinh doanh
Trong thời kỳ suy thoái, khó khăn của doanh nghiệp hay nên kinh tế sẽ làm lợi nhuận giảm. Khi đó, nếu tỷ lệ nợ cao sẽ dẫn đến chi phí lãi vay cao làm doanh nghiệp giảm lợi nhuận và dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Việc duy trì một tỷ lệ nợ cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Titman, S. (ed.) (1999) tác giả đã kết luận rằng đòn bẩy tài chính cao làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh vì thực hiện một số một tiêu trong tương lai của doanh nghiệp mà phát sinh nhiều chi phí tiềm ẩn và gia tăng rủi ro. Mollah et al. (2002) báo cáo một mối quan hệ trực tiếp giữa đòn bẩy tài chính và nợ - mức độ gánh nặng làm tăng chi phí giao dịch. Theo Huang and Song (trích bởi Đoàn Ngọc Phi Anh, 2010) ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi cho thấy hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với đòn bẩy tài chính. Theo lý thuyết trật tự phân hạng, dự đoán mối quan hệ tiêu cực giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh và đoàn bẩy tài chính.
3.3. Mô hình nghiên cứu
Từ các mô hình nghiên cứu của các tác giả trước đó làm nền tảng và có chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam, đề tài đưa ra mô hình dưới đây, dựa trên nghiên cứu dữ liệu của các công ty phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE. Tác giả đã đề xuất mô hình:
Phương trình 1:
ROA = β0 + β1DPOR + β2 GROWTH + β3LIQP + β4PB + β5 DFL + ε…………...
Phương trình 2:
ROE = β0 + β1 DPOR + β2 GROWTH + β3LIQP + β4PB + β5 DFL + ε…………...
Trong đó:
Biến phụ thuộc:
- ROA: Suất sinh lợi trên tổng tài sản - ROE: Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
Biến độc lập:
- Dpor: Tỷ lệ chi trả cổ tức
Ngoài ra để kiểm soát tác động của các yếu tố khác lên biến phụ thuộc, các biến kiểm soát gồm:
- Growth: tốc độ tăng trưởng - Liqd: khả năng thanh toán
- DFL: đòn bẩy tài chính
3.3.1. Đo lường biến phụ thuộc
3.3.1.1. Suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
Là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp.
Công thức, ta sẽ có:
ROA(%)= 100 x
Lợi nhuận sau thuế Tổng giá trị tài sản
Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.
Tóm lại, ROA để đánh giá tỷ suất sinh lời của một doanh nghiệp trên góc độ tổng nguồn vốn đầu tư hình thành trên tổng tài sản.
3.3.1.2. Suất sinh lơị trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, phản ánh năng lực sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp để sinh lời. Đo lường tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu.
ROE (%) = 100 x
Lợi nhuận sau thuế Tổng giá trị vốn chủ sở
Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của
doanh nghiệp nào. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
3.3.2. Đo lường biến độc lập
Tỷ lệ chi trả cổ tức (Dpor)
Tỷ lệ phần trăm lợi nhuận thuần được trích ra để thanh toán cho cổ đông dưới dạng cổ tức.
DPOR =
Lượng cổ tức bằng tiền mặt Lợi nhuận thuần
Chỉ tiêu chi trả cổ tức nói lên doanh nghiệp chi trả thu nhập cho cổ đông hay giữ lại để tái đầu tư. Đây là một nhân tố quyết định đến giá trị thị trường của cổ phần. Tỷ lệ chi trả cổ tức càng cao phản ánh công ty đã sử dụng đại bộ phận lợi nhuận sau thuế để chi trả cổ tức cho các cổ đông, đồng thời chỉ có một phần nhỏ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư. Thông thường các công ty đang có dự án phát triển có xu hướng tái đầu tư toàn bộ lợi nhuận nên không chi trả cổ tức.
3.3.3. Do lường biến kiểm soát
3.3.3.1. Tốc độ tăng trưởng (GROWTH)
Growth (GROWTH) là chỉ số đại diện cho cơ hội tăng trưởng của công ty i tại thời điểm t. Có nhiều cách đo lượng tốc độ tăng trưởng như (Jensen et al., 1992; Holder et al., 1998) luận văn sử dụng tỷ lệ tăng trưởng doanh số bán hàng của công ty để đại diện cho cơ hội tăng trưởng cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao thường đang trong giai đoạn phát triển mạnh, thị phần tăng hoặc đang mở rộng kinh doanh sang các thị trường hoặc lĩnh vực mới. GROWTH = DTi –DTi-1 DTi-1 Trong đó:
- DTi là doanh thu kỳ hiện tại. - DTi-1 là doanh thu kỳ trước.
Có nhiều cách đo lương tốc độ tăng trưởng nhưng trong luận văn này tác giả chọn tỷ lệ tăng trưởng doanh số bán hàng . Vì tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp thể hiện được tiềm lực kinh tế, sự ổn định của doanh nghiệp và mức tăng trưởng của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đặt được tốc độ tăng trưởng doanh thu nhanh đồng nghĩa với sự tăng trưởng mạnh trong thu nhập.
3.3.3.2. Khả năng thanh khoản (LIQD)
Khả năng thanh toán là một tỷ số tài chính dùng để đo lường năng lực thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Khả năng thanh khoản của doanh nghiệp (ký hiệu là LIQDit) được đo lường như sau:
Khả năng thanh khoản cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản lưu động có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn.
3.3.3.3. Giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách (P/B)
Là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Công thức cụ thể như sau:
PB =
Giá cổ phiếu
Tổng giá trị tài sản – giá trị tài sản vô hình – nợ
Giá trị P/B nhỏ hơn 1 thể hiện doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó, giá trị tài sản của công ty bị thổi phồn lên quá mức , thu nhập trên tài sản của công ty quá thấp. Nếu lớn hơn một thì công ty hoạt động hiệu quả, thu nhập tài sản cao.
3.3.3.4. Đòn bẩy tài chính (DFL)
Đòn bẩy tài chính là một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp.
Công thức tính như sau:
D/A (%) = 100 x
Tổng nợ Tổng tài sản
Một công ty vay nợ cao có những thách thức của chi phí tài chính cố định như thanh toán lãi và nợ vay. Rủi ro của các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy cao có xu hướng
dẫn đến chi trả cổ tức thấp, trong đó họ sẽ duy trì nợ của mình thay vì phân phối tiền mặt cho cổ đông.
Nhưng chúng ta cần lưu ý, đòn bẩy kinh doanh như "con dao hai lưỡi". Các doanh nghiệp đều sử dụng vay nợ nhằm bổ sung nguồn vốn thiếu hụt.
- Nếu sử dụng một cách hiệu quả thì đòn bẩy tài chính giúp cho doanh nghiệp gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên một cổ phần, giúp doanh nghiệp tăng quy mô vốn, công cụ giúp doanh nghiệp điều chỉnh linh hoạt cơ cấu vốn, lá chắn thuế ….
- Chúng ta biết đòn bẩy kinh doanh phụ thuộc vào định phí. Nhưng khi chưa vượt quá điểm hoà vốn, ở cùng một mức độ sản lượng thì doanh nghiệp nào có định phí càng cao, lỗ càng lớn. Sử dụng không thích hợp kém hiệu quả thì đòn bẩy tài chính có tác dụng ngược như: làm giảm tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và làm tăng nguy cơ phá sản.
Bảng 3.2
Bảng tổng hợp các biến độc lập, công thức tính và kỳ vọng về dấu
Stt Ký hiệu biTên ến Công thức vĐơn ị đo Tương quan kỳ vọng Tương quan của những kiểm chứng đã thực hiện
1 DPOR Tỷ lệ chi trả cổ tức Lượng cổ tức bằng tiền mặt/ Lợi nhuận thuần (%) +
Marfo-Yiadom, E., and Agyei, S. (2011), Zhou và Ruland (2006), Amidu, M (2007), Priya, Ka & Nimalathasan, Bb (2013), Raei, R, Moradi, M & Eskandar, H (2012) …. 2 GROWTH Tốc độ tăng trưởng (Doanh thu kỳ hiện tại – Doanh thu kỳ trước)/Doanh thu kỳ trước % + Demir (2009), Amidu, M (2007), Onanjiri, R, N et al., (2014) 3 LIQD Khả năng thanh khoản Tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn Lần + Dongan. M et al (2014), Agyei, S.K el al (2011), Isshaq và Bokpin (2009) 4 DFL Đòn bẩy tài chính Tổng nợ/Tổng tài sản Lần - Titman, S. (ed.) (1999), Mollah et al. (2002) 5 P/B Giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách Giá cổ phiếu/( Tổng giá trị tài sản – giá trị tài sản vô hình – nợ) % +
Leal và Carvalhal -da -Silva (2005), Priya, Ka & Nimalathasan, Bb (2013)
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương 3 tác giả đã trình bày về phương pháp nghiên cứu mà luận văn sử dụng, về kích thước mẫu quan sát, quy trình chọn mẫu. Và cũng đưa ra cách đo lường các biến trong mô hình và kỳ vọng về dấu của các biến trong mô hình. Có 3 biến Tốc độ tăng trưởng, khả năng thanh khoản, Giá cổ phiếu/Giá trị sổ sách có kỳ vọng cùng dấu với hiệu quả hoạt động kinh doanh, còn 1 biến đòn bẩy kinh doanh trái dấu với hiệu quả hoạt động kinh doanh. Và luận văn này cũng kỳ vọng chính sách cổ tức tác động