Kinh nghiệm tăng cường công tác thanh tra tại chỗ của NHNN đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác thanh tra tại chỗ của ngân hàng nhà nước tỉnh thái nguyên đối với các ngân hàng thương mại (Trang 38 - 43)

6. Kết cấu của luận văn

1.5.1. Kinh nghiệm tăng cường công tác thanh tra tại chỗ của NHNN đối vớ

NHTM tại một số địa phương

Qua việc tổng kết công tác Thanh tra của NHNN Việt Nam, một số NHNN chi nhánh tỉnh như Hà Tĩnh, Cần Thơ, Thái Bình được NHNN Việt Nam đánh giá cao về công tác TTTC, công tác TTTC đã góp phần tích cực trong việc giúp NHNN chi nhánh thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn. Đồng thời, giúp các NHTM trên địa bàn hoạt động an toàn và hiệu quả. Kinh nghiệm trong công tác TTTC tại một số địa phương:

1.5.1.1. Kinh nghiệm của NHNN tỉnh Hà Tĩnh

- Xây dựng kế hoạch Thanh tra tại chỗ phù hợp với tình hình thực tế của các NHTM trên địa bàn.

Xác định chuẩn xác các NHTM có nguy cơ rủi ro trong hoạt động; nợ xấu cao; xác định các nội dung trọng tâm cần phải thực hiện thanh tra, những mặt hoạt động trọng yếu của NHTM như công tác kế toán, chất lượng tín dụng, kết quả tài chính hàng năm để xây dựng kế hoạch thanh tra phù hợp. Đồng thời, phân chia thời gian dự kiến thanh tra cho hợp lý tránh tình trạng có những cuộc thanh tra đã được xây dựng trong Kế hoạch thanh tra nhưng phải điều chỉnh Kế hoạch do không bố trí được thời gian, nguồn nhân lực để tiến hành thanh tra.

- Trong quá trình thanh tra, khi xây dựng đề cương thanh tra không được bỏ sót nội dung quan trọng cần thanh tra nhưng cũng cần xác định những nội dung thứ yếu, chưa cấp thiết để tập trung thời gian và lực lượng cho nội dung trọng điểm. Việc quyết định nội dung thanh tra cần phải có sự cân nhắc, bàn bạc trong tập thể thanh tra trên cơ sở kết quả hoạt động của các NHTM và các thông tin khác có liên quan, đảm bảo việc thanh tra, kiểm tra đúng trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với điều kiện cụ thể của Thanh tra, giám sát chi nhánh.

- Trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật đầy đủ cho hoạt động thanh tra tại chỗ Cung cấp đầy đủ các máy móc, thiết bị hiện đại để phục vụ cho cán bộ thanh tra như: Máy tính cầm tay, máy tính xách tay….; Trang bị hệ thống mạng internet tốc độ cao để các cán bộ thanh tra dễ dàng truy cập các trang mạng để nghiên cứu và tìm tài liệu phục vụ cho công tác thanh tra tại chỗ.

- Quan tâm tới đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ làm công tác thanh tra Thường xuyên quan tâm tới đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ làm công tác thanh tra; động viên thăm hỏi tới các cán bộ; có khen thưởng kịp thời cho những cán bộ có thành tích và đóng góp trong công việc để động viên, khuyến khích. Tuy nhiên, cũng cần có những hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với các cán bộ làm trái với quy định.

- Từng bước chuyển dần sang thanh tra trên cơ sở rủi ro các NHTM

Trong tình hình NHTM hoạt động ngày càng đa dạng, phức tạp và định hướng công tác thanh tra tại chỗ của Thanh tra, giám sát NHNN như hiện nay, đây sẽ là nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc hoàn thiện công tác thanh tra tại chỗ. TTGS chi nhánh cần từng bước triển khai nghiệp vụ thanh tra trên cơ sở rủi ro theo một lộ trình thích hợp để có thể đánh giá sâu, tiên lượng trước tình hình để cảnh báo sớm những rủi ro có thể xảy ra đối với NHTM, giúp NHTM tránh được những rủi ro đáng tiếc. Trước mắt sẽ kết hợp cả thanh tra tuân thủ và thanh tra trên cơ sở rủi ro, thanh tra tuân thủ vẫn sẽ là chủ yếu nhưng bên cạnh đó sẽ hướng tới thanh tra trên cơ sở rủi ro nhiều hơn, dành nhiều thời lượng hơn so với trước đây, và tập trung sử dụng thanh tra trên cơ sở rủi ro cho những mảng hoạt động trọng điểm của ngân hàng. Sự kết hợp giữa hai hình thức này sẽ vừa giúp cán bộ thanh tra không quá bỡ ngỡ trong việc thay đổi dần phương pháp thanh tra, cũng như cả hai phương pháp bổ trợ cho nhau làm tăng hiệu quả thanh tra đồng thời có thể so sánh và rút ra ưu nhược điểm, những thuận lợi, khó khăn của từng phương pháp, từ đó có sự điều chỉnh và xây dựng phương pháp thanh tra phù hợp. Nhưng dần dần để thực hiện được mục tiêu chính là đảm bảo an toàn hoạt động của cả hệ thống thì phải phát hiện và cảnh báo được khả năng rủi ro xảy ra càng sớm càng tốt nên phải chuyển theo hướng tăng dần nội dung thanh tra trên cơ sở rủi ro và giảm dần nội dung thanh tra trên cơ sở tuân thủ. Về mặt lâu dài sẽ chuyển dần sang hẳn thanh tra trên cơ sở rủi ro.

Nội dung trong thanh tra tại chỗ của NHTM không nhất thiết phải đánh giá quá nhiều về các sai phạm mang tính tuân thủ. Việc tính toán các số liệu và đem ra so sánh không chỉ dừng lại ở việc xem đúng quy định hay chưa mà từ đó phải thực hiện so sánh các số liệu giữa từng thời kỳ, thời điểm và đưa ra những nhận xét, đánh giá.

Hướng phân tích các số liệu chuyển dần sang xem xét với các chỉ số sau khi tính toán được thì rủi ro trong mảng hoạt động đó có khả năng xảy ra là bao nhiêu phần trăm.

- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ kiến thức về hoạt động ngân hàng hiện đại, ưu tiên đào tạo theo hướng nâng cao năng lực cán bộ TTGS về phát hiện rủi ro, cảnh báo. Bồi dưỡng tại chỗ các cán bộ có kinh nghiệm, có tâm huyết với công tác thanh tra.

Khuyến khích cán bộ tham gia các khóa học đào tạo kiến thức về hoạt động ngân hàng hiện đại như: Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, phân tích tín dụng NHTM, thanh tra trên cơ sở rủi ro... Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra hàng năm và kiến nghị NHNN Việt Nam tăng cường mở các lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ thanh tra chi nhánh đặc biệt là các lớp đào về thanh tra, thanh tra trên cơ sở rủi ro, đào tạo cán bộ chuyên sâu về kỹ năng phát hiện rủi ro…. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo căn cứ trên năng lực của từng cán bộ cũng như nhu cầu sử dụng và yêu cầu của công tác thanh tra.

1.5.1.2. Kinh nghiệm của NHNN tỉnh Cần Thơ

- Tăng cường sự chỉ đạo và phối hợp hoạt động của TTGS chi nhánh với kiểm soát nội bộ các chi nhánh NHTM trên địa bàn.

+ Về phía kiểm toán nội bộ các chi nhánh NHTM: Phải thực hiện việc báo cáo định kì về TTGS chi nhánh để tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động thanh tra - kiểm tra trên địa bàn. Báo cáo thường xuyên, kịp thời những khó khăn, vướng mắc về nghiệp vụ kiểm tra - kiểm soát; những vi phạm lớn phát hiện qua kiểm tra.

+ Về phía TTGS chi nhánh: Phải coi kiểm toán nội bộ như chân rết trong hệ thống thanh tra - kiểm soát hoạt động các chi nhánh NHTM. Vì nếu kiểm toán nội bộ của chi nhánh NHTM nào hoạt động tốt thì sẽ góp phần đắc lực trong việc giữ cho hoạt động NHTM đó ổn định, làm đầu mối và hỗ trợ cho hoạt động thanh tra đạt kết quả cao. Vì vậy, TTGS chi nhánh phải quan tâm và phối hợp giúp đỡ cả về củng cố tổ chức kiểm toán nội bộ, về quy trình nghiệp vụ và kĩ năng kiểm toán nội bộ, về phối hợp chương trình công tác thanh, kiểm tra để đảm bảo không chồng chéo hoặc bỏ sót không thanh, kiểm tra.

- Tổ chức tốt việc kết hợp hai phương thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Hoạt động thanh tra ngân hàng có hiệu quả khi có sự kết hợp chặt chẽ hai phương thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Trong đó, phương thức giám sát từ xa

được sử dụng như là một phương tiện đầu tiên cảnh báo trước, từ đó góp phần sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực thanh tra, dành ưu tiên tiến hành thanh tra tại chỗ tại các NHTM đang gặp khó khăn hoặc các NHTM mà các chỉ số rủi ro qua GSTX đang gia tăng đáng kể. Thực tế hiện nay, công tác GSTX đối với các chi nhánh NHTM tại NHNN tỉnh, thành phố thực chất chỉ mới được thực hiện là theo dõi, mang tính báo cáo nhiều hơn là giám sát do vậy, chưa thật sự là công cụ cảnh báo sớm.

- Chủ động xen kẽ kế hoạch thanh tra của TTGS chi nhánh với Cơ quan TTGS ngân hàng.

- Kế hoạch thanh tra NHTM được xây dựng trên cơ sở kế hoạch thanh tra của Cơ quan TTGS ngân hàng và kế hoạch thanh tra của NHNN tỉnh Cần Thơ. Hàng năm, TTGS chi nhánh cần phải chủ động thực hiện trước các cuộc thanh tra chuyên đề (thanh tra, kiểm tra về hỗ trợ lãi suất, về cho vay theo lãi suất thỏa thuận, về hoạt động mua bán ngoại tệ…) để phục vụ cho các cuộc thanh tra toàn diện theo kế hoạch của Cơ quan TTGS ngân hàng. Giữa các cuộc thanh tra NHTM theo kế hoạch của Cơ quan TTGS ngân hàng, trong những khoảng thời gian trống tận dụng xen kẽ các cuộc thanh tra NHTM theo kế hoạch của TTGS chi nhánh. Định kỳ hàng quý sơ kết, rút kinh nghiệm và báo cáo bằng văn bản về tình hình thực hiện công tác thanh tra đối với các NHTM cho Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh và Chánh Thanh tra Cơ quan TTGS ngân hàng để có hướng chỉ đạo kịp thời.

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra đột xuất hoạt động của các NHTM trên địa bàn.

Việc thanh, kiểm tra đột xuất tiến hành trên cơ sở các NHTM thường xuyên sai phạm, không có ý thức chấp hành các chính sách về tiền tệ, ngân hàng của NHNN Việt Nam và UBND tỉnh, các NHTM cố ý ‘‘lách luật’’, hoặc cũng có thể là các ngân hàng có những biến động bất thường trong hoạt động như dư nợ tăng đột biến hay cơ cấu nguồn vốn thay đổi khác thường... Đồng thời việc kiểm tra NHTM phải được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn nhất để đối tượng được kiểm tra không có tâm lý chuẩn bị và đối phó trước. Việc kiểm tra có thể tiến hành theo chuyên đề như về chất lượng tín dụng, việc phân loại nợ, công tác thu chi tài chính hoặc an toàn ngân quỹ… Có như vậy mới có khả năng phát hiện những tồn tại, sai phạm mà các NHTM thường tìm cách che giấu mà qua những cuộc thanh tra, kiểm tra định kỳ, có thông báo trước thường không thể phát hiện được.

1.5.1.3. Kinh nghiệm của NHNN tỉnh Thái Bình

- Phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra đủ về chất lượng và số lượng.

Chất lượng và hiệu quả của công tác TTNH, được quyết định bởi một nhân tố hết sức quan trọng đó là chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra. Do đó phải có kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra có trình độ chuyên môn sâu, có kinh nghiệm công tác ngân hàng và có phẩm chất đạo đức để nâng cao cả số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra. Để đạt được các mục tiêu này, vấn đề đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực là hết sức cần thiết nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ thanh tra viên ngân hàng, thông qua công tác cán bộ như tuyển dụng, sắp xếp cán bộ và các biện pháp khuyến khích khác, trong đó đặc biệt coi trọng đào tạo các kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ, phương pháp TTGS theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

- Tổ chức tốt việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra.

Hiệu quả của công tác thanh tra còn thể hiện ở hiệu lực thanh tra thông qua việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra. Do vậy, công tác đôn đốc, theo dõi chỉnh sửa sau thanh tra cần phải được quan tâm, chú trọng. Công tác này góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thanh tra, khắc phục được tình trạng thanh tra kiến nghị nhưng không được đối tượng được thanh tra chấp hành nghiêm túc.

- Thanh tra định kỳ công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại NHTM.

Công tác kiểm tra, KSNB tại NHTM có vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa, phát hiện và giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra đối với NHTM. Vì vậy, việc thanh tra định kỳ công tác KSNB tại các NHTM để giảm bớt các hoạt động tại chỗ cần thiết để đánh giá NHTM. Để thực hiện được mục đích này, TTNH trong công tác thanh tra định kỳ hoạt động tín dụng tại NHTM trên địa bàn, thanh tra chi nhánh cần kết hợp thực hiện thanh tra, đánh giá công tác kiểm tra, KSNB tại chi nhánh NHTM trên toàn diện các mặt sau: Về tổ chức kiểm tra, KSNB; Về hoạt động kiểm tra, KSNB; Đối chiếu kết quả kiểm tra, phát hiện sai sót của Thanh tra chi nhánh tại thời điểm thanh tra với kết quả kiểm tra của bộ phận KSNB tại NHTM.

- Đổi mới mô hình tổ chức bộ máy Thanh tra NHNN chi nhánh theo hướng độc lập với NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố.

Việc nâng cao tính độc lập của TTNH là một vấn đề quan trọng sẽ xóa bỏ được tình trạng cục bộ địa phương, sự thiếu nhất quán trong đánh giá, trong phương pháp và cách thức giám sát. Vì vậy, trong dài hạn, thanh tra NHNN tỉnh cần độc lập với NHNN tỉnh và chịu sự quản lý của Cơ quan TTGS NHTW nhằm nâng cao tính độc lập, mặt khác tổ chức hệ thống thanh tra theo ngành dọc giúp cho việc phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý và chủ động hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác thanh tra tại chỗ của ngân hàng nhà nước tỉnh thái nguyên đối với các ngân hàng thương mại (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)