Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư theo phương thức hợp tác công tư (public private partnership) trong xử lý chất thải y tế​ (Trang 52)

Bảng 4.21: Hệ số R2

Model R R Square Adjusted R

Square

Std. Error of the Estimate

1 .747a .558 .555 .50591

Hệ số R2 = 0.558 chứng tỏ các biến số trong mô hình giải thích được 55.8% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Thêm vào đó, kiểm định Wald tại bảng 4.22 cho hệ số Sig =0.000 < 0.05 nên về mặt tổng thể mô hình có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.22: Kiểm định Wald Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 150.163 7 37.541 146.674 .000b Residual 118.759 267 .256 Total 268.922 267

Bảng 4.23 dưới đây mô tả kết quả kiểm định VIF và kết quả hồi quy các biến số trong mô hình. Các giá trị VIF đều rất nhỏ và nhỏ hơn 10 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xuất hiện trong mô hình.

Bảng 4.23: Kiểm định VIF và kết quả hồi quy

Tên biến Unstandardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std.

Error Tolerance VIF

Hạn chế từ khung pháp lý X2 -0.126 0.039 -3.240 0.001 0.83 1.205 Chi phí rủi ro X3 -0.504 0.075 -6.740 0.000 0.838 1.193 Nguồn lực doanh nghiệp X4 0.251 0.055 4.570 0.000 0.846 1.182 Tổ chức kế toán X5 0.035 0.035 1.006 0.315 0.854 1.171 Kinh tế vĩ mô X6 0.126 0.033 3.869 0.000 0.862 1.160 Nhận thức xã hội X7 0.029 0.059 0.490 0.627 0.87 1.149 Hệ số chặn (Consta nt) 1.229 0.220 5.581 0.000

Kết quả hồi quy cho thấy có 5 biến số có ý nghĩa thống kê (X1, X2, X3, X4, và X6) và 2 biến số không có ý nghĩa thống kê (X5 và X7).

Như vậy mức độ sẵn sàng tham gia PPP sẽ phụ thuộc vào lợi ích khi tham gia PPP, việc giải quyết được các hạn chế từ khung pháp lý, chi phí rủi ro giảm, nguồn lực của doanh nghiệp đủ mạnh, và tình hình kinh tế vĩ mô sáng sủa. Cụ thể sự tác động của từng yếu tố tới mức độ sẵn sàng tham gia được mô tả như sau:

Thứ nhất, nếu doanh nghiệp đánh giá lợi ích từ PPP tăng lên 1 điểm thì mức độ sẵn sàng tham gia sẽ tăng 0.367. Đây là biến số có mức tác động lớn thứ hai trong số 7 biến số.

Thứ hai, nếu các hạn chế từ khung pháp lý giảm 1 điểm theo đánh giá của doanh nghiệp trên thang điểm 5 thì mức độ sẵn sàng tham gia sẽ gia tăng 0.126.

Thứ ba, mức độ sẵn sàng tham gia PPP của doanh nghiệp sẽ gia tăng 0.504 nếu các chi phí rủi ro giảm xuống 1 điểm theo đánh giá của doanh nghiệp. Đây là biến số có mức tác động lớn nhất.

Thứ tư, khi doanh nghiệp tự tin đánh giá nguồn lực của mình tăng 1 điểm thì mức độ sẵn sàng tham gia sẽ tăng 0.251.

Thứ năm, nếu tình trạng kinh tế vĩ mô được đánh giá tăng 1 điểm thì mức độ sẵn sàng tham gia PPP sẽ gia tăng 0.126 điểm.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận của đề tài

Đề tài tìm hiểu các yếu tố tác động tới mức độ sẵn sàng tham gia vào các dự án CTYT theo hình thức PPP. Các nhân tố được đưa vào nghiên cứu ban đầu bao gồm 7 nhân tố: Lợi ích khi tham gia PPP, Chi phí khi tham gia PPP, Khung pháp lý, Nguồn lực doanh nghiệp, Tổ chức kế toán của doanh nghiệp, Chia sẻ rủi ro, Kinh tế vĩ mô, và Nhận thức xã hội về PPP. Sau khi thực hiện phân tích độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá, tuy số lượng nhân tố vẫn là 7 nhưng nội dung của một số nhân tố đã thay đổi do sự kết hợp của một số biến quan sát của các nhân tố khác nhau. Cụ thể, có bảy nhân tố được xây dựng từ các biến quan sát như sau:

 Nhân tố X1 (A1, A2, A6, A5, A3): Lợi ích khi tham gia PPP

 Nhân tố X2 (B4, B2, C4, C2, C7, C1, C3): Hạn chế từ khung pháp lý  Nhân tố X3 (B5, F4, B3, F1, F2, F5, F7): Chi phí rủi ro

 Nhân tố X4 (E4, E2, E1, E5): Năng lực tổ chức kế toán của doanh nghiệp  Nhân tố X5 (G3, G2, G4, G5): Tình trạng kinh tế vĩ mô

 Nhân tố X6 (H1, H4, H2, H3): Nhận thức xã hội về PPP  Nhân tố X7 (D1, D2, D3, D4, D5): Nguồn lực doanh nghiệp

Sau đó, các nhân tố này được tính toán giá trị trung bình và kết quả cho thấy như sau: nhìn chung doanh nghiệp đánh giá khá cao lợi ích khi tham gia PPP (3.79) cũng như có nhận thức xã hội cao về PPP (3.73). Ngược lại, doanh nghiệp cũng đánh giá rằng còn nhiều hạn chế từ khung pháp lý (3.42) và chi phí rủi ro khi tham gia PPP là cũng đáng kể (3.59). Tình trạng kinh tế vĩ mô là vấn đề mà doanh nghiệp quan ngại (2.86). Thêm vào đó, doanh nghiệp chưa hoàn toàn tự tin về nguồn lực của doanh nghiệp (3.15). Cuối cùng, mức độ sẵn sàng tham gia PPP của doanh nghiệp chưa thực sự cao (3.43).

Kết quả phân tích hồi quy đã chỉ ra 5 trong số 7 nhân tố đã tác động tới mức độ sẵn sàng tham gia PPP của doanh nghiệp, đó là các nhân tố: lợi ích khi tham gia PPP, việc giải quyết được các hạn chế từ khung pháp lý, chi phí rủi ro giảm, nguồn lực của doanh nghiệp đủ mạnh, và tình hình kinh tế vĩ mô sáng sủa. Hai nhân tố còn lại là tổ chức kế toán và nhận thức xã hội không có bất cứ ảnh hưởng nào tới mức

độ sẵn sàng tham gia vào PPP của doanh nghiệp. Trong các biến số tác động, đáng chú ý nhất là biến số chi phí rủi ro và biến số lợi ích khi tham gia PPP vì hai biến số này có tác động cao nhất với mức tác động lần lượt là -0.504 và 0.367. Hai biến số: hạn chế từ khung pháp lý và kinh tế vĩ mô có mức tác động thấp nhất trong mô hình.

5.2. Kiến nghị

Đề tài đưa ra kiến nghị đối với Nhà nước và đối với doanh nghiệp như sau:  Đối với Nhà nước:

Thứ nhất, Nhà nước cần nhận định rằng hình thức hợp tác PPP là hình thức đem lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia. Nó giúp cho doanh nghiệp mở rộng năng lực cạnh tranh, đem lại lợi nhuận, hay tăng thêm uy tín. Nó cũng giúp cho Nhà nước trong hoạt động cải cách đầu tư công và tạo ra sự hiệu quả trong đầu tư công.

Thứ hai, Nhà nước cần tập trung cải cách khung pháp lý, các thủ tục hành chính, tạo ra sự minh bạch đối với hình thức PPP, và chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp. Việc làm này giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, giảm đi được các chi phí ẩn, giảm bớt được hiện tượng sân sau… để từ đó Nhà nước cùng doanh nghiệp đều đạt được hiệu quả.

Thứ ba, Nhà nước cần nỗ lực cải thiện nền kinh tế vĩ mô để doanh nghiệp yên tâm thực hiện các dự án theo hình thức PPP.

 Đối với doanh nghiệp

Thứ nhất, cần tập trung vào việc xây dựng nội lực doanh nghiệp vững mạnh từ các khía cạnh như tài chính, quy trình, nhân lực hay các mối quan hệ cần thiết. Khi nội lực của doanh nghiệp mạnh thì doanh nghiệp sẽ tự tin hơn khi tham gia vào hình thức PPP.

Thứ hai, cần nhận diện được các vấn đề rủi ro khi hợp tác đầu tư theo hình thức PPP để có các phương án phòng ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.

Thứ ba, doanh nghiệp cần nẵm thật vững các khía cạnh pháp lý cũng như các quy định cần thiết để không gặp các phí tổn vô ích về thời gian.

5.3. Hạn chế của đề tài

Đề tài còn tồn tại một số hạn chế như sau:

 Phương pháp chọn mẫu là thuận tiện nên có thể ảnh hưởng tới kết quả phân tích.

 Số lượng nhân tố có thể chưa đủ bao quát hết các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng tham gia PPP.

 Số lượng mẫu còn hạn chế (274) và mới chỉ điều tra ở trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.

 Do thời gian còn hạn chế nên đề tài cũng chưa thực hiện được giai đoạn thử nghiệm bảng câu hỏi trước khi tiến hành điều tra chính thức.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Grant, T. (1996), “Keys to successful public-private partnerships”, Canadian Business Review, pp. 27-8

2. Estache, A and de Rus, G. (2000), “Privatization and regulation of transport infrastructure: guidelines for policymakers and regulators”, Washington DC:

3. Worldbank

4. Cristina D. Checherita (2004), “A Macroeconomic Analysis of Investment under Public - Private Partnerships and its Policy Implications - the Case of Developing Countries”

5. Dailami, Mansoor, and Michael Klein, 1997, “Government Support to Private Infrastructure Projects in Emerging Markets,” Policy Research Working Paper, No. 1688, Washington: World Bank.

6. Cristina D. Checherita (2004), “A Macroeconomic Analysis of Investment under Public - Private Partnerships and its Policy Implications - the Case of Developing Countries”.

7. Charoenpornpattana, S. and Minato, T. (1999), “Privatization-Induced Risks: State-Owned Transportation Enterprises in Thailand”, in Proceedings of Joint CIB Symposium on Profitable Partnering in Construction Procurement (London: E & FN Spon), pp. 429-439.

8. Arndt, R., and Maguire, G. (1999), “Private provision of public infrastructure: Risk identification and allocation project survey report”, Dept. of Treasury and Finance, Melbourne, Australia.

PHỤ LỤC 1 – BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Xin chào Anh/Chị!

Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu: SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THAM GIA ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC HỢP TÁC CÔNG - TƯ (PUBLIC PRIVATE PARTNERSHIP) TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ. Để đề tài có được kết quả nghiên cứu tốt, tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ của anh/chị giúp trả lời bảng câu hỏi khảo sát một cách trung thực, thẳng thắn dưới đây.

Chân thành cám ơn các Anh/Chị!

Phần 1. Thông tin doanh nghiệp

Anh/Chị vui lòng cho biết một số thông tin sau về doanh nghiệp của Anh/Chị

Hình thức sở hữu doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân Cty TNHH 1 TV

Cty TNHH 2 TV trở lên Cty Cổ phần

Loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân trong nước Doanh nghiệp liên doanh nước ngoài DN 100% vốn nước ngoài

DN có vốn góp Nhà nước

Số năm hoạt động của doanh nghiệp ………

Số lượng lao động trong doanh nghiệp

Nhỏ hơn 20 lao động Từ 20 đến 50 lao động Từ trên 50 đến 100 lao động Từ trên 100 đến 200 lao động Từ trên 200 đến 300 lao động Trên 300 lao động

Phần 2. Sự sẵn lòng tham gia vào PPP của doanh nghiệp A. Lợi ích khi tham gia PPP

1. Việc tham gia PPP các dự án xử lý CTYT sẽ giúp công ty mở rộng thị trường 1 2 3 4 5

3. Công ty tôi sẽ đạt được lợi nhuận kỳ vọng khi tham gia vào PPP 1 2 3 4 5 4. Công ty anh/chị hài lòng vì có nhiều qui định pháp lý bảo vệ quyền lợi của

công ty anh/chị khi đầu tư các dự án rác thải. 1 2 3 4 5

5. Tham gia PPP sẽ giúp chúng tôi mở rộng mạng lưới quan hệ khách hàng 1 2 3 4 5

6. Tham gia PPP sẽ giúp uy tín công ty tăng thêm 1 2 3 4 5

B. Chi phí khi tham gia PPP

7. Chúng tôi sẽ không tốn thêm nhiều chi phí hoạt động chính thức khi tham gia

PPP dự án xử lý CTYT 1 2 3 4 5

8. Khi tham gia PPP, chúng tôi sẽ phải chi nhiều chi phí không chính thức 1 2 3 4 5 9. Chúng tôi sẽ tốn thời gian thực hiện một dự án PPP hơn bình thường 1 2 3 4 5 10. Chúng tôi sẽ phải tốn thời gian vận động hành lang trước khi đấu thầu 1 2 3 4 5

11. Chúng tôi sẽ phải tốn chi tổ chức lại bộ máy để tham gia PPP 1 2 3 4 5

C. Khung pháp lý

12. Công ty chúng tôi không gặp trở ngại về pháp lý khi đầu tư các dự án xử lý

CTYT ở Việt Nam. 1 2 3 4 5

13. Các quy định pháp lý hiện hành tạo điều kiện thuận lợi để công ty chúng tôi

đầu tư các dự án xử lý CTYT Việt Nam. 1 2 3 4 5

14. Các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các dự án xử lý CTYT cung cấp

cho công ty chúng tôi một cơ hội đầu tư tốt. 1 2 3 4 5

15. Công ty chúng tôi muốn đầu tư các dự án xử lý CTYT Việt Nam vì chính

sách ưu đãi hấp dẫn. 1 2 3 4 5

16. Nhà nước KHÔNG có cơ chế hỗ trợ phù hợp để công ty chúng tôi đạt được

kết quả kinh doanh tốt 1 2 3 4 5

17. Công ty chúng tôi gặp khó khăn về vấn đề pháp lý khi đầu tư ở Việt Nam. 1 2 3 4 5 18. Công ty chúng tôi muốn đầu tư các dự án xử lý CTYT ở Việt Nam vì hiện

nay khung pháp lý đã đầy đủ. 1 2 3 4 5

D. Nguồn lực của doanh nghiệp

19. Công ty tôi có tình hình tài chính đủ mạnh để tham gia vào các dự án xử lý

CTYT ở Việt Nam theo hình thức PPP 1 2 3 4 5

20. Công ty tôi có năng lực quản trị đủ mạnh để tham gia vào các dự án xử lý

CTYT ở Việt Nam theo hình thức PPP 1 2 3 4 5

21. Công ty chúng tôi có đủ nguồn lực nhân sự cho các dự án xử lý CTYT 1 2 3 4 5 22. Chất lượng nhân sự của chúng tôi đủ mạnh để tham gia bất cứ dự án nào 1 2 3 4 5 23. Công ty chúng tôi có đủ các mối quan hệ kinh doanh cần thiết để hỗ trợ khi

tham gia các dự án 1 2 3 4 5

E. Tổ chức kế toán của doanh nghiệp

24. Chúng tôi nắm bắt được các chế độ kế toán của Nhà nước khi thực hiện dự án

TPP 1 2 3 4 5

25. Đội ngũ kế toán của chúng tôi đủ khả năng xử lý các vướng mắc về tài chính

và kế toán trong quá trình thực hiện PPP 1 2 3 4 5

26. Bộ phận kế toán của công ty chúng tôi sẽ cắt cử nhân sự riêng để theo dõi

hoạt động kế toán riêng của từng dự án 1 2 3 4 5

27. Bộ phận kế toán của chúng tôi có khả năng giải quyết linh hoạt và nhanh

chính và kế toán của dự án

F. Chia sẻ rủi ro

29. Luật pháp Việt Nam chưa có qui định rõ về việc bù đắp rủi ro cho các công

ty đầu tư các dự án xử lý CTYT tại Việt Nam. 1 2 3 4 5

30. Công ty chúng tôi lo ngại đầu tư các dự án xử lý CTYT Việt Nam hiện nay vì

rủi ro quá lớn . 1 2 3 4 5

31. Nhà nước hỗ trợ thông qua phân bổ quỹ đất cho Công ty chúng tôi sử dụng. 1 2 3 4 5 32. Các rủi ro của dự án xử lý CTYT chưa được phân bổ phù hợp giữa các bên

khi tham gia PPP. 1 2 3 4 5

33. Công ty chúng tôi KHÔNG được Nhà nước chia sẻ rủi ro một cách hợp lý khi

tham gia đầu tư các dự án xử lý CTYT Việt Nam 1 2 3 4 5

34. Công ty chúng tôi hài lòng khi hợp tác với Nhà nước. 1 2 3 4 5

35. Nhà nước luôn tạo điều kiện để Công ty chúng tôi giảm rủi ro khi đầu tư các

dự án xử lý CTYT Việt Nam như mong đợi 1 2 3 4 5

36. Chi phí đền bù giải tỏa không được chia sẻ phù hợp. 1 2 3 4 5

G. Kinh tế vĩ mô

37. Các chính sách vĩ mô ít thay đổi trong thời gian dài. 1 2 3 4 5

38. Chính sách vĩ mô tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại

Việt Nam hiện nay. 1 2 3 4 5

39. Hiện tại, Nhà nước Việt Nam đang kiểm soát tình hình kinh tế vĩ mô tốt. 1 2 3 4 5 40. Công ty chúng tôi lạc quan về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện nay. 1 2 3 4 5 41. Nhà nước sử dụng hiệu quả các công cụ tiền tệ giúp kinh tế vĩ mô ít biến

động. 1 2 3 4 5

42. Công ty chúng tôi khó khăn khi đưa ra quyết định định đầu tư các dự án xử lý

CTYT Việt Nam vì tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay bất ổn. 1 2 3 4 5

H. Nhận thức xã hội về PPP

43. PPP góp phần thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế đất nước 1 2 3 4 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư theo phương thức hợp tác công tư (public private partnership) trong xử lý chất thải y tế​ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)