6. Kết cấu của luận văn
4.1.2. Định hướng của NHNN Việt Nam đối với công tác TTGS ngân hàng từ
nay đến năm 2020
Nối tiếp những kết quả đã đạt được trong giai đoạn trước và tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò và vị trí quan trọng của hoạt động thanh tra ngân hàng, NHNN đã đề ra mục tiêu và định hướng đến năm 2020 như sau:
Về mục tiêu: Xác lập rõ ràng địa vị pháp lý, vai trò của cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; Tiếp tục đổi mới thanh tra, giám sát ngân hàng; Chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, xây dựng đội ngũ thanh tra có đức, có tài, có trách nhiệm; Từng bước chuyên nghiệp hóa, hoàn thành tốt các nhiệm vụ hàng năm, góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.
Về định hướng: Kiện toàn bộ máy Thanh tra, giám sát ngân hàng, nâng cao tính chủ động của thanh tra NHNN chi nhánh; Tăng cường hơn nữa vai trò của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trong chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra trong toàn hệ thống; Nâng cao năng lực trình độ, trách nhiệm, đạo đức của cán bộ, công chức cơ quan; Thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về công tác thanh tra, giám sát ngân hàng; Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, hệ thống kho thông tin dữ liệu của NHNN; Triển khai thực hiện có hiệu quả hệ thống đánh giá rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II đối với 10 TCTD được lựa chọn.
Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu và định hướng trên, cần tập trung vào các vấn đề sau:
Một là, nâng cao vị trí và vai trò của thanh tra ngân hàng thông qua tăng cường tính độc lập các đơn vị thanh tra chi nhánh.Tập trung và thống nhất các hoạt động về chuyên môn và nghiệp vụ thanh tra ngân hàng trong toàn hệ thống.
Hai là, kiện toàn bộ máy nhân sự của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Tạo dựng và phát triển được đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng có năng lực, trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Ba là, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật. Đây là nền tảng đảm bảo phục vụ công tác thanh tra theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.
Bốn là, hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng áp dụng các nguyên tắc của Basel II và thông lệ, chuẩn mực quốc tế.