Giới thiệu NHNN tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác thanh tra tại chỗ của ngân hàng nhà nước tỉnh thái nguyên đối với các ngân hàng thương mại (Trang 62 - 63)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Giới thiệu NHNN tỉnh Thái Nguyên

Quá trình thành lập và phát triển của NHNN tỉnh Thái Nguyên gắn liền với sự ra đời và phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Ngày 06/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Gần một tháng sau, vào ngày 01/6/1951, chi nhánh Ngân hàng tỉnh Thái Nguyên được thành lập, ra mắt tại đình Đồng Mỗ, xã Túc Duyên, huyện Đồng Hỷ (nay thuộc xóm Soi, phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên). Trong một thời gian dài kể từ khi thành lập cho đến cuối những năm 80, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chỉ tồn tại hệ thống ngân hàng một cấp. NHNN tỉnh vừa làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, vừa trực tiếp kinh doanh. Có thể nói trong thời kỳ này hoạt động ngân hàng đã đáp ứng được và phục vụ đắc lực cho sự phát triển nền kinh tế vận hành theo cơ chế tập trung. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mô hình ngân hàng như trên đã bộc lộ dần những nhược điểm. Trước tiên là do yếu tố cạnh tranh - động lực của sự phát triển - bị thủ tiêu nên hoạt động ngân hàng mang nặng tính tập trung quan liêu; đầu tư tín dụng tràn lan, lãng phí và kém hiệu quả. Hơn nữa, do không tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh nên trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng xuất hiện tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

Cùng với hệ thống ngân hàng Việt Nam, NHNN tỉnh Thái Nguyên khởi đầu công cuộc cải tổ và đổi mới từ năm 1986. Thực hiện việc chuyển đổi hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp, tách bạch chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và kinh doanh tiền tệ. NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng còn các NHTM khác thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Đây là quá trình đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống ngân hàng Việt Nam [6,7].

NHNN tỉnh Thái Nguyên đóng vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn. Với chức năng như vậy, NHNN chi nhánh được tổ chức thành 04 phòng, bao gồm: Thanh tra, giám sát ngân hàng; Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm soát nội bộ; Kế toán - thanh toán; Tiền tệ - Kho quỹ và Hành chính. Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm chung trước Thống đốc, giúp việc cho Giám đốc có 01 Phó giám đốc. Chỉ đạo và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của phòng là Trưởng phòng (Thanh tra, giám sát ngân hàng là Chánh thanh tra) chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về các vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; giúp việc cho Trưởng phòng có một số Phó trưởng phòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác thanh tra tại chỗ của ngân hàng nhà nước tỉnh thái nguyên đối với các ngân hàng thương mại (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)