Các khía cạnh của quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội​ (Trang 32)

Công nghệ thông tin không phải là mục đích cuối cùng của quản trị tri thức vì CNTT chỉ là một công cụ quan trọng trong quản trị tri thức. Mục đích cuối cùng của quản trị tri thức là tạo ra, hình thành một tổ chức không ngừng học tập, trong đ c những cá nhân hợp tác chặt chẽ với nhau, liên tục học hỏi, chia s tri thức. Từ đ tạo ra một tổ chức trường tồn và phát triển, nâng cao chỉ số thông minh của tổ chức SI trong điều kiện môi trường biến động. Quản trị tri thức biểu hiện dưới nhiều quan điểm và mô hình khác nhau và mục tiêu cuối cùng n hướng đến là sáng tạo, chia s , lưu giữ, phát triển và sử dụng tối ưu nguồn tri thức trong tổ chức. Vì vậy để quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại thì cần được xem x t dưới các khía cạnh sau:

1.3.3.1. Quản lý khách hàng tín dụng

Ngân hàng thương mại sử dụng cơ chế sàng lọc để quản lý hoạt động tín dụng, và lựa chọn dự án tốt, khách hàng tốt, tiềm năng để cho vay vốn. Các tiêu chí của hoạt động sàng lọc đánh giá và lựa chọn khách hàng gồm những tiêu chí về tài chính và phi tài chính. Các tiêu chí tài chính thể hiện

năng lực tài chính của khách hàng thông qua đánh giá các nh m chỉ tiêu tài chính như nh m chỉ tiêu thanh khoản, hiệu quả hoạt động, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời...Các tiêu chí phi tài chính gồm: pháp lý của người vay, năng lực của người vay, thu nhập của người vay...

Quản lý hoạt động khách hàng bao gồm quản lý khách hàng, đây là nội dung đầu tiên, là cơ sở để các NH có thể nhận diện rủi ro. Công tác quản lý này được các NH thực hiện thông qua việc đánh giá và phân loại khách hàng. Các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng được sử dụng để đánh giá và phân loại khách hàng. Có nhiều loại mô hình được sử dụng bao gồm: mô hình phân tích tín dụng cổ điển định tính), các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, mô hình phân tích tín dụng cổ điển c nhược điểm là mất thời gian, tốn kém, lại mang tính chủ quan. Trong khi đ , mô hình lượng h a c ưu điểm hơn khi n cho ph p xử lý nhanh chóng một khối lượng lớn hồ sơ xin vay với chi phí thấp, khách quan, từ đ g p phần tích cực trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế là vẫn còn nhiều ngân hàng chủ yếu dựa vào hệ thống chuyên gia định tính) trong việc phê duyệt tín dụng của khách hàng tiềm năng. Trong hoạt động ngân hàng các mô hình đánh giá này bổ trợ cho nhau nên một ngân hàng có thể sử dụng nhiều mô hình cùng một lúc để đánh giá, phân tích mực độ rủi ro tín dụng của KH. Các NHTM tại Việt Nam đang trong quá trình xây dựng mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng như các hệ thống cho điểm tín dụng, xếp hạng khách hàng, tuy nhiên các NHTM vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống nhiều hơn. Trên cơ sở đánh giá, phân loại khách hàng, các ngân hàng có thể phân các khách hàng của mình vào các nhóm có mức độ rủi ro khách nhau, tùy thuộc vào mức độ rủi ro của khách hàng và định hướng tín dụng mà ngân hàng có chính sách phù hợp cho từng nhóm khách hàng. Chính sách khách hàng của một ngân hàng bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Chính sách tiếp thị, chính sách cấp tín dụng, chính sách về tài sản bảo đảm, chính sách về định giá.

1.3.3.2. Kiểm soát hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại

Các phương sách, kế sách mà NHTM dùng để điều hành hoạt động tín dụng nh m hạn chế tối đa rủi ra tín dụng được biết đến là kiểm soát rủi ro tín dụng. Hoạt động quản lý tín dụng là một qui trình kiểm soát liên tục, được thực hiện trước, trong và sau khi cho vay. Ngân hàng thực hiện kiếm soát rủi ro tín dụng thông qua các hệ thống chính sách, quy trình tín dụng và hệ thống kiểm tra, giám sát nội bộ.

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ chu trình ki m soát hoạt động tín dụng

Trong đ :

- Kiểm soát trước khi cho vay bao gồm: Các văn bản chính sách và thủ tục tín dụng được thiết lập; thẩm định hồ sơ trước khi cho vay, Phê duyệt khoản vay.

- Kiểm soát trong khi cho vay bao gồm: Xây dựng hợp đồng tín dụng, giám sát quá trình giải ngân, giám sát tín dụng.

- Kiểm soát sau khi cho vay bao gồm: theo dõi, đôn đốc các khoản nợ, tái xét tín dụng và phân hạng tín dụng, kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập để đánh giá lại chính sách tín dụng.

Các NHTM phải thực hiện đầy đủ theo cam kết và thông lệ quốc tế, theo nguyên tắc cơ bản mà ủy ban Basel đưa ra nh m tăng cường khả năng,

1.3.3.3. Quản lý cơ cấu và lĩnh vực cấp tín dụng

Các ngân hàng thương mại đều có những lĩnh vực ưu tiên đầu tư và cấp tín dụng nhất định. Chính sách tín dụng của NHTM do hội đồng quản trị hay ban lãnh đạo của NHTM ban hành. Đ là một hệ thống c liên quan đến khuyếch trương hoặc hạn chế tín dụng đối với những lĩnh vực, đối tượng nhất định để đạt được mục tiêu đã hoạch định, hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn trong kinh doan tín dụng của ngân hàng. Những nội dung cơ bản của chính sách tín dụng bao gồm: mục tiêu chiến lược, chiến thuật hoạt động, các nội dung cụ thể của chính sách để thực hiện mục tiêu, các biện pháp tổ chức, điều hành công tác tín dụng. Bên cạnh đ , cơ cấu tín dụng theo thời gian, theo loại hình tín dụng cũng được các NHTM quan tâm quản lý để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận, hạn chế được rủi ro phát sinh. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng nhận vốn vay đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi đượ thỏa thuận với NH trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay thường được chia làm 3 loại gồm ngắn hạn, trung hạn và dại hạn.

Khoảng thời gian trong thời hạn cho vay mà khách hàng và TCTD thỏa thuận tại mỗi cuối tháng thời gian đ gọi là kỳ hạn trả nợ, tới kỳ hạn, khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho TCTD. Hai hoạt động này: thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh khoản và rủi ro của NH. Thời hạn cho vay ngắn thì tính thanh khoản cao, ít rủi ro và ngược lại, thời hạn cho vay dài thì thanh khoản thấp, rủi ro cao. Thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh khoản cũng như rủi ro của ngân hàng. Nếu thời hạn cho vay càng ngắn thì tính thanh khoản của ngân hàng càng cao, rủi ro ngân hàng càng giảm thiểu và ngược lại. Ngân hàng quyết định thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ của khách hàng trên cơ sở đánh giá nguồn thu của khách hàng có thể dùng để trả nợ và nguồn vốn mà NH có. Nếu sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn để đầu

tư trung, dài hạn sẽ tiềm ẩn rủi ro thanh khoản và ngược lại, dùng vốn đầu tư dài hạn để đầu tư ngắn hạn sẽ làm gia tăng công việc cũng như làm tăng các chi phí liên quan đến việc cho vay và thu nợ.

1.3.3.4. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Hoạt động tín dụng của NHTM bao gồm nhiều hoạt động cấu thành trong đ c chính sách Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Từ năm 2005, theo quy định của NHNN Việt Nam, các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam (trừ NH Chính sách xã hội và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được NHNN chấp thuận cho thực hiện chính sách trích lập dự phòng riêng) phải thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng (dự phòng cụ thể và dự phòng chung) và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định 493 2005 QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN. Hiện nay thì Ngân hàng đang sử dụng 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các văn bản sửa đổi bổ sung để làm căn cứ phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đ dựa vào việc phân loại mức độ rủi ro của khách hàng để trích lập dự phòng cụ thể theo các tỷ lệ khác nhau.

Theo chuẩn mực quốc tế IAS-39 về giám sát các khoản vay, nợ của khách hàng và Quyết định số 22/VBHN-NHNN ngày 4/6/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc “ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng”, NHTM phân loại nợ thành 5 nhóm cụ thể như sau:

Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là c khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là c khả

năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; Đối với các khoản nợ quá hạn, tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn kể cả nh m 1 khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Khách hàng trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu sáu 06 tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, ba 03 tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn; Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ bị quá hạn đã được xử lý, khắc phục; Tổ chức tín dụng c đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo đánh giá là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ cần chú ý khi các khoản này quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày và các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng và khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).

Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, loại trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu được phân loại vào nhóm nợ cần chú ý, các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại lần đầu. Các khoản nợ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu từ 90 ngày trở lên theo thời hạn đã được cơ cấu lại lần đầu hay các khoản nợ cơ cấu lại

thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.

Các khoản nợ cần phải được tính chính xác, minh bạch để phân loại nợ và các nhóm nợ phù hợp với mực độ rủi ro, cần c đủ cơ sở để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm.

Tổ chức tín dụng phải trích dự phòng rủi ro theo tỷ lệ tương ứng với 5 nhóm nợ trên như sau:

Đối với nợ nhóm 2: là 5%, Đối với nợ nhóm 3: là 20%, Đối với nợ nhóm 4: là 50%, Đối với nợ nhóm 5: là 100%.

*Đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì cần trích lập dự phòng theo khả năng tài chính.

Theo QĐ 22 của NHNN, thì phân loại nợ dựa vào 2 tiêu chí là thời gian quá hạn của khoản vay và rủi ro của khoản vay đã cho khách hàng vay và có thể đánh giá chính xác hơn về chất lượng tín dụng

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởn đến hoạt động quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng.

1.3.4.1. Nhân tố chủ quan

- Cơ cấu tổ chức của ngân hàng

Một ngân hàng với cơ cấu tổ chức được xây dựng hợp lý, phù hợp sẽ góp phần tạo ra môi trường tốt cho hoạt động kiểm soát. NH với cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ đảm bảo một hệ thống xuyên suốt từ trên xuống dưới trong việc ban hành các quyết định, chính sách, cách thực triển khai quyết định đ , đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyết định trong NH. Cơ cấu tổ chức hợp lý giúp ngân hàng góp phần ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi

gian lận và sai sót trong hoạt động quản lý tín dụng, làm tăng hiệu quả của các thủ tục kiểm soát cũng như hiệu quả của kiểm soát nội bộ. Ngoài ra, ngân hàng có cơ cấu tổ chức hợp lý phải thiết lập sự điều hành và kiểm soát toàn bộ hoạt động, các lĩnh vực của doanh nghiệp tránh chồng chéo hoặc bỏ trống, các chức năng được phân chia tách bạch, độc lập tương đối giữa các bộ phận, nhưng cũng c khả năng kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau trong các bước thực hiện công việc.

- Năng lực điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng

Năng lực điều hành đề cập đến phẩm chất, kiến thức và kỹ năng của người đứng đầu ngân hàng. Năng lực điều hành của ban lãnh đạo quyết định đến sự thành công của ngân hàng và tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Hiệu quả hoạt động tín dụng của một ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực của những cán bộ làm công tác quản lý tại ngân hàng. Trong trường hợp cán bộ điều hành, quản lý ngân hàng không nhạy bén, sắc sảo, không nắm bắt, điều chỉnh hoạt động ngân hàng theo kịp các tín hiệu thông tin, không sử dụng nhân viên đúng sở trường... có thể dẫn đến tăng chi phí các nguồn lực ngân hàng, giảm hiệu quả kinh doanh.

Năng lực điều hành của người lãnh đạo được thể hiện ở những mặt sau: Kỹ năng chuyên môn: Kỹ năng chuyên môn là kỹ năng quan trọng nhất, khả năng đầu tiên mà bất cứ người lãnh đạo nào tại ngân hàng cũng phải có. Kỹ năng này bao gồm các kiến thức, sự ứng dụng thuần thục các kiến thức vào công việc cụ thể và kinh nghiệm trong kinh doanh NH. Có được kỹ năng này, người lãnh đạo sẽ dễ dàng hơn trong công tác điều hành vì kiến thức và kính nghiệm của người lãnh đạo luôn tạo ra vị thế tuyệt đối không chỉ với cấp dưới mà còn cả với đối thủ cạnh tranh.

Kỹ năng tư duy tổng thể: Kỹ năng tư duy tổng thể là kỹ năng làm việc với các ý tưởng và khái niệm mang tính trừu tượng, được coi là yếu tố trung

tâm để người lãnh đạo có thể sáng tạo ra tầm nhìn và chiến lược cho ngân hàng. Người lãnh đạo tại ngân hàng phải phân tích một lượng lớn thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội​ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)