Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu 3.3. Xây dựng thang đo
Có bảy nhân tố được nhận diện là ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng tham gia PPP của doanh nghiệp: Lợi ích khi tham gia PPP, Chi phí khi tham gia PPP, Khung pháp lý, Nguồn lực doanh nghiệp, Tổ chức kế toán của doanh nghiệp, Chia sẻ rủi ro, Kinh tế vĩ mô, và Nhận thức xã hội về PPP.
Bảy nhân tố này và nhân tố mức độ sẵn sàng tham gia PPP đều được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm với 1 là hoàn toàn không đồng ý, 2 là không đồng ý, 3 là nửa đồng ý nửa không đồng ý, 4 là đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý. Tám biến số được cấu thành bởi các biến quan sát như sau:
Lợi ích tham gia PPP
Bảng 3.1: Các biến đo lường cho nhân tố Lợi ích tham gia PPP
3. Công ty tôi sẽ đạt được lợi nhuận kỳ vọng khi tham gia vào PPP
4. Công ty anh/chị hài lòng vì có nhiều qui định pháp lý bảo vệ quyền lợi của công ty anh/chị khi đầu tư các dự án rác thải.
5. Tham gia PPP sẽ giúp chúng tôi mở rộng mạng lưới quan hệ khách hàng 6. Tham gia PPP sẽ giúp uy tín công ty tăng thêm
Chi phí khi tham gia PPP
Bảng 3.2: Các biến đo lường cho nhân tố Chi phí khi tham gia PPP
1. Chúng tôi sẽ tốn thêm nhiều chi phí hoạt động chính thức khi tham gia PPP dự án xử lý CTYT
2. Khi tham gia PPP, chúng tôi sẽ phải chi nhiều chi phí không chính thức 3. Chúng tôi sẽ tốn thời gian thực hiện một dự án PPP hơn bình thường 4. Chúng tôi sẽ phải tốn thời gian vận động hành lang trước khi đấu thầu 5. Chúng tôi sẽ phải tốn chi tổ chức lại bộ máy để tham gia PPP
Khung pháp lý
Bảng 3.3: Các biến đo lường cho nhân tố Khung pháp lý
6. Công ty chúng tôi không gặp trở ngại về pháp lý khi đầu tư các dự án xử lý CTYT ở Việt Nam.
7. Các quy định pháp lý hiện hành tạo điều kiện thuận lợi để công ty chúng tôi đầu tư các dự án xử lý CTYT Việt Nam.
8. Các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các dự án xử lý CTYT cung cấp cho công ty chúng tôi một cơ hội đầu tư tốt.
9. Công ty chúng tôi muốn đầu tư các dự án xử lý CTYT Việt Nam vì chính sách ưu đãi hấp dẫn. 10. Nhà nước KHÔNG có cơ chế hỗ trợ phù hợp để công ty chúng tôi đạt được kết
quả kinh doanh tốt
11. Công ty chúng tôi gặp khó khăn về vấn đề pháp lý khi đầu tư ở Việt Nam. 12. Công ty chúng tôi muốn đầu tư các dự án xử lý CTYT ở Việt Nam vì hiện nay khung pháp lý đã đầy đủ.
Nguồn lực của doanh nghiệp
Bảng 3.4: Các biến đo lường cho nhân tố Nguồn lực doanh nghiệp
13. Công ty tôi có tình hình tài chính đủ mạnh để tham gia vào các dự án xử lý CTYT ở Việt Nam theo hình thức PPP
14. Công ty tôi có năng lực quản trị đủ mạnh để tham gia vào các dự án xử lý CTYT ở Việt Nam theo hình thức PPP
15. Công ty chúng tôi có đủ nguồn lực nhân sự cho các dự án xử lý CTYT 16. Chất lượng nhân sự của chúng tôi đủ mạnh để tham gia bất cứ dự án nào
17. Công ty chúng tôi có đủ các mối quan hệ kinh doanh cần thiết để hỗ trợ khi tham gia các dự án
Tổ chức kế toán của doanh nghiệp
Bảng 3.5: Các biến đo lường cho nhân tố Tổ chức kế toán doanh nghiệp
18. Chúng tôi nắm bắt được các chế độ kế toán của Nhà nước khi thực hiện dự án TPP
19. Đội ngũ kế toán của chúng tôi đủ khả năng xử lý các vướng mắc về tài chính và kế toán trong quá trình thực hiện PPP
20. Bộ phận kế toán của công ty chúng tôi sẽ cắt cử nhân sự riêng để theo dõi hoạt động kế toán riêng của từng dự án
21. Bộ phận kế toán của chúng tôi có khả năng giải quyết linh hoạt và nhanh chóng các hoạt động liên quan tới thủ tục và giấy tờ khi tham gia dự án PPP
22. Bộ phận kế toán của chúng tôi có thể phản hồi nhanh chóng tình hình tài chính và kế toán của dự án
Chia sẻ rủi ro
Bảng 3.6: Các biến đo lường cho nhân tố Chia sẻ rủi ro
23. Luật pháp Việt Nam chưa có qui định rõ về việc bù đắp rủi ro cho các công ty đầu tư các dự án xử lý CTYT tại Việt Nam.
24. Công ty chúng tôi lo ngại đầu tư các dự án xử lý CTYT Việt Nam hiện nay vì rủi ro quá lớn .
25. Nhà nước hỗ trợ thông qua phân bổ quỹ đất cho Công ty chúng tôi sử dụng. 26. Các rủi ro của dự án xử lý CTYT chưa được phân bổ phù hợp giữa các bên khi
tham gia PPP.
27. Công ty chúng tôi KHÔNG được Nhà nước chia sẻ rủi ro một cách hợp lý khi tham gia đầu tư các dự án xử lý CTYT Việt Nam
28. Công ty chúng tôi hài lòng khi hợp tác với Nhà nước.
29. Nhà nước luôn tạo điều kiện để Công ty chúng tôi giảm rủi ro khi đầu tư các dự án xử lý CTYT Việt Nam như mong đợi
30. Chi phí đền bù giải tỏa không được chia sẻ phù hợp.
Bảng 3.7: Các biến đo lường cho nhân tố Kinh tế vĩ mô
31. Các chính sách vĩ mô ít thay đổi trong thời gian dài.
32. Chính sách vĩ mô tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay.
33. Hiện tại, Nhà nước Việt Nam đang kiểm soát tình hình kinh tế vĩ mô tốt. 34. Công ty chúng tôi lạc quan về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện nay. 35. Nhà nước sử dụng hiệu quả các công cụ tiền tệ giúp kinh tế vĩ mô ít biến động. 36. Công ty chúng tôi khó khăn khi đưa ra quyết định định đầu tư các dự án xử lý
CTYT Việt Nam vì tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay bất ổn. Nhận thức xã hội về PPP
Bảng 3.8: Các biến đo lường cho nhân tố Nhận thức xã hội về PPP
37. PPP góp phần thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế đất nước 38. PPP là hình thức đem lại lợi ích cho xã hội
39. PPP sẽ tạo điều kiện đổi mới sâu rộng lĩnh vực công 40. PPP sẽ giúp cải thiện hiệu quả đầu tư công
41. PPP sẽ giúp cho việc quản lý ngân sách hiệu quả hơn Sẵn sàng tham gia PPP
Bảng 3.9: Các biến đo lường cho nhân tố Sẵn sang tham gia PPP
42. Khi có cơ hội đấu thầu dự án theo hình thức PPP, chúng tôi sẽ sẵn sàng tham gia ngay
43. Chúng tôi sẵn sàng lập liên doanh thầu để tham gia các dự án lớn 44. Chúng tôi đã chuẩn bị đủ các nguồn lực để tham gia PPP
3.3. Phương pháp phân tích
Ngoài phân tích thống kê mô tả, đề tài này sẽ sử dụng việc phân tích Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy. Cụ thể như sau:
(i). Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach alpha
Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach alpha được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của các thang đo. Nghĩa là đánh giá xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không. Thêm vào đó, kiểm định này cũng loại bỏ biến rác của từng thang đo trước khi tiến hành phân tích nhân tố. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0.70 – 0.80], và một biến số quan
sát được gọi là biến rác khi nó có hệ số tương quan với biến tổng nhỏ hơn 0.3. Nếu Cronbach alpha ≥ 0,60 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt tin cậy, đặc biệt nếu đó là khái niệm nghiên cứu mới mẻ (Nunnally và Bernstein 1994).
(ii). Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA)
Phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair và các cộng sự, 1998). Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát. Cronbach alpha phải được thực hiện trước để loại các biến rác (garbage items) trước khi thực hiện phân tích EFA. Quá trình này có thể giúp chúng ta tránh được các biến rác vì các biến rác này có thể tạo nên các nhân tố giả (artifical factors) khi phân tích EFA. Việc phân tích EFA sẽ tập trung vào các tiêu chí như phân tích hệ số KMO, kiểm định Barllet, giá trị riêng, tổng phương sai trích (phần trăm phương sai toàn bộ), hay hệ số tải nhân tố (factor loading).
(iii). Phân tích hồi quy (Regression analysis)
Phân tích hồi quy để định lượng sự tác động của những nhân tố độc lập đã được tìm thấy ở phân tích nhân tố khám phá lên biến phụ thuộc. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bội để xử lý mối quan hệ định lượng giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc. Cụ thể ở đây là mối liên hệ giữa các nhân tố thuộc lãnh đạo mới về chất đối với sự tín nhiệm và gắn kết tổ chức. Trong quá trình thực hiện phân tích hồi quy, nghiên cứu sẽ thực hiện các phân tích bổ trợ như phân tích ma trận tương quan hay các kiểm định cần thiết như kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định mức ý nghĩa tổng thể của mô hình, kiểm định phương sai sai số thay đổi.
Phần mềm được sử dụng chính trong đề tài này là phần mềm SPSS 22.0.
3.5. Dữ liệu nghiên cứu
Đối với hoạt động phỏng vấn chính thức, kỹ thuật chọn mẫu của nghiên cứu này được sử dụng là kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện bằng cách phát phiếu hỏi trực tiếp và điều tra online. Đối tượng khảo sát là những nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 4.1. Kết quả thu thập số liệu
Dữ liệu được thu thập theo phương pháp thuận tiện thông qua điều tra trực tiếp và thông qua gửi mail. Kết quả thu thập số liệu được tóm tắt như sau:
Bảng 4.1: Kết quả thu thập số liệu STT Kỹ thuật điều tra Số lượng gửi đi STT Kỹ thuật điều tra Số lượng gửi đi
Số lượng thu được
Số lượng sử dụng được
1. Điều tra trực tiếp 75 56 48
2. Điều tra gián tiếp qua gửi mail 421 341 226
3. Tổng 496 397 274
Số lượng bảng câu hỏi điều tra trực tiếp là 75, thu được là 56 và sau khi sàng lọc thì số lượng sử dụng được là 48. Đối với hoạt động điều tra qua email, do đặc thù của loại hình điều tra này là tỷ lệ phản hồi thấp nên số lượng bảng câu hỏi gửi đi là 421 bảng nhưng số lượng bảng câu hỏi thu được là 341 và sau khi sàng lọc thì chỉ 226 bảng câu hỏi là đủ chất lượng cho phân tích.
Như vậy tổng số bảng câu hỏi thu thập được và có đủ chất lượng phân tích trong đề tài là 274.
4.2. Phân tích thống kê mô tả dữ liệu
4.2.1. Đặc điểm các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu
Chiếm đa số các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát là các doanh nghiệp tư nhân trong nước (không có phần vốn góp của nhà nước cũng như của nước ngoài) với tỷ lệ là 66.42%, xếp thứ hai là doanh nghiệp có vốn góp nhà nước (24.09%). Số lượng các doanh nghiệp liên doanh có mặt trong mẫu khảo sát là thấp nhất, chỉ chiếm 1.82%. Kết quả nêu trên được mô tả tại bảng 4.2.
Bảng 4.2: Loại hình doanh nghiệp phân theo đối tượng sở hữu
Frequency Percent Valid Percent
Công ty 100% vốn nước ngoài 21 7.66% 7.66%
Công ty liên doanh 5 1.82% 1.82%
Công ty vốn góp nhà nước 66 24.09% 24.09%
Công ty tư nhân trong nước 182 66.42% 66.42%
Nếu căn cứ vào đặc điểm pháp lý thì nhiều nhất là loại hình công ty cổ phần, chiếm 50% trong mẫu nghiên cứu, kế đến là công ty TNHH 1 Thành viên. Doanh nghiệp tư nhân không có mẫu nghiên cứu nào. Bảng 4.3 dưới đây đã mô tả chi tiết kết quả vừa nêu.
Bảng 4.3: Loại hình công ty phân theo đặc điểm pháp lý
Loại hình công ty Frequency Percent Valid Percent
Doanh nghiệp tư nhân 0 0.00% 0.00%
Cty TNHH 1 TV 92 33.58% 33.58%
Cty TNHH 2 TV trở lên 45 16.42% 16.42%
Cty Cổ phần 137 50.00% 50.00%
Tổng 274 100.00% 100.00%
Nếu xét về yếu tố quy mô thì chiếm phần lớn trong mẫu nghiên cứu là những doanh nghiệp nhỏ có từ 20 tới 50 lao động (48.9%). Số lượng những doanh nghiệp có từ 100 lao động trở lên chiếm không nhiều trong mẫu nghiên cứu cứu.
Bảng 4.4: Quy mô doanh nghiệp
Frequency Percent Valid Percent
Nhỏ hơn 20 lao động 42 15.33% 15.33% Từ 20 đến 50 lao động 134 48.91% 48.91% Từ trên 50 đến 100 lao động 31 11.31% 11.31% Từ trên 100 đến 200 lao động 28 10.22% 10.22% Từ trên 200 đến 300 lao động 22 8.03% 8.03% Trên 300 lao động 17 6.20% 6.20% Tổng 274 100.00% 100.00%
4.2.2. Đánh giá của các doanh nghiệp về các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng tham gia vào PPP sàng tham gia vào PPP
Lợi ích khi tham gia PPP
Khi đánh giá về lợi ích tham gia PPP (bảng 4.5), doanh nghiệp đều lạc quan ở hầu hết ở các tiêu chí cụ thể trong đó được đánh giá cao nhất là tham gia PPP sẽ giúp cho uy tín công ty tăng thêm (4.01) hoặc sẽ giúp cho công ty mở rộng thị trường (3.79). Tiêu chí được đánh giá thấp nhất là A4 thì cũng ở trên mức trung bình (3.12).
Bảng 4.5. Lợi ích khi tham gia PPP
Lợi ích khi tham gia PPP N Min Max Mean Std. De
A1 Việc tham gia PPP các dự án xử lý CTYT sẽ
giúp công ty mở rộng thị trường 274 1 5 3.98 0.65 A2 Khi tham gia PPP, công ty sẽ tăng được doanh
thu 274 2 4 3.79 0.73
A3 Công ty tôi sẽ đạt được lợi nhuận kỳ vọng khi
tham gia vào PPP 274 1 4 3.50 0.73
A4
Công ty anh/chị hài lòng vì có nhiều qui định pháp lý bảo vệ quyền lợi của công ty anh/chị khi đầu tư các dự án rác thải.
274 1 4 3.12 0.78
A5 Tham gia PPP sẽ giúp chúng tôi mở rộng
mạng lưới quan hệ khách hàng 274 2 4 3.67 0.75 A6 Tham gia PPP sẽ giúp uy tín công ty tăng thêm 274 2 4 4.01 0.76
Chi phí khi tham gia PPP
Chi phí vốn là thứ đánh đổi với lợi ích. Các doanh nghiệp cũng đánh giá về mức chi phí tăng thêm và điều đáng mừng là các đánh giá này cũng không quá lớn. Tuy nhiên một số tiêu chí như B4 (chi phí vận động hành lang) hay B2 (chi phí không chính thức – chi phí ngầm) là đáng quan tâm vì giá trị trung bình của hai chỉ tiêu này lần lượt là 3.65 và 3.45. Các phí tổn này thường liên quan tới những hành vi cạnh tranh không lành mạnh hoặc cản trở kinh doanh đến từ phía nhà nước.
Bảng 4.6. Chi phí khi tham gia PPP
Chi phí khi tham gia PPP N Min Max Mean Std. De
B1
Chúng tôi sẽ không tốn thêm nhiều chi phí hoạt động chính thức khi tham gia PPP dự án xử lý CTYT
274 1 4 2.89 0.40
B2 Khi tham gia PPP, chúng tôi sẽ phải chi
nhiều chi phí không chính thức 274 1 4 3.45 0.60 B3 Chúng tôi sẽ tốn thời gian thực hiện một dự
án PPP hơn bình thường 274 1 5 3.24 0.98
B4 Chúng tôi sẽ phải tốn thời gian vận động
hành lang trước khi đấu thầu 274 1 4 3.65 0.82 B5 Chúng tôi sẽ phải tốn chi tổ chức lại bộ máy
để tham gia PPP 274 1 4 3.21 0.79
Khung pháp lý