Phân tích thực trạng quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội​ (Trang 59)

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội

3.2.1. uản lý kh ch hàn tín dụn

Khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn của NH và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, NH có thu hồi được gốc và lãi hay không phụ thuộc vào quá trình sử dụng vốn vay của ngân hàng. Vì vậy hiệu quả kinh doanh của khách hàng là nhân tố quyết định đến chất lượng tín dụng cũng như công tác quản lý.

Hiện nay, BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội đang áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các khách hàng doanh nghiệp đủ điều kiện xếp hạng. Phương pháp được sử dụng là chấm điểm nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng doanh nghiệp, đồng thời kết hợp phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng nhóm khách hàng này. Hệ thống xếp hạng tín dụng của Chi nhánh dựa trên 54 chỉ tiêu bao gồm 14 chỉ tiêu tài chính và 40 chỉ tiêu phi tài chính. Những chỉ tiêu này phản ánh toàn diện về doanh nghiệp bao gồm: quy mô, ngành nghề, triển vọng phát triển, tình hình tài chính, năng lực quản trị, điều hành và quan hệ với ngân hàng…Các chỉ tiêu này đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, ngoài ra được lượng hóa tối đa nh m giảm thiểu các sai sót

chủ quan của người đánh giá. Do đ , sẽ giúp người phê duyệt dễ dàng nhận ra các sai sót trong quá trình chấm điểm của cán bộ tín dụng và đưa ra quyết định chính xác.

Hệ thống XHTDNB cho điểm tối đa với một khách hàng là 100 điểm và khách hàng được xếp hạng thành 10 nhóm với số điểm giảm dần bắt đầu từ AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D (Khách hàng c điểm chấm càng cao thì mức độ rủi ro của khách hàng đ càng thấp).

Số khách hàng được đánh giá thông qua hệ thống XHTDNB của BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội c xu hướng tăng dần qua các năm. Từ năm 2013 đến nay, tại chi nhánh đã c 1146 khách hàng là tổ chức kinh tế trên tổng số 1524 khách hàng vay vốn tại chi nhánh (khoảng 75,2% đã được đánh giá thông qua hệ thống XHTD.

3.2.2. Hoạt động ki m tra, ki m soát tín dụng

Hoạt động kiểm soát tín dụng được thực hiện thông qua hệ thống chính sách, quy trình tín dụng và hệ thống kiểm tra giám sát nội bộ. Quá trình kiểm soát tín dụng tại BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội cũng là một chu trình liên tục, kh p kín và cũng bao gồm kiểm soát trước, trong và sau khi cấp tín dụng, kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập.

a. Kiểm soát trước khi cấp tín dụng:

Kiểm soát trước khi cấp tín dụng là khâu rất quan trọng trong hoạt động kiểm soát tín dụng, BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội coi đây là khâu quyết định đến 70% độ an toàn và hiệu quả của công tác tín dụng. Để tạo công cụ kiểm soát tín dụng một cách có hiệu quả, BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội đã thực hiện một số nội dung sau:

Cơ cấu tổ chức hoạt động kiểm soát tín dụng: Tách bạch hoạt động tín dụng với hoạt động phi tín dụng, phân định rõ trách nhiệm giữa giữa ba bộ phận: bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng và bộ phận quản trị tín dụng.

Thiết lập một hệ thống chính sách tín dụng:

+ Quản lý và kiểm soát giới hạn tín dụng đối với từng phòng giao dịch và phòng quản lý khách hàng. Trên cơ sở thực trạng tín dụng của các phòng, kế hoạch tín dụng do các phòng lập, tình hình kinh tế trên địa bàn hoạt động của các phòng…, BIDV Bắc Hà Nội thực hiện giao giới hạn dư nợ, cơ cấu đến từng phòng giao dịch/ phòng quản lý khách hàng trong Chi nhánh. Chi nhánh áp dụng một số chế tài để quản lý tín dụng như: chỉ tiêu thi đua, khen thưởng và kỷ luật, cơ chế thưởng đối với phần khách hàng gia tăng. Riêng các giới hạn tín dụng đối với một số ngành đưa ra mang tính định hướng đã được quán triệt đến các phòng nhưng chưa c các giải pháp thực hiện cụ thể, chỉ định kỳ thực hiện thống kê số liệu dư nợ các ngành để xem xét các mức độ giới hạn. Việc thực hiện quản lý giới hạn tín dụng đã c những kết quả nhất định, hầu hết các chỉ tiêu đều n m trong mức giới hạn đã định hướng đối với toàn ngành.

+ Chính sách khách hàng

Chính sách khách hàng của BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội áp dụng cho tất cả các đối tượng khách hàng tuân thủ theo chính sách chung của BIDV và c xem x t đến các yếu tố đặc thù của Chi nhánh. Chính sách khách hàng bao gồm chính sách chung và chính sách theo nh m. Chính sách chung được áp dụng cho khách hàng đã, đang và sẽ có quan hệ tín dụng với BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội, đồng thời c đủ điều kiện để được xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV. Chính sách chung gồm 4 nội dung, đ là chính sách tiếp thị, chính sách cấp tín dụng, chính sách về tài sản bảo đảm, chính sách lãi suất. Chính sách theo nhóm sẽ được áp dụng cho từng nhóm khách hàng, theo hệ thống xếp hạng nội bộ, khách hàng của BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội được xếp hạng thành 10 mức xếp hạng và trên cơ sở đ sẽ phân thành 7 nh m khách hàng để áp dụng chính sách cụ thể theo nhóm. Nhóm 1 gồm

XHTDNB là AA, nhóm 3 gồm các khách hàng có XHTDNB là A, nhóm 4 gồm các khách hàng có XHTDNB là BBB, nhóm 5 gồm các khách hàng có XHTDNB là BB, nhóm 6 gồm các khách hàng có XHTDNB là B, CCC, CC và nhóm 7 gồm các khách hàng có XHTDNB là C, D. Ngoài ra, BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội đưa ra chính sách khách hàng riêng cho các khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập, chưa đủ điều kiện để xếp hạng tín dụng nội bộ.

+ Thực hiện tốt công tác đề xuất và phê duyệt tín dụng

BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội thực hiện theo quy trình tín dụng chung được ban hành của hệ thống. Theo đ quy trình tín dụng của BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội đảm bảo tách biệt được 3 khâu: đề xuất, phê duyệt/quản lý rủi ro, tác nghiệp (giải ngân). Bộ phận Quản lý khách hàng thực hiện nhiệm vụ phân tích tín dụng, kiểm tra tình hình tài chính của khách hàng, kiểm tra tài sản đảm bảo và đưa ra đề xuất tín dụng. Bộ phận Quản lý rủi ro tín dụng thực hiện đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay và đưa ra quyết định phê duyệt tín dụng (với các khoản cấp tín dụng buộc phải thực hiện qua khâu thẩm định của bộ phận Quản lý rủi ro); bộ phận Quản trị tín dụng là bộ phận tác nghiệp thực hiện giải ngân, tạo lập tài khoản theo dõi và quản lý.

b. Trong khi cho vay

Bộ phận Quản lý khách hàng thực hiện kiểm soát quá trình xác lập hợp đồng tín dụng, thực hiện giám sát tín dụng thông qua kiểm tra mục đích, điều kiện giải ngân, mục đích sử dụng vốn vay, tình hình thực hiện các cam kết, thực trạng tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm trong cho vay của BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội. Đồng thời giám sát từng khoản vay, từng tài khoản, kiểm tra hạn mức tín dụng... Bộ phận quản trị tín dụng thực hiện giám sát quá trình giải ngân.

c. Sau khi cho vay

Bộ phận quản trị tín dụng theo dõi việc thu nợ theo từng hợp đồng tín dụng đã ký cho từng dự án, khoản vay. Định kỳ thông kê các khoản vay đến

hạn trả: theo dõi trả nợ gốc, trả nợ lãi, trả phí đối với các khoản vay có phí. Bộ phận quản trị tín dụng chịu trách nhiệm theo dõi diễn biến trạng thái các khoản nợ vay/ Bảo lãnh của khách hàng, qua đ cảnh báo tình trạng khoản nợ đến các đơn vị liên quan.

Bộ phận quản trị rủi ro thực hiện theo dõi khoản vay để phát hiện các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý trong trường hợp khoản tín dụng hay khách hàng có dấu hiệu bất thường hoặc khoản vay của khách hàng chuyển sang trạng thái nợ xấu, chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, giám sát thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quản lý danh mục các khoản nợ xấu, nợ chuyển ngoại bảng, các khoản đã được bán nợ...

d. Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ

Do coi trọng yếu tố kiểm soát trong hoạt động quản lý rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, BIDV đã thành lập hệ thống kiểm soát nội bộ để kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

Hệ thống kiểm tra nôi bộ bao gồm phòng Kiểm tra nội bộ tại Hội sở chính và bổ sung chức năng này trong hoạt động của phòng Quản lý rủi ro tại các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc NH. Nhiệm vụ của hệ thống kiểm tra nội bộ là theo sát mọi diễn biến trong hoạt động NH nh m đánh giá kịp thời về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục, quy chế, quy trình đã được NH thiết lập nh m phát hiện và ngăn chặn kịp thời mọi loại hình rủi ro phát sinh.

3.2.3. Quản lý cơ cấu và lĩnh vực cấp tín dụng

3.2.3.1. Đối tượng cấp tín dụng

Hiện tại, BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội c hai nh m khách hàng chính là nh m khách hàng tổ chức kinh tế và nh m khách hàng là cá nhân hộ gia đình. Trong đ , nh m khách hàng là tổ chức kinh tế đang chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ.

ản 3.2. Cơ cấu dư nợ tín dụn theo thành phần kinh tế tại IDV Chi nh nh ắc Hà Nội

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT % Dƣ nợ tín dụng 7,389 7,515 7,501 125 0% -14 0% Tổ chức 5,861 79% 5,383 72% 5,331 71% -478 -8% -52 0% Cá nhân hộ gia đình 1,528 21% 2,132 28% 2,170 29% 604 8% 38 0%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội năm 2016 – 2018)

Năm 2016, dư nợ cho vay tổ chức kinh tế chiếm 79 % trên tổng dư nợ, năm 2017 chiếm 72% và đến năm 2016 chiếm 71%; dư nợ cho vay cá nhân/hộ gia đình qua các năm là: năm 2016 chiếm 21%, năm 2017 chiếm 28%, năm 2018 chiếm 29%. Qua đ cho thấy dư nợ cho vay tổ chức kinh tế đang c xu hướng giảm dần và khối cho vay cá nhân hộ gia đình đang c xu hướng tăng lên. Tuy nhiên qua đ ta thấy, khách hàng chủ yếu của BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội là khách hàng pháp nhân. Đây là lợi thế của chi nhánh trong việc đa dạng lĩnh vực đầu tư vốn ở nhiều ngành sản xuất kinh doanh, giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, chi nhánh được sử dụng nguồn vốn r với lượng vốn lớn từ việc các khách hàng mở tài khoản tiền gửi trong thanh t an để phục vụ hoạt động kinh doanh. Chính sách tín dụng của BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội hiện nay và thời gian tới tập trung vào mở rộng cho vay bán l , giảm bớt các khoản cho vay lớn đối với các doanh nghiệp. Điều này thể hiện ở tốc độ tăng của dư nợ cho vay các nhân cao hơn so với tốc độ tăng của tổng dư nợ tín dụng, đồng thời tỷ trọng của dư nợ tín dụng cá nhân cũng tăng liên tiếp qua các năm cho thấy BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội đang thực hiện tốt việc ưu tiên phát triển tín dụng bán l , n m trong định hướng của BIDV là trở thành ngân hàng bán l tiêu biểu tại Việt Nam. Chi nhánh đã áp dụng chính

sách lãi suất tiền vay thích hợp cùng với các sản phẩm tín dụng đa dạng dành cho các đối tượng là cá nhân như: cho vay mua ô tô, cho vay tiêu dùng, cho vay cầm cố giấy tờ c giá, cho vay mua, xây, sửa chữa nhà ở, thấu chi tài khoản cá nhân,... đã nâng cao số dư hoạt động tín dụng đối với các đối tượng này.

i u đồ 3.3. Cơ cấu tín dụn theo thành phần kinh tế

(Nguồn: Báo cáo hoạt động BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội) 3.2.3.2. Thời hạn cấp tín dụng

Dư nợ tín dụng tại BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội gồm các loại hình tín dung: ngắn hạn, trung và dài hạn. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn được thể hiện ở một số chỉ tiêu:

Bảng 3.3. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn tại BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh So sánh 2017/2016 2018/2017 Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT % Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Tổng dƣ nợ 7,389 7,515 7,501 125 -14 Ngắn hạn 2,984 40.39 2,792 37.15 3,490 46.53 -193 -3% 698 9% Trung dài hạn 4,405 59.61 4,723 62.85 4,011 53.47 318 3% -712 -9%

Năm 2016 tỷ trọng nợ tín dụng ngắn hạn là 40.39% trên tổng dư nợ, năm 2017 giảm xuống là 37.15% và đến năm 2018 thì tỷ trọng này là 46.53%. Như vậy dư nợ tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng thấp hơn 50% trong tổng dư nợ và đang c xu hướng tăng lên. Đối nghịch với việc gia tăng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ thì tỷ trọng của tín dụng trung – dài hạn đang c xu hướng kiềm chế và cho vay giảm dần. Năm 2016, tỷ trọng dư nợ tín dụng trung – dài hạn là 59,61%, năm 2017 tăng lên 62,85% nhưng sang đến năm 2018, tỷ lệ này giảm dần còn 53,47% - thấp nhất trong 03 năm lấy số liệu thống kê.

Hoạt động tín dụng tại BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội được đánh giá là phát triển cân đối hài hòa trong cơ cấu danh mục theo thời hạn. Tuy nhiên, giống như phần lớn các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, BIDV nói chung và BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội n i riêng c sự mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và cho vay.

i u đồ 3.4. Cơ cấu hu độn và dư nợ theo thời hạn

Trong khi nguồn vốn huy động ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn hơn thì dư nợ vay ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Việc tập trung cho vay trung – dài hạn làm chi nhánh không c vốn để đầu tư cho vay đối với khách hàng sản xuất kinh doanh và tiêu dùng nhỏ l tại địa bàn, k o theo kh khăn trong việc mở rộng thị phần, cũng như quảng cáo tiếp thị, mở rộng dịch vụ khác. Với mục tiêu nh m tạo sự cân b ng về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và dư nợ vay, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, BIDV Bắc Hà Nội đã thực hiện chủ trương tăng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn và giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn.

3.2.3.3. Theo ngành kinh tế

ản 3.4. Cơ cấu dư nợ tín dụn theo n ành tại IDV Chi nh nh ắc Hà Nội

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh

2017/2016 So sánh 2017/2018 Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT % Dƣ nợ tín dụng 7,389,155 100 7,514,587 100 7,500,803 100 125,432 0 -13,784 0 Bán buôn và bán l ; 1,855,378 25 1,561,636 21 1,331,588 18 -293,742 -4.33 - 230,048 -3.03 Công nghiệp chế biến, chế tạo 1,197,177 16 1,522,197 20 1,589,483 21 325,020 4.05 67,286 0.93 Hoạt động chuyên môn, KHCN 633,207 34 327,790 4 82,777 1 -305,417 - 29.77 - 245,013 -3.26

Vận tải kho bãi

1,284,287 17 984,819 13 1,189,415 16 -299,468 -4.28 204,596 2.75 Xây dựng 325,641 4 366,090 5 421,007 6 40,449 0.46 54,917 0.74% tế và hoạt động trợ giúp xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội​ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)