Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần hàng hải MACS trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 79 - 82)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THU NHẬP SỐ LIỆU

4.1. Triển vọng và hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

4.1.2. Định hướng phát triển

Để đạt được kết quả như mong muốn trong thời gian tới công ty đã có những định hướng mục tiêu sau:

1. Về nguồn vốn kinh doanh

Công ty luôn luôn chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong những năm gần đây số lượng vốn của công ty tăng lên đáng kể, điều này làm tăng hiệu quả sản xuất của công ty. Dự kiến trong những năm tới công ty cần tăng thêm nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh dự kiến nguồn vốn cần cho ba năm tiếp theo từ năm 2020 đến năm 2022 mỗi năm cần số vốn được thể hiện bảng sau:

Bảng 4.1. Chỉ tiêu vốn vay của MACS từ năm 2020 đến 2022

Đơn vị: tỷ VNĐ Chỉ tiêu Năm 2020 2021 2022 Vốn chủ sở hữu 44 83,3 103,47 Vốn vay 6,8 7,2 9,06 Giá trị tscđ còn lại 7,6 10,8 5,21

Nguồn: báo cáo của công ty MACS

Sở dĩ vốn vay ngân hàng dự kiến tăng qua các năm là do công ty cần vốn để mở rộng sản xuất, mở rộng lĩnh vực kinh doanh. công ty cần vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất nhằm hoàn thành mục tiêu đã đề ra trong đó phần lớn nguồn vốn được đầu tư trang bị hệ thống máy móc hiện đại đồng bộ đã tăng sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm và nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho các công trình phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

2. Về chỉ tiêu nhập khẩu

Nhằm hoàn thành kế hoạch bộ đã đề ra cho công ty trong thời gian tới với việc bảo đảm nguồn cung ứng đầu vào ổn định, phục vụ cho các dự án hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch đã dự kiến. Công ty đã đưa ra chỉ tiêu kế hoạch định hướng nhập khẩu hàng hoá từ năm 2020 đến năm 2022 như sau:

Bảng 4.2. Chỉ tiêu xuất nhập khẩu định hƣớng năm 2020 - 2022

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 1 Tổng doanh số xuất nhập khẩu tỷ VNĐ 85 155 250

2 Lợi nhuận xuất nhập khẩu tỷ 0,95 1,5 2

Ngoài việc tiếp tục mở rộng tìm kiếm thị trường cung ứng nước ngoài doanh nghiệp cũng cố gắng tìm kiếm nguồn cung ứng trong nước có khả năng thay thế các nhà cung ứng nước ngoài. Nhưng với điều kiện giá cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đầu vào phục vụ đáp ứng được tình hình sản xuất.

3. Tình hình nộp ngân sách nhà nước

Đi đôi với việc thực hiện sản xuất kinh doanh, công ty luôn quan tâm đến việc làm và đời sống cán bộ công nhân viên. Qua đó tạo điều kiện cho người lao động ổn định gắn bó với công ty, đoàn kết góp sức thực hiện kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó công ty cố gắng tăng ngân sách cùng với sự mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hoàn thành chỉ tiêu bộ giao.

4. Về chất lượng sản phẩm

Yếu tố đảm bảo cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh hiệu quả là giá cả về chất lượng sản phẩm, nhận thức rõ điều này một mặt doanh nghiệp tìm biện pháp giảm chi phí sản xuất bằng việc sử dụng hiệu quả nguồn lao động trong công ty, thực hiện tiết kiệm nguồn nguyên liệu và tận dụng tốt các phế phẩm để tái sản xuất đồng thời đầu tư thiết bị máy móc hiện đại nhằm nâng cao năng lực sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó tạo dựng uy tín trong lòng khách hàng nâng cao hình ảnh của công ty.

5. Công tác thị trường và quan hệ với khách hàng

Muốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả không chỉ có việc nâng cao sản phẩm, giá thành sản phẩm. Một doanh nghiệp muốn thành công trong doanh nghiệp cần phải làm tốt công tác thị trường và duy trì được lượng khách hàng thường xuyên của doanh nghiệp. Một trong những công cụ của công tác thị trường là đề ra một chiến lược marketing phù hợp mục đích giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đối với khách hàng tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của công ty cần phải có chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo như chế độ bảo hành sản phẩm, khắc phục kịp thời những sự cố do lỗi sản phẩm gây ra nhằm tăng chỉ số hài lòng của khách hàng. Điều này rất quan trọng trong việc tạo dựng uy tín của doanh nghiệp đồng thời lôi kéo được khách hàng tiềm năng.

Thực tế cho thấy rằng dịch vụ hậu mãi trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay là rất kém, kiến thức và thông lệ bán hàng chưa được quan tâm đúng mức mà đây lại là mắt xích quan trọng nhất trong một mạng lưới tiếp thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần hàng hải MACS trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)